BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn QE3. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn QE3. Hiển thị tất cả bài đăng

17/4/14

Chủ tịch Fed: Lạm phát thấp đang là mối đe dọa



Mức lạm phát thấp kéo dài mới là mối đe dọa trước mắt đối với nền kinh tế của Mỹ chứ không phải việc giá cả tăng.

Đó là nhận định của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen đưa ra hôm 16/4 tại Câu lạc bộ Kinh tế New York, tại đó bà nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ duy trì chính sách kích thích thêm một thời gian nữa.
Trong bài phát biểu thứ hai trước công chúng kể từ khi nhậm chức này, bà Yellen không đưa ra dự đoán khi nào sẽ tăng lãi suất lên từ mức gần 0% hiện tại. Thay vào đó, bà nhấn mạnh rằng quyết định đó sẽ tùy thuộc vào sự phục hồi của thị trường lao động và vào diễn biến của lạm phát.
Trả lời câu hỏi của Martin Feldstein, giáo sư Đại học Harvard và là cựu cố vấn của Tổng thống Ronald Reagan, về việc khi nào Fed sẽ để lạm phát tăng lên trên mức 2% để hỗ trợ thêm cho nền kinh tế, bà Yellen trả lời rằng với lạm phát hiện quanh mức 1%, ở thời điểm hiện tại, nên lo ngại về việc lạm phát thấp hơn mức mục tiêu 2% của Fed.
Dĩ nhiên, Fed sẽ cần thắt chặt chính sách để tránh gây ra lạm phát tăng quá mức.
Bà Yellen cho biết Fed không đơn độc trong việc đẩy lạm phát lên. Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng đang cân nhắc thực hiện các biện pháp chính sách đặc biệt để nâng lạm phát tại khối Euro lên, trong khi Nhật Bản đang tìm cách đẩy lùi tình trạng giảm phát.
Chứng khoán Mỹ tăng sau bình luận của bà Yellen khi nhà đầu tư coi điều đó thể hiện Fed sẽ kiên nhẫn chờ cho đến khi kinh tế phục hồi hoàn toàn.
Fed đã giữ lãi suất chủ chốt ở mức gần 0% kể từ đợt khủng hoảng tài chính vào cuối năm 2008 và đã mua hơn 3 nghìn tỷ USD giá trị tài sản để giúp làm giảm chi phí vay và kích thích tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát của Mỹ đã tăng trong tháng 3, tăng trưởng việc làm cũng đã giảm, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức cao là 6,7%
NDHmoney

Nga nhận định có rủi ro đầu tư vào Euro, USD do khủng hoảng Ukraine

Cấm vận từ phương Tây đe dọa các khoản đầu tư bằng Euro, USD của Nga. Việc dùng quỹ tài sản quốc gia cho dự án nội địa cần được tính đến.


Bộ trưởng kinh tế Nga, ông Alexei Ulyukayev cho biết, cấm vận đối với Nga trước khủng hoảng Ukraine đang đe dọa các khoản đầu tư bằng Euro và USD của nước này, đồng thời hối thúc cần phải sử dụng các quỹ tài sản quốc gia cho những dự án nội địa.

Theo Bộ tài chính Nga, hai quỹ đầu tư quốc gia của Nga với giá trị tương đương 175 tỷ USD tính đến cuối tháng 3, thường được phép đầu tư vào các chứng khoán niêm yết bằng USD, Euro và bảng Anh.

Phát biểu với các nhà làm luật hôm nay tại Moscow, ông Ulyukayev cho rằng Nga nên chú ý nghiên cứu kỹ các rủi ro trong việc đầu tư vào các chứng khoán bằng đồng USD và Euro trong bối cảnh địa chính trị hiện tại.

Số liệu ra ngày hôm qua của Kho bạc Mỹ cho thấy, lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của Nga giảm liên tiếp 4 tháng, xuống mức thấp nhất trong 3 năm và còn 126,2 tỷ USD trong tháng 2 so với 131,8 tỷ USD trong tháng 1.

Cấm vận của Mỹ và châu Âu bắt nguồn từ việc Nga sáp nhập khu vực Crimea của Ukraine trong tháng trước. Hành động này đã đẩy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nga tăng lên và đẩy nỗi lo rơi vào suy thoái lên cao khi tăng trưởng kinh tế nước này tụt xuống thấp nhất 4 năm. Với tình hình căng thẳng leo thang tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh lạnh, Mỹ và các đồng minh châu Âu đe dọa khả năng có thêm vòng trừng phạt mới với Nga nếu khủng hoảng vẫn tiếp diễn.

Theo ông Ulyukayev, chính phủ nên xem xét đầu tư vào các công cụ khác, bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng.

Nguồn GAFIN/Bloomberg/NCĐT

14/4/14

Lịch sử các gói QE và chương trình Operation Twist của Fed

Trước đó, từ tháng 11/2008 đến nay, Fed đã tung ra 3 gói QE dưới dạng mua vào trái phiếu để kích thích nền kinh tế. Dù vẫn chưa nhận thấy hiệu quả dài hạn của các nỗ lực này nhưng nhiều người dự báo Fed sẽ tiến hành thu hồi QE trong năm nay. Dưới đây là các cột mốc quan trọng trong quá trình mua trái phiếu của Fed thời gian qua.


1. Ngày 25/11/2008: Fed công bố kế hoạch 800 tỷ USD nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay và thị trường nhà ở

Do hoạt động trên các thị trường tài chính vẫn chưa thể diễn ra thông suốt sau hai tháng gần như đóng cửa nên Fed đã tung ra một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí vay mượn cho người tiêu dùng và người mua nhà.

Ngân hàng trung ương đã công bố kế hoạch mua tới 100 tỷ USD nợ của Fannie Mae, Freddie Mac và Ngân hàng Cho vay mua nhà Liên bang (FHLB) cùng với 500 tỷ USD chứng khoán thế chấp do Fannie, Freddie and Ginnie Mae đảm bảo.


2. Ngày 18/03/2009: Fed tuyên bố mua 300 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn

Fed tuyên bố sẽ mua 300 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn để chặn đứng đà trượt dài của nền kinh tế. Động thái bất ngờ này đã đẩy thị trường chứng khoán tăng vọt và châm ngòi cho đà biến động mạnh trên các thị trường khác. Hơn nữa, đây là tín hiệu cho thấy Fed sẽ gia tăng quy mô của bảng cân đối kế toán lên hơn 4 ngàn tỷ USD.

Sau quyết định của Fed, hợp đồng tương lai vàng và chứng khoán Mỹ phục hồi trong khi đồng USD lao dốc so với các đồng tiền chủ chốt khác. Trên thị trường trái phiếu, giá trái phiếu tăng vọt, đẩy lợi suất lao dốc mạnh nhất kể từ năm 1987.


3. Ngày 03/11/2010: Fed cam kết mua 600 tỷ USD trái phiếu

Fed cam kết tiến hành chương trình mua trái phiếu mới nhằm giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ và động thái này đã gây ra nhiều tranh cãi. Theo đó, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cho biết sẽ mua tới 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn cho đến cuối tháng 6/2011, tương đương khoảng 75 tỷ USD/tháng.

Đây là lần thứ hai Fed tiến hành nới lỏng định lượng sau khi mua vào 1.7 ngàn tỷ USD tài sản liên quan đến nhà ở trong giai đoạn từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2010.


4. Ngày 21/09/2011: Fed công bố chương trình hoán đổi trái phiếu 400 tỷ USD (Operation Twist) nhằm hạ thấp lãi suất cho vay tiêu dùng

Trong thông báo, Fed cho biết sẽ mua 400 tỷ USD chứng khoán kho bạc với kỳ hạn từ 6-30 năm và bán ra một lượng tương đương trái phiếu kỳ hạn từ 3 năm trở xuống đã tới hạn. Chương trình này kết thúc vào cuối tháng 6/2012 và Fed cũng đã công bố kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ số chứng khoán đã đáo hạn để mua vào các chứng khoán thế chấp. Chỉ số Dow Jones sụt mạnh 283.82 điểm (tương ứng 2.5%) xuống 11,124.84 điểm.


5. Ngày 20/06/2012: Fed tăng quy mô “Operation Twist” thêm 267 tỷ USD

Tiếp tục các biện pháp bất thường nhằm thúc đẩy nền kinh tế, Fed cho biết sẽ gia tăng quy mô của lượng trái phiếu dài hạn đang nắm giữ thêm 267 tỷ USD nhằm hạ thấp hơn nữa chi phí vay mượn. Đồng thời, Chủ tịch Ben Bernanke cho biết ngân hàng trung ương sẵn sàng áp dụng thêm các biện pháp khác nếu cần thiết.


6. Ngày 13/09/2012: Fed công bố gói QE3 dưới dạng mua vào chứng khoán thế chấp

Với tỷ lệ 11 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Fed quyết định tung ra gói nới lỏng định lượng thứ ba (QE3) với hình thức mở. Theo đó, hàng tháng Fed cho biết sẽ mua vào 40 tỷ USD chứng khoán thế chấp.

Fed cũng cho biết sẽ giữ nguyên quy mô chương trình “Operation Twist”, tức bán ra trái phiếu ngắn hạn và mua vào trái phiếu dài hạn cũng như dùng lợi nhuận từ các chứng khoán đã tới hạn để tái đầu tư.


7. Ngày 12/12/2012: Fed tuyên bố mua thêm 45 tỷ USD trái phiếu/tháng sau khi thiết lập mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp

Fed công bố chương trình mua trái phiếu mới trị giá 45 tỷ USD/tháng thông qua việc mua vào trái phiếu kho bạc dài hạn nhằm hạ thấp tỷ lệ thất nghiệpFed cho là đang ở mức cao.

Nếu không có động thái này, chương trình mua trái phiếu của Fed sẽ bị cắt giảm vào cuối năm khi Operation Twist hết hạn.


8. Ngày 14/01/2013: Chủ tịch Bernanke hạ thấp rủi ro gây ra lạm phát của gói QE3

Chủ tịch Ben Bernanke đã xoa dịu nỗi lo của một số quan chức ngân hàng và nhà đầu tư về việc chương trình mua trái phiếu của Fed có thể khiến lạm phát tăng cao. Trong bài phát biểu tại Đại học Michigan, Chủ tịch Bernanke nhận định: “Tôi cho rằng lạm phát cao không phải là kết quả của chương trình này”.


9. Ngày 22/05/2013: Chủ tịch Bernanke cho Quốc hội biết có thể sớm cắt giảm QE

Chủ tịch Ben Bernanke cho Quốc hội biết ngân hàng trung ương có thể cắt giảm chương trình mua tài sản trong các tháng tới. Chứng khoán Mỹ trượt dài với Dow Jones giảm 80.41 điểm (tương ứng 0.5%) xuống 15,307.17 điểm.


10. Ngày 19/06/2013: Chủ tịch Bernanke cho biết Fed có thể cắt giảm chương trình mua trái phiếu trong năm nay, tùy thuộc vào triển vọng kinh tế

Người đứng đầu ngân hàng trung ương cho biết Fed có thể bắt đầu rút lại chương trình mua trái phiếu vào cuối năm nay nếu nền kinh tế tiếp tục cải thiện với tốc độ như kỳ vọng của các quan chức Fed. Và Fed có thể chấm dứt hẳn chương trình mua trái phiếu vào giữa năm tới nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ.

Thị trường lập tức chứng kiến cảnh bán tháo, tương tự như kịch bản trước đó vài tuần khi Chủ tịch Bernanke lần đầu đề cập đến khả năng cắt giảm chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu/tháng.

Trong cuộc phỏng vấn được phát sóng một ngày trước đó, Tổng thống Barack Obama nhận định với phóng viên Charlie Rose rằng: “Ben Bernanke hơi giống Bob Mueller - người đứng đầu FBI vì đã giữ chức Chủ tịch Fed lâu hơn so với mong muốn của ông”.

Trên thị trường đã lan truyền các tin đồn về kế hoạch sự nghiệp của Chủ tịch Bernanke nhưng nhận định của Tổng thống Obama buộc những người quan sát Fed bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về thời kỳ hậu Bernanke. Ông Bernanke đã giữ chức Chủ tịch Fed từ năm 2006 và nhiệm kỳ thứ hai của ông sẽ kết thúc vào ngày 31/01/2014.


11. Ngày 18/09/2013: Fed quyết định chưa rút lại QE

Fed khiến các thị trường bất ngờ khi giữ nguyên quy mô chương trình mua tài sản, trì hoãn quyết định thu hồi QE cho đến cuối năm. Cụ thể, với tỷ lệ 9 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Fed giữ nguyên chương trình mua trái phiếu ở mức 85 tỷ USD/tháng do các điều kiện tài chính ngày càng thắt chặt. Sau động thái này của Fed, Dow Jones và S&P 500 vọt lên kỷ lục.

Hiện nhà đầu tư đang ngóng động thái mới của Fed với biên bản họp chính sách tháng 10 sẽ được công bố vào ngày mai, tức thứ Tư (30/10) theo giờ địa phương sau khi cuộc họp 2 ngày của FOMC kết thúc.


12. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố từ tháng 1/2014 sẽ cắt giảm quy mô của chương trình mua trái phiếu hàng tháng bớt 10 tỷ USD còn 75 tỷ USD



13. Fed tiếp tục cắt QE3 bớt 10 tỷ USD khi nhiệm kỳ Chủ tịch Bernanke kết thúc


14. Fed cắt QE3 bớt 10 tỷ USD lần thứ 3 liên tiếp

Đây là lần thứ 3 liên tiếp, ngân hàng trung ương thắt chặt các biện pháp kích thích và động thái này đã thu hẹp quy mô QE3 từ 85 tỷ USD trong năm ngoái xuống còn 55 tỷ USD/tháng

11/4/14

Đồng Dollar đã giảm xuống mức thấp nhất trong tám tháng, Đôla Úc cũng rớt giá



Tuần này, đồng dollar Mỹ đã đạt mức thấp nhất trong 8 tháng qua so với các đồng tiền chủ đạo sau cuộc họp của FED và nó đã làm nản lòng những nhà đầu cơ khi lãi suất của đồng dollar sẽ tăng.
Thị trường tiền tệ tương lai trong tuần này đã cân bằng để tiếp tục tăng điểm cao nhất trong 2 năm, một tín hiệu để các nhà đầu tư không đánh cuộc quá nhiều về sự tăng lãi suất cho vay của Mỹ. Đồng dollar đã có 4 ngày giảm giá liên tục so với đồng Euro trước khi dữ liệu của Mỹ được công bố và áp lực lạm phát vẫn tồn tại. Đồng dollar Úc và New Zealand cũng đã giảm giá mạnh khi chứng khoán Châu Á tiếp tục giảm điểm và đã ảnh hưởng đến nhà đầu tư.
“Đồng dollar đang được bán ra” Kazuo Shirai, một nhà giao dịch chuyên nghiệp của Union Bank Na tại Los Angeles.
“ Lãi suất của Mỹ đang tạo ra một viễn cảnh rằng kinh tế Mỹ đang không được vận hành tốt”
Theo Bloomberg Dollar Index, đã  nhận định rằng đồng Dollar đã có một sự thay đổi nhỏ vào 1,005.53 vào lúc 11:23 giờ Tokyo. Nó đã mất giá 1.1% từ ngày 4/4, đã làm nên kì rớt giá tuần cao nhất từ ngày 9/8/2013.
Đồng dollar tiếp tục mất giá 0.1% đến mức giá $1.3893 mỗi euro, lên tới 1.4%. Đồng Yen cũng đã suy 0.1% và đạt mức 141.14 mỗi euro và đạt mức 101.59 mỗi đôla.

Tập trung vào lạm phát
“Tập trung vào lạm phát, nó có thể tạo nên niềm hứng thú khác thường,” Emma Lawson, một chuyên gia về tiền tế của National Australia Bank, đã viết trong bài báo cáo của mình về US producer-price.
Hợp đồng tương lai về lãi xuất huy động trong 3 tháng ở ngoài Mỹ đã tăng lên 0.15 trong tuần này, cao nhất từ tháng 12/2011. Những nhà hoạch định chính đã cắt giảm gói QE3 xuống còn 55 tỷ dollar . Sau buổi họp ngày 19/3, chủ tịch FED Yellen đã nói rằng ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu nâng lãi suất trong 6 tháng tới khi cắt giảm gói nới lỏng định lượng. Một vài người tham gia trong cuộc họp đã cảnh báo rằng nâng mức dự báo có thể gây ra một số hậu quả.
Đồng dollar Úc đã giảm 0.3% và đạt mức 93.84. Trong khi đó đồng New Zealand đã giảm 0.5% xuống mức 86.39 nhưng vẫn cao hơn 0.5% so với tuần trước. 
Nguồn: Bloomberg 
Dịch: FX4Pro

10/4/14

Bức tranh lớn cho Quý 2

Chúng ta sẽ bắt đầu một quý mới từ tuần này.


Thành thật mà nói thì nó không nhiều thứ mới mẻ để có thể khuấy đảo thị trường. Khi bài đọc bài viết hôm nay, tôi tin rằng bạn sẽ tìm kiếm được những điểm nhấn để thuyết phục mình khi chúng ta đang bước vào Quý 2. Chúng ta đã dự đoán rất nhiều biến động trong quý 1. Nhưng cuối cùng sự thay đổi đã không nhiều. 

Nền kinh tế của Mỹ kết thúc năm 2013 với rất nhiều kì vọng lớn lao về một sự phục hồi. Và chúng ta cũng tiến vào năm 2014 với rất nhiều niềm tin về một năm sẽ tốt hơn. Bức tranh về thị trường lao động đã được khắc họa những gam màu rất sáng. Thị trường chứng khoán và nhà đất đã có một năm rất tuyệt vời, đã thêm vào một khoản tài sản kha khá trên bản giấy báo cáo thu chi cho nhà tiêu dùng.


FED đã khẳng định rằng toàn cảnh bức tranh về nền kinh tế đang được cải thiện bằng cách bắt đầu cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng (QE3). Riêng đối với Nhật Bản thì họ đang lập lại những việc mà FED đã làm trong quá khứ là tung gói kích cầu. Chính phủ Nhật vẫn đang trong quá trình tung gói kích cầu, sẽ cung cấp một khối lượng tiền rất lớn cho thế giới .( sức ép để nâng tỉ lệ lạm phát)


Tất cả đang đi đúng hướng. 
Sau sáu năm ở trong tình trạng khó khăn của nền kinh tế, chúng ta có cần sự xác nhận từ những số liệu của Mỹ để cho rằng nền kinh tế đang đủ cứng cáp để có thể đi theo một xu hướng lên và để có thể có được một năm phát triển? Vâng, chính xác là cần. Và Yếu tố đã không có trong số liệu trong quý 1 và nó đã bị thu giữ lại bởi thời tiết xấu. Khi chúng ta có được những bảng báo cáo về việc làm khi nó cho chúng ta thấy rằng thời tiết đã làm một số người không thể xin được việc làm. Và số lượng người này đã đạt mức cao nhất từ những năm 70, và đây được xem là một trong những mùa đông tồi tệ nhất- một vấn đề gây nhức nhối. 

Không có gì tồi tệ hơn cho những kí giả tài chính về một đề tài đã bị trì trệ. Họ đã mệt mỏi chỉ để xoay quanh một vấn đề, nên mọi thứ cần phải tiếp tục. Họ đã xây dựng ra những câu chuyện mới, những tình tiết mới. Trong trường hợp trên, họ đã lấy thời tiết xấu làm một đề tài mới. Nền kinh tế của Trung Quốc đang trì trệ không phải là một vấn đề mới mẻ. Nó là một quá trình tiến lên trong thời kì hạn chế nợ xấu và tái cân bằng thương mại toàn cầu. Và thấy được những bước cản từ phương Tây và cuộc chơi quyền lực từ những nền kinh tế mà đang chịu những thiệt hại, sau thời kì phát triển bùng nổ về giao dịch thương mại và tín dụng toàn cầu, là một tác dụng phụ đã được dự đoán trước đó. 




Còn tiếp.....

Các chỉ số kinh tế cơ bản


Tiền tệ không tự nhiên trở nên yếu hơn hay mạnh hơn. Phần lớn giá trị tiền tệ được dựa trên sự bảo mật trong sức mạnh kinh tế của 1 quốc gia. Sức mạnh kinh tế được thẩm định bằng những chỉ số quan trọng nhất định được theo dõi rất sát trong giao dịch FX. Khi những chỉ số kinh tế này thay đổi thì giá trị của tiền tệ sẽ dao động.

Tại sao những sự kiện kinh tế lại quan trọng đối với những người giao dịch tiền tệ?

Tiền tệ là sự ủy quyền cho một quốc gia mà nó tượng trưng, tiềm lực kinh tế của đất nước được định giá sẽ thông qua tiền tệ. Những chỉ số kinh tế là thước đo tiềm lực của một nền kinh tế. Điều thách thức ở đây là nền kinh tế của đất nước có theo kịp tiềm lực kinh tế của một đất nước khác nào đó hay không.

Biết rõ thời gian những chỉ số được chuẩn bị công bố rất quan trọng. Theo dõi trong tương lai và biết những tin tức nào sẽ được tung ra và được thị trường đánh giá sẽ giúp người giao dịch dự đoán được xu hướng thị trường.

Tại sao những chỉ số lại quan trọng hơn những thứ khác?

Những điều kiện thị trường hiện tại sẽ ảnh hưởng đến những tin tức nào trên thị trường cho là quan trọng nhất. Quan trọng là bạn đánh giá được những chỉ số kinh tế nào đang chiếm giữ sự chú ý nhất trên thị trường. Ví dụ, khi Mỹ đang gánh chịu 1 số lượng tiền thiếu hụt trong giao dịch, thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu cân bằng thương mại. Tin tức được công bố có thể phân loại khối lượng lớn và những di chuyển về giá. Tuy nhiên, trong sự bùng nổ kinh tế của Mỹ với việc làm cao, thị trường sẽ không tập trung vào nạn thất nghiệp.

Những điều kiện kinh tế có thể thay đổi. Sự thiếu hụt lớn tiền trong giao dịch của Mỹ có thể làm yếu đồng đô la. Khi đồng đô la bị yếu, thị trường sẽ chuyển sự tập trung của nó sang sự lạm phát. Những người theo dõi thị trường sẽ chuyển sự tập trung đến CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) và những quyết định về lãi suất của FOMC.

Ý nghĩa của “hiện thực so với dự đoán của thị trường” là gì?

Bản thân dữ liệu không quan trọng khi nó giảm hay không nếu không có sự kì vọng của thị trường. Bí quyết là biết khi nào dữ liệu sẽ được công bố, thêm vào đó những người dự báo thị trường đang trông mong chỉ số nào.

Một khi bạn biết được kì vọng của thị trường cho chỉ số kinh tế, hãy để ý nếu ý kiến số đông (đồng tình) được thỏa mãn. Sự khác nhau mạnh mẽ giữa sự đồng tình và những kết quả thật sự có thể gây ra sự biến động giá.

Kết quả của sự gia tăng hằng tháng không mong đợi 0.3% trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI), hiện thực không thật sự quan trọng tới những quyết định giao dịch ngắn hạn của bạn vì người ta biết rằng thị trường sẽ trông đợi CPI rớt 0.1%, đó là sự đồng tình.

Hãy đợi đến sau khi bạn tận dụng được từ dữ liệu những cơ hội giao dịch ngắn hạn, thông thường là trong vòng 30 phút đầu tiên kể từ khi được công bố, để phân tích những xu hướng phân nhánh dài hạn của sự gia tăng không mong đợi hằng tháng trong giá tiêu dùng.

Nhớ rằng những chờ đợi của thị trường cho tất cả những thông tin kinh kế được công bố trên lịch kinh tế của chúng ta.

Tại sao những người giao dịch theo kỹ thuật lại chú ý đến tác động của tin tức?

Phân tích kỹ thuật không hoạt động khi những yếu tố thông tin hoặc những dữ liệu kinh tế trở thành tâm điểm chính của thị trường vì những người tham gia sẽ trở nên nhạy cảm với bất kỳ sự phát triển nào. Với sự xem xét giá thị trường trên những kết quả có thể, những tin tức cơ bản được công bố như Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ đã tạo ra những tình huống trên thị trường và không tham gia vào phân tích kỹ thuật như khối lượng và tính đột ngột. Mặc dù kết quả sẽ lại 1 lần nữa không tham gia vào, sự xem xét giá thị trường hàng loạt sinh ra sự đảm bảo rằng các nhà giao dịch đang góp nhặt những giá tốt nhất có sẵn để điền vào những vị trí của họ hơn là áp dụng moving average hàng ngày của bạn hay oscillator.

Tại sao những tin tức kinh tế lại tác động đến giao dịch ngắn hạn?

Bản thân dữ liệu không quan trọng khi nó rớt hay không trong sự chờ đợi của thị trường. Bên cạnh việc biết được khi nào tất cả những dữ liệu được công bố, nó còn rất quan trọng để biết nền kinh tế nào đang dự báo cho chỉ số nào. Ví dụ, biết được kết quả kinh tế của sự gia tăng không mong đợi hằng tháng của chỉ số giá tiêu dùng là 0.3%, hiện thực thì không thật sự cần thiết đến những quyết định giao dịch ngắn hạn của bạn vì nó biết rằng tháng này thị trường đa số đang trông đợi CPI giảm 0.1%.

Phân tích những phân nhánh dài hạn của sự gia tăng không mong đợi hằng tháng về giá có thể đợi đến sau khi bạn tận dụng được dữ liệu để có những cơ hội giao dịch ngắn hạn, thường là trong vòng 30 phút đầu tiên. Sự mong chờ thị trường cho tất cả những tin tức kinh tế được công bố trên lịch kinh tế của chúng ta và bạn có thể theo dõi những mong đợi này vào ngày công bố của chỉ số.

Giao dịch sử dụng tin tức: 5 chỉ số quan trọng thường được theo dõi nhất.

Những thông tin được công bố cơ bản đã trở thành người chuyển dịch thị trường quan trọng. Khi tập trung vào tác động ảnh hưởng của chỉ số kinh tế có giá trên thị trường Forex, có 5 chỉ số kinh tế được theo dõi nhiều nhất bởi vì chúng có tiềm năng phát ra khối lượng và làm thay đổi giá trong thị trường.

Những biên độ giao động trung bình:



Bảng lương Phi Nông nghiệp (Non-Farm Employment Change) – Tỷ lệ thất nghiệp


Tỷ lệ thất nghiệp là thước đo của thị trường lao động. Một trong những cách phân tích thước đo sức mạnh của 1 nền kinh tế là số việc làm được tạo ra. Chỉ số này mạnh chỉ ra sự phát triển của nền kinh tế vì những công ty phải tạo ra năng lực để thỏa mãn nhu cầu.

Lịch công bố: Thứ Sáu đầu tiên của tháng vào lúc 8g30 sáng EST


Những quyết định về lãi suất của FOMC (FOMC Statement -Federal Funds Rate) :

Thị trường mở liên bang thành lập ra giảm giá lãi suất mà Cục dự trữ liên bang tính vào thành viên gởi tiền ở ngân hàng cho những số nợ qua đêm. Lãi suất được thiêt lập trong suốt những cuộc họp FOMC của những ngân hàng khu vực và Cục dự trữ liên bang

Lịch công bố: mỗi năm có 8 cuộc họp. Ngày được biết trước vì thế hãy kiểm tra trên lịch kinh tế.



Cán cân thương mại ( Trade Balance) :


Cán cân thương mại đo sự khác nhau của giá trị hàng hóa và dịch vụ mà 1 quốc gia xuất khẩu và giá trị hàng hoá dịch vụ mà nó nhập khẩu. Cán cân thương mại thặng dư nếu giá trị của hàng xuất khẩu vượt qua hàng nhập khẩu, ngược lại, nếu cán cân thương mại thâm hụt xảy ra nếu hàng nhập khẩu vượt quá hàng xuất khẩu.

Lịch công bố: nói chung thường được công bố vào khoảng giữa của tháng thứ 2 theo sau thời kỳ báo cáo. Bạn nên kiểm tra lịch kinh tế mỗi tháng.


EUR/USD biến động sau khi cán cân thương mại được công bố.


CPI – Chỉ số giá tiêu dùng

CPI là thước đo chính của nạn lạm phát vì nó đo giá của giá cố định hàng hoá tiêu dùng. Giá cao hơn được xem là tiêu cực cho 1 nền kinh tế, nhưng vì ngân hàng trung tâm thường đáp lại sự lạm phát giá bằng cách tăng lãi suất nên thỉnh thoảng tiền tệ phản ứng lại 1 cách tích cực trong những báo cáo của lạm phát cao hơn.

Lịch công bố: hàng tháng – khoảng ngày 13 mỗi tháng vào lúc 8g30 sáng EST


EUR/USD biến động sau khi CPI được công bố.



Chỉ số bán lẻ ( Retail Sales):

Chỉ số bán lẻ là thước đo tổng số lượng hàng hoá đã bán bằng cách lấy ví dụ của 1 cửa hàng bán lẻ. Nó được sử dụng như thước đo của hoạt động tiêu dùng và niềm tin khi những con số bán cao hơn sẽ chỉ ra hoạt động kinh tế tăng.

Lịch công bố: hàng tháng – khoảng ngày 11 mỗi tháng vào lúc 8g30 sáng EST.

8/4/14

Đồng Dollar tiếp tục tăng điểm so với EURO trước cuộc họp của FOMC tuần này.




Đồng dollar tiếp tục tăng điểm so với đồng EURO trong 3 tuần trước cuộc họp của ngân hàng trung ương FED vào cuộc họp vào tháng 3. Những quỹ đầu cơ đã tiếp tục đặt niềm tin mạnh mẽ nhất vào sự vào sự mất giá của USD, nó đã khuất động niềm tin cho những nhà đầu tư lướt song rằng sẽ có sự quay chiều của đồng USD. Đồng Yên tiếp tục tăng điểm so với đồng USD khi mà BOJ sẽ có cuộc họp đầu tiên vào ngày hôm nay khi đất nước này đã nâng thuế bán hàng vào ngày 1/4/2014.
“ Cuộc họp FOMC sẽ thêm vào những gam màu hơn xoay quanh những suy nghĩ của các thành viên”, Imre Speizer,một chuyên gia về chiến lược thị trường của ngân hàng Westpac ở Auckland.
Một đồng dollar Mỹ tương đương $1.3701 mỗi EURO vào lúc 10:28 am giờ TOKYO sau khi đã tăng lên 0.3% tới mức 1.3705. Đồng Yen chỉ có một sự thay đổi từ 103.27 mỗi đồng dollar sau khi tăng lên 0.6% vào ngày 4/4/2014. Cặp EJ đã giao dịch vào mức 141.50 sau khi tăng lên 0.7%, tăng lên 141.54

Cuộc họp của Fed

Cuộc họp FOMC vào ngày 18/3 đã công bố sẽ giảm giá trị gói QE3 xuống còn 55 tỷ dollar. Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen nói rằng ngân hàng trung ương có thể nâng lãi xuất cho vay trong vòng 6 tháng tới sau khi cắt giảm hoàn toàn gói QE3.
Đồng Yên Nhật đã tăng giá sau khi bảng lương phi nông nghiệp được công bố với số liệu thấp hơn mức dự đoán của các nhà kinh tế. Sự sụt giảm về lợi tức trái phiếu chính đã làm giảm sức hấp dẫn của đồng Dollar với những nhà đầu tư Nhật.

“ Những thông tin về việc làm đã cho thấy sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ vẫn còn khá chậm chạp, nhưng sự kì vọng của thị trường đã quá cao” theo ông Kengo Suzuki, một chuyên gia tiền tệ của công ty chứng khoán Mizuho tại Tokyo. Ông cũng nói thêm rằng: “ Chúng tôi không thấy được áp lực việc mua đồng Yên trước khi BOJ đưa ra kết quả trong cuộc họp sắp tới”

Ngân hàng trung ương Nhật có thể sẽ nâng lượng tiền gấp đôi ETF trong vài tháng tới. BOJ sẽ không thay đổi chính sách vào kì họp tới.

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức