BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

18/7/14

Cổ phiếu rớt giá, vàng tăng giá

Thị trường chứng khoán đã nhuộm màu đỏ và đã rớt xuống giá mức thấp nhất vào ngày hôm qua. Chi số Dow rớt xuống 88 điểm, chỉ số S&P 500 rớt 14 điểm, và chỉ số Nasdaq rớt xuống 42 điểm.

Tin từ Interfax nói rằng máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysian Airlines rơi gần biên giới của Nga. Sau khi tin tức truyền đi từ trang Interfax, giá vàng đã tăng vọt rất mạnh mẽ, và chỉ số VIX cũng tăng vọt lên 10%. Đó là một buổi sáng bận rộn trước khi tin tức về việc rớt máy bay, cổ phiếu ở Châu Âu và Nga đã rớt giá sau khi Mỹ công bố sắc lệnh trừng phạt Nga.

Đây là biểu đồ của các chỉ số chứng khoán trên thế giới sau khi thông tin về việc rớt bay ở Ukraine.

 Theo Google Finance

Biểu đồ giá vàng sau khi tin tức được công bố.









15/7/14

USD tăng giá trước phiên điều trần của chủ tịch Fed

Ngày 15 và 16/7 giờ Việt Nam, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có buổi điều trần trước Quốc hội.

Đồng bạc xanh tăng giá trước phiên điều trần của chủ tịch FED

Chỉ số đôla WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác - tăng 0,03% lên 72,86 điểm.

Đầu tuần, thị trường không có nhiều số liệu kinh tế nên giới đầu tư giao dịch theo tín hiệu từ chứng khoán Mỹ và lợi suất trái phiếu. Cụ thể, lợi suất trái phiếu đã tăng trở lại sau khi giảm mạnh trong tuần trước, thúc đẩy sức hấp dẫn của USD. 

Trong bài phát biểu ngày 14/7, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho biết, euro tăng giá manh sẽ là rủi ro lớn đối với kinh tế khu vực đồng euro. 

Hiện tại, cặp tỷ giá USD/EUR gần như đi ngang so với phiên giao dịch cuối tuần trước sau bài phát biểu của ông Draghi. Euro giao dịch ở 1,362 USD/EUR. 
Diễn biến tỉ giá của USD/EUR
ECB vốn là ngân hàng có truyền thống không can thiệp vào thị trường tiền tệ đã phải thay đổi chiến thuật nhằm kiềm chế giảm phát. 
Trong khi đó, USD tăng so với yên, giao dịch ở 138,34 JPY/USD. 
Diễn biến tỉ giá của JPY/USD
Ngoài những phát biểu của chủ tịch Fed trong 2 phiên điều trần ngày 15 - 16/7 giờ Việt Nam, giới đầu tư cũng sẽ tập trung vào một chuỗi các số liệu kinh tế Mỹ, như doanh số bán lẻ, số nhà khởi công xây dựng.

Nguồn: Gafin




SPDR tăng nắm giữ vàng lên 808,73 tấn

Ngày 14/7, SPDR tiếp tục tích trữ vàng trong bối cảnh giá vàng giảm mạnh nhất 7 tháng.
Quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR mua vào gần 8,2 tấn vàng trong ngày 14/7 sau khi đã tích trữ thêm khoảng 17 tấn trong gần 1 tháng, từ ngày 16/6 đến 11/7.

Tính đến ngày 14/7, lượng vàng SPDR nắm giữ đã tăng lên 808,73 tấn, ghi nhận mức cao nhất kể từ ngày 8/4. Tuy nhiên, tổng tài sản của quỹ lại giảm xuống 33,95 tỷ USD, giảm 382,57 triệu USD so với phiên giao dịch ngày 11/7.
SPDR nâng khối lượng dự trữ 
Nguyên nhân tổng tài sản của SPDR giảm là do giá vàng giao tháng 8 giảm 30,7 USD xuống 1.306,7 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 14/7 (giờ Mỹ) sau khi căng thẳng trong hệ thống ngân hàng Bồ Đào Nha đã dịu bớt. Khối lượng giao dịch cao hơn 66% so với mức trung bình 100 ngày.

Vàng giảm giá đã kích thích giới đầu tư ồ ạt mua vào trong thời gian gần đây. Biên bản cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy, các nhà hoạch định chính sách chưa thể thống nhất thời gian tăng lãi suất sau khi kết thúc chương trình mua tài sản vào tháng 10. Ngày 7/7, Ngân hàng Goldman Sachs cùng với JPMorgan và Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ cùng dự đoán rằng, Fed sẽ tăng lãi suất sớm hơn vào quý III/2015 so với dự kiến (quý I/2016).

Trong khi đó, thị trường vàng vật chất cũng khá bất ngờ khi tân chính phủ Ấn Độ thông báo sẽ duy trì chính sách hạn chế nhập khẩu vàng trước đó. Theo đó, thuế nhập khẩu vàng tăng lên 10% so với mức 2% trước đó và 20% khối lượng vàng nhập khẩu phải được chế tác để tái xuất khẩu, nhằm kìm hãm tình trạng trượt giá của đồng rupee và giảm thâm hụt tài khoản vãng lai.
Nguồn:Gafin

14/7/14

Paul Krugman: Cần có Abenomics cho châu Âu

Paul Krugman vừa có bài trả lời phỏng vấn trên tờ Les Echos (Pháp) bình luận về động thái mới nhất của ECB cũng như giải pháp cho Eurozone nói chung.

Paul Krugman - giáo sư danh dự trường đại học Princeton, chủ nhân giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2008 - đã chỉ trích việc tiếp tục chính sách thắt lưng buộc bụng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo tại châu Âu làm theo Nhật Bản - quốc gia đã đưa ra các biện pháp đột phá, được gọi là "Abenomics" (được khởi bởi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe), nhằm đưa quốc gia châu Á này thoát khỏi bẫy giảm phát. Cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), các chính phủ các nước thành viên Eurozone cũng phải chi tiêu ngân sách nhiều hơn và kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Paul Krugman kêu gọi Eurozone tiến hành các biện pháp kích thích kinh tế đột phá và toàn diện tương tự như Abenomics của Nhật Bản

ECB: Hành động chậm trễ và ít hơn kỳ vọng
Đánh giá về một loạt các biện pháp nới lỏng tiền tệ (giảm lãi suất trong đó có lãi suất tiền gửi âm, hỗ trợ tín dụng dài hạn) vừa được ECB công bố ngày 5/6 vừa qua, Krugman cho rằng: "Tôi cảm thấy vui mừng khi thấy ECB rất nghiêm túc trong tình huống hiện nay". Ngoài ra, những tuyên bố trên có "đôi chút ít hơn mong đợi" khi những quyết định được đưa ra vào thời điểm muộn hơn so với những sự việc đã xảy ra. Krugman cho rằng các biện pháp của ECB không giải quyết được những khó khăn lớn đang tồn tại xuyên khắp các quốc gia thành viên Eurozone. 
Đặc biệt, 400 tỷ Euro hỗ trợ tín dụng dài hạn dành cho các ngân hàng (trong khuôn khổ chương trình hoạt động tái cấp vốn dài hạn theo hạn mục tiêu - TLTROs) để thúc đẩy tín dụng gia tăng thực sự là số tiền "không thấm vào đâu". Chương trình theo gói hoạt động tái cấp vốn dài hạn (LTROs) trước đó đã có trị giá lên đến 1.000 tỷ Euro nhưng vẫn thất bại trong cả hai mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và nâng cao tỷ lệ lạm phát. 
Theo Krugman, cần số tiền lớn hơn nhiều và cụ thể cần áp dụng những biện pháp khác để chuyển số tiền đó đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Eurozone. Krugman đưa ra gợi ý, chương trình nhắm đến hỗ trợ cho doanh nghiệp xử lý những khoản nợ ngắn hạn đã được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiến hành có thể là một ví dụ để châu Âu làm theo. 
Cuối cùng, ECB và Fed - hai Ngân hàng Trung ương quyền lực nhất thế giới cũng đang trải qua xu hướng khá giống nhau, tức đều theo khuynh hướng nới lỏng tiền tệ một cách mạnh mẽ, Krugman nhận xét. Tuy nhiên, ngay trong nội tại châu Âu, môi trường chính trị của các quốc gia lại rất khác nhau và điều đó lại chính là hạn chế đối với khu vực đồng tiền chung. 

Châu Âu có thể thoát khỏi bẫy giảm phát?
Thoát khỏi tình trạng lạm phát thấp là một nhiệm vụ khó khăn và dường như bất khả thi. Châu Âu cần bắt đầu những chính sách như Abenomics, nói cách khác làm như những gì Nhật Bản đã làm. Đó là ví dụ thực sự của một quốc gia đã lâm vào giảm phát và cũng có những đặc điểm chung với châu Âu như dân số đang lão hóa, cầu tiêu dùng cá nhân yếu,... Điều này có nghĩa phải từ bỏ mục tiêu lạm phát 2% bởi vì mục tiêu đó quá thấp để có thể thi hành chính sách nới lỏng tài khóa tạm thời nhằm hỗ trợ nền kinh tế và thông qua một số chương trình cải cách cấu trúc lớn và ấn tượng. 
Tuy nhiên, cho đến nay Eurozone vẫn chưa lâm vào giảm phát chung như Nhật Bản. Krugman cảnh báo: "Không được để cho tỷ lệ lạm phát chung xuống dưới 0%". Hiện con số này ở Eurozone đang ở 0,5% trong tháng 5. 
Nếu tỷ lệ lạm phát âm, sẽ thật tai hại đối với các quốc gia đang phải đối mặt gánh nặng nợ cao dù đó là nợ của hộ gia đình hay nợ của Chính phủ. Bởi lạm phát càng thấp càng làm trầm trọng hơn các vấn đề liên quan đến nợ. 
Ngoài ra, cũng không nên lầm tưởng rằng chỉ có các nước lâm vào khủng hoảng nợ trước đây mới phải đi đầu trong nỗ lực chống giảm phát trong nước. Tây Ban Nha có thể có thặng dư tài khoản vãng lai, nhưng nước này cũng không thể không lo lắng về giảm phát. Và cuối cùng nên nhớ rằng, Đức - đầu tàu kinh tế trong khối Eurozone cũng đang có tỷ lệ lạm phát quá thấp. 
Nguồn:Gafin

9/7/14

Nguồn dự trữ ngoại hối đang đổ vào Châu Á.

Hồng Kong - Ngân hàng trung ương Châu Á đã bắt được đồng dollar và các đồng ngoại tệ khác vào tháng 6 này với tốc độ nhanh nhất từ năm 2011, đưa nguồn dự trữ ngoại hối lên số 7.47 nghìn tỷ đôla, một trong những kỷ lục, trong nỗ lực bảo vệ nền tài chính trước những đợt sóng của những nguồn vốn giá rẻ. 


Dựa trên những dữ liệu mới nhất từ Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan tất cả đều đã đạt mức cao nhất, trong khi đó nguồn dự trữ dollar của Nhật đã tăng lên 1.28 nghìn tỷ đôla. Theo những chuyên gia dự đoán của Citigroup rằng Trung Quốc sẽ đạt mức dự trữ cao kỷ luật 3.99 nghìn tỷ đôla trong tuần nay. 

Sự dao động trong dự trữ ngoại hối tăng mạnh là do Bộ trưởng tài chính Jacob Lew đã tạo áp lực lên người đồng nhiệm Trung Quốc về việc thả nổi đồng nhân dân tệ theo cơ chế thị trường. Vào tuần trước, Ông Jacob Lew đã hứa với Trung Quốc sẽ giúp đỡ họ giữ giá đồng nhân dân tệ, và có rất nhiều tranh cãi rằng việc Trung Quốc tăng lượng dự trữ ngoại hối và cho rằng dự trữ đồng nhân dân tệ quá thấp.

Những nước xuất khẩu lớn nhất Châu Á đã mua một lượng tiền dollar lớn trước đó và giữ cho đồng tiền nội tệ của họ ở mức thấp nhất và cạnh tranh. Trong những năm gần đây, những ngân hàng trung ương trong khu vực đã sử dụng rất lớn lượng tiền dự trữ ngoại hối như là một vật đệm để chống lại dòng chảy của đồng tiền được tạo bởi những gói nới lỏng định lượng của các ngân hàng trung ương. Gói nới lỏng định lượng được sử dụng bởi Mỹ, Nhật và Châu Âu, trong một nỗ lực đưa một lượng tiền lớn vào nền kinh tế thông qua việc mua một lượng lớn tài sản như trái phiếu đã cho thấy những dấu hiệu rất là tích cực. 

Châu Á không được vui trong vấn đề mua lại dòng dự trữ ngoại hối,” Frederic Neuman, một trong những nhà nghiên cứu của HSBC tại Hong Kong. 

Dòng chảy của đồng tiền thật sự rất ấn tượng sau khi gói QE được tung ra. Trong khi FED đã tung ra 353 tỷ đôlả vào nền kinh tế trong năm nay trong một nỗ lực khôi phục lại sự phát triển của nền kinh tế, nhà đầu từ đã đổ vào 150 tỷ đôla vào các thị trường đang nổi trong khoảng cùng thời gian.

Còn tiếp.....


12/5/14

Dự trữ ngoại hối - Gánh nặng lớn với Trung Quốc



Khi vượt qua một mức nào đó, chi phí nắm giữ dự trữ ngoại tệ có thể vượt quá những lợi ích mà dự trữ đem lại.



Hãng tin Bloomberg trích dẫn lời nhận định của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc đang trở thành một vấn đề gây đau đầu đối với chính phủ nước này bởi có thể gây nên lạm phát trong dài hạn. Ông Lý cũng cam kết sẽ giảm thặng dư cán cân thương mại của nước này.

Quý I vừa qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng thêm 130 tỷ USD, lên mức cao kỷ lục 3.950 tỷ USD. Đây cũng là mức cao nhất thế giới.

Chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ giữ dự trữ ngoại hối ở mức hợp lý bằng cách giảm can thiệp vào thị trường tiền tệ. “Nói một cách rõ ràng thì dự trữ ngoại hối đã trở thành gánh nặng cho chúng ta, bởi dự trữ được chuyển thành tiền cơ sở và sẽ ảnh hưởng đến lạm phát”, ông Lý nói. 

Ông cũng cho rằng đối với trường hợp Trung Quốc, cán cân thương mại không cân bằng cũng khiến các biện pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô chịu nhiều sức ép. Do đó, Trung Quốc sẽ từng bước dần dần giảm thặng dư thương mại với các nước khác trên thế giới. 

Yi Gang, chuyên gia đến từ NHTW Trung Quốc, tháng 11 năm ngoái đã cảnh báo khi vượt qua một mức nào đó, chi phí nắm giữ dự trữ ngoại tệ có thể vượt quá những lợi ích mà dự trữ đem lại. Trong những tháng gần đây, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc cũng đã giảm xuống trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm tốc. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra nguy cơ lạm phát trong dài hạn, khi chính phủ giảm bớt can thiệp vào giá điện nước và tài nguyên. 

Nguồn CafeF/Trí Thức Trẻ

Giới đầu tư lại dự báo sai giá vàng khi Fed liên tục nới lỏng tiền tệ


Giới đầu tư vàng đánh giá sai về giá vàng tuần thứ 2 liên tiếp do triển vọng cắt giảm kích thích của Fed đã kéo giảm giá hợp đồng kỳ hạn.


Ngày 6/5, các quỹ tài sản tăng vị thế mua ròng dài hạn lên cao nhất kể tháng 2. 

Ngày 7/5, giá vàng giảm mạnh nhất trong 3 tuần sau khi chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen nhận định, đợt cắt giảm thứ 4 của chương trình mua trái phiếu hàng tháng mà ngân hàng trung ương đề ra là phù hợp vì nền kinh tế Mỹ đã đạt được đà tăng trưởng cơ bản và đầy đủ.

Trong 14 tuần kể từ tháng 1, giới đầu tư đã 7 lần đặt cược sai khi giá vàng giảm 8,9% sau khi chạm mốc cao nhất 6 tháng vào ngày 17/3. Bà Yellen phát biểu vào ngày 7/5 rằng, mặc dù lãi suất sẽ ở mức cận 0 thêm một khoảng thời gian đáng kể nữa nhưng các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục giảm tốc độ của chương trình mua tài sản như đã tính toán.

Giá hợp đồng kỳ hạn của vàng giảm 1,2% xuống 1.287,60 USD/ounce vào tuần trước, và tăng 7,1% trên sàn Comex tính đến thời điểm hiện tại của năm 2014. 

Theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ, vị thế mùa ròng dài hạn của vàng tăng 14% lên 102.895 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn tính đến ngày 6/5, đánh dấu mức cao nhất 5 tuần. Các hợp đồng ngắn hạn đặt cược vào sự giảm giá của vàng giảm 1,3% xuống 28.320 hợp đồng.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã cắt giảm thêm 10 tỷ USD chương trình mua trái phiếu hàng tháng. Ngày 5/5, Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ tiếp tục giảm xuống 1.050 USD/ounce vào cuối năm 2014 do nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ.

Ngày 8/5, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm 26.000 đơn xuống 319.000 đơn tính đến ngày 3/5. Nắm giữ của các quỹ ETF vàng giảm tuần thứ 8 liên tiếp và là đợt giảm dài nhất kể từ tháng 1/2014.

Ngày 7/5, bà Yelllen cho biết, kinh tế Mỹ vẫn cần điều tiết tiền tệ ở mức độ cao do thị trường nhà đất suy thoái cùng với căng thẳng địa chính trị leo thang.

Giá vàng đã chạm mốc cao nhất 3 tuần vào ngày 5/5 do nhu cầu về vàng với tư cách là tài sản trú ẩn tăng cao khi chính phủ Ukraine và các phần tử ly khai thân Nga xảy ra bạo lực dẫn đến thương vong. Phương Tây tiếp tục áp dụng những biện pháp trừng phạt Nga vì cho rằng nước này là nguyên nhân gây ra bất ổn tại miền đông Ukraine sau khi sáp nhập Crimea vào tháng 3.


Nguồn Theo DVO/ Bloomberg

8/5/14

Thị trường lao dốc, VN-Index mất hơn 34 điểm


Phiên giảm điểm sáng nay có thể coi là một trong những phiên giảm điểm mạnh nhất từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu hoạt động.

Sàn HNX chốt phiên sáng với gần 81 triệu đơn vị được chuyển giao. Chỉ số HNX-Index giảm 5,3 điểm, tương ứng 6,92%, tạm dừng tại 71,26 điểm.

Toàn thị trường kết phiên sáng chỉ còn lại vỏn vẹn 19 mã tăng điểm nhưng các mã này cũng chỉ được giao dịch rất ít. Trong khi đó, số mã giảm điểm ở mức 489 mã với 346 mã giảm sàn. Phiên giảm điểm sáng nay có thể coi là một trong những phiên giảm điểm mạnh nhất từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu hoạt động.

Điểm nhấn hỗ trợ trong phiên sáng nay là khối ngoại tham gia mua vào khá tích cực. Kết phiên sáng, khối này mua vào hơn 8,5 triệu cổ phiếu trên HOSE và hơn 2 triệu cổ phiếu trên HNX. Đây là phiên mua vào mạnh thứ 5 kể từ đầu quý 2 đến nay và là phiên mua vào mạnh nhất trong 2 tuần trở lại.

11h18: Giảm gần 35 điểm

Vào thời điểm này, chỉ số VN-Index giảm 34,54 điểm, tương ứng 6,17%, tạm giao dịch quanh 525,43 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 100 triệu đơn vị, tương ứng 1.900 tỷ đồng.

Trên cả hai sàn có 334 mã giảm sàn.

11h03: Thị trường chưa ngừng rơi, VN-Index giảm hơn 32 điểm

VN-Index đang giảm 32,28 điểm vào lúc 11h03, tương ứng giảm 5,76% và xuyên thủng mốc 530 điểm để tạm giao dịch quanh 527,69 điểm.

Chỉ số HNX-Index giảm 4,98 điểm, hay 6,5%, giao dịch quanh 71,57 điểm.

10h47: VN-Index lại giảm hơn 30 điểm

279 mã giảm sàn và VN-Index giảm 30,34 điểm, gần bằng mức giảm vào lúc 9h34. HNX-Index thì đã giảm hơn 6%.

Sau khoảng thời gian bắt đáy khi thị trường giảm hơn 30 điểm, lực mua cho dấu hiệu cạn dần, trong khi đó, lực bán tiếp tục gia tăng đẩy chỉ số quay lại mức giảm hơn 30 điểm.

Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức hơn 152 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2.116 tỷ đồng.

Tính từ thời điểm VN-Index giảm hơn 30 điểm đến 10h40, khối lượng giao dịch đã tăng gần 100 triệu đơn vị cho thấy lực cầu mua vào vẫn còn hiện diện. Tuy nhiên, tâm lý lo ngại đợt giảm làm lực cầu bắt đáy này dần cạn kiệt, trong khi đó, lực bán tỏ ra rất dứt khoát đưa hàng loạt cổ phiếu về dư bán ở mức giá sàn.

10h38: 244 mã giảm sàn

Hai sàn có 244 mã giảm sàn với hiện tượng “trắng bên mua” bắt đầu xuất hiện trên diện rộng.

Chỉ số VN-Index theo đó đang giảm 26,77 điểm, tương ứng 4,78%, giao dịch quanh 533 điểm. Trong khi đó, HNX-Index lại giảm mạnh hơn khi mất 4,32 điểm, hay 5,64%, giao dịch quanh 72,24 điểm.

10h05: Cổ phiếu ngành Chứng khoán giảm hơn 7%

Lực hồi mặc dù xuất hiện nhưng chưa đủ để kéo thị trường. Tính đến 10h05, chỉ số VN-Index giảm 23,08 điểm, tương ứng 4,12% về 536,89 điểm. Còn HNX-Index giảm 3,67 điểm, tương ứng 4,79% về còn 72,89 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức 102 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.300 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngành Chứng khoán đang bị bán mạnh nhất, tính đến thời điểm hiện tại ngành này giảm 7,22% với hàng loạt cổ phiếu lớn trong ngành như BVS, KLS, SSI, HCM, AGR,… nằm sàn hay ngấp nghé mức sàn.

Một số ngành dẫn dắt khác như Ngân hàng, Bảo hiểm, Khai khoáng, Bất động sản, Xây dựng cũng đều giảm trên 4%. Toàn thị trường chỉ có vỏn vẹn 22 mã tăng điểm. Trong khi đó, số mã giảm điểm hơn 414 mã với 191 mã giảm sàn.


Bảng các nhóm ngành tính đến 10h05 phiên ngày 08/05


9h50: Đà giảm thu hẹp

Thị trường đang cho dấu hiệu phục hồi trở lại, những cổ phiếu cơ bản tốt đang là tâm điểm được mua vào đáng kể. Có thể kể đến một số cổ phiếu với lực mua đang dần gia tăng mạnh như GAS, SSI, HAG, DPM,… Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu đầu cơ như AGR, FLC, ITA, OGC,… cũng đang được nhà đầu tư quan tâm mua vào trở lại.

Khối ngoại đến thời điểm hiện tại cũng tham gia mua vào nhưng không quá mạnh. Giao dịch tích cực ở một số cổ phiếu như GAS, HCM, HPG, PVD, VCB,…

VN-Index theo đó chỉ còn giảm 17,83 điểm, tương ứng 3,18%, tạm lấy lại mốc 540 điểm. Khối lượng giao dịch trên HOSE đạt hơn 44 triệu đơn vị, tương ứng 715 tỷ đồng.

Trên HNX, hơn 36 triệu đơn vị đã được chuyển giao nhưng chỉ số HNX-Index vẫn chưa cho thấy sự hồi phục khi vẫn giảm 4,11%, tạm giao dịch quanh 73,41 điểm.

9h34: VN-Index giảm 30,5 điểm, tương ứng giảm 5,44%, giao dịch quanh 529,48 điểm.
Diễn biến VN-Index đầu phiên 08/05/2014


Nguồn: VietstockTrader

9h30: VN-Index đã mất gần 29 điểm, tương ứng 5,14%. Toàn sàn HOSE có 112 mã giảm sàn.

9h24: VN-Index giảm gần 17 điểm, tương ứng hơn 3%, tạm lùi về dưới 540 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 2,77 điểm, hay 3,69%, tạm giao dịch quanh 73,69 điểm.

Việc giảm mạnh ngay đầu phiên càng làm tâm lý nhiều nhà đầu tư trở nên hoang mang, chính vì thế lực bán xảy ra khá dứt khoát đưa hàng loạt cổ phiếu giảm sàn kéo thị trường giảm gần 30 điểm chỉ trong hơn 30 phút đầu giao dịch. Đây có thể là phiên giảm điểm mạnh nhất trong suốt quá trình giao dịch của thị trường chứng khoán.

Thông tin tác động lúc này là việc một vài ông lớn có kết quả kinh doanh không mấy khả thi như GAS với kết quả công ty mẹ lãi ròng giảm cả nghìn tỷ trong quý 1/2014 hay REE lãi ròng hợp nhất giảm gần 40%,…

Tuy nhiên, một thông tin bên lề về tình hình căng thẳng trên biển Đông (Trung Quốc đặt giàn khoan trên phần lãnh thổ của Việt Nam) cũng làm nhà đầu tư trở nên lo lắng nhiều phần.


Nguồn Internet

USD tăng giá trước cuộc họp ECB


Giới đầu tư đang hướng về quyết định chính sách của ECB trong ngày 8/5 trong bối cảnh lạm phát thấp và có khả năng ngân hàng sẽ nới lỏng thêm.



Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh - tăng lên 79,238 điểm. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác - tăng lên 72,54 điểm.

Euro giảm xuống giao dịch ở 1,3910 USD/EUR so với 1,3928 USD/EUR trong phiên giao dịch cuối ngày 6/5. Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ họp chính sách và công bố quyết định cuối cùng trong ngày 8/5 với dự báo sẽ không có sự thay đổi trong chính sách.


Trong khi đó, ngày 7/5, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen nhấn mạnh, vẫn cần duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng do nền kinh tế vẫn trì trệ.

Trong phiên điều trần trước Hội đồng Kinh tế, bà Yellen từ chối nói về thời điểm tăng lãi suất sau khi Fed kết thúc chương trình mua trái phiếu hàng tháng. Bà cho biết, sẽ theo dõi những diễn biến trên thị trường nhà đất.

USD tăng giá so với yên, giao dịch ở 101,90 JPY/USD so với 101,68 JPY/USD trong phiên giao dịch cuối ngày 6/5. USD giảm 3,2% so với yên tính đến thời điểm hiện tại của năm 2014.


Trong năm nay, USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác ngay cả khi Fed tiếp tục giảm tốc độ của chương trình mua trái phiếu hàng tháng và nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, cam kết của Fed giữ mức lãi suất thấp sau khi kết thúc chương trình kích thích là do sự suy yếu của USD. Tăng lãi suất sẽ khiến các tài sản của Mỹ thu hút giới đầu tư nhiều hơn. Một lý do khác có thể là các nhà quản lý ngân hàng dự trữ đã tăng cường tích trữ trái phiếu chính phủ Mỹ, khiến lợi suất giảm xuống.

Đô la Úc giảm xuống giao dịch ở 93,28 USD/AUD so với 93,56 USD/AUD trong phiên giao dịch cuối ngày 6/5.


Số liệu cho thấy, tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ tại Trung Quốc đang chậm lại với chỉ số PMI dịch vụ theo HSBC, giảm xuống 51,4 điểm trong tháng 4 so với 51,9 điểm trong tháng 3. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc.

Bảng Anh giảm giá, giao dịch ở 1,6955 USD/GBP từ 1,6978 USD/GBP trong phiên giao dịch cuối cùng của ngày 6/5. Ngân hàng Anh sẽ công bố quyết định chính sách trong ngày 8/5 với dự báo sẽ không có sự thay đổi đáng kể.

Theo Reuters, ngày 7/5, Tổng thống Nga cho biết sẵn sàng đàm phán để giải quyết khủng hoảng tại Ukraine với lãnh đạo của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu. Ông Putin cũng kêu gọi các phần tử ly khai thân Nga tại phía đông nam của Ukraine hoãn cuộc trưng cầu dân ý.


Nguồn Theo DVO/ Market Watch

Chủ tịch Fed vẫn cam kết kích thích kinh tế


“Nhiều người Mỹ muốn có việc làm vẫn đang thất nghiệp và lạm phát thì cách xa mức mục tiêu 2%”, Janet Yellen phát biểu trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen khẳng định một cách rõ ràng rằng bà tin tưởng nền kinh tế vẫn cần đến các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ. Đã 5 năm sau khủng hoảng nhưng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát vẫn cách xa mục tiêu của Fed.

“Chính sách tiền tệ linh hoạt vẫn được đảm bảo”, bà Yellen phát biểu trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ. “Nhiều người Mỹ muốn có việc làm vẫn đang thất nghiệp và lạm phát thì cách xa mức mục tiêu 2%”, bà nói.

Bà Yellen cũng nhấn mạnh những điểm yếu của thị trường lao động Mỹ như số người thất nghiệp dài hạn ở mức cao ngay cả khi triển vọng kinh tế đã được cải thiện.

Theo Michelle Meyer – chuyên gia kinh tế tại Bank of America, Chủ tịch Fed muốn nhắc lại rằng vẫn còn những khó khăn phía trước và còn quá sớm để nghĩ đến việc cắt bỏ hoàn toàn chính sách kích thích kinh tế. 

Bà cũng liên tiếp từ chối đưa ra thời điểm cụ thể khi nào sẽ nâng lãi suất. “Không có công thức hoặc lộ trình cụ thể nào cho thời điểm đó”, bà nói. 

Janet Yellen nhận định thị trường nhà ở vẫn là một rủi ro đối với kinh tế, bên cạnh những rủi ro như căng thẳng địa chính trị leo thang và căng thẳng tài chính ở các thị trường mới nổi. 


Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

Warren Buffett sắp thực hiện thương vụ lớn nhất từ trước đến nay?


Tỷ phú giàu thứ 3 thế giới cho biết đang tìm kiếm đối tượng để giải ngân số tiền mặt 49 tỷ USD của Berkshire.

Phát biểu tại đại hội cổ đông thường niên của Berkshire Hathaway hôm 3/5 vừa qua, Warren Buffett cho biết ông sẵn sàng hợp tác với 3G Capital để thực hiện một thương vụ lớn khác sau thương vụ thâu tóm Heinz năm ngoái. Theo số liệu của Bloomberg, các công ty thực phẩm Kellogg Co., Kraft Foods Group Inc. và General Mills Inc. (mỗi công ty có giá trị hơn 20 tỷ USD) sẽ phù hợp với mục tiêu của Berkshire và 3G.

Tỷ phú giàu thứ 3 thế giới cho biết đang tìm kiếm đối tượng để giải ngân số tiền mặt 49 tỷ USD của Berkshire. Theo ước tính của ngân hàng Barclays Plc, Berkshire có đủ khả năng thực hiện thương vụ lên tới 50 tỷ USD và đây sẽ là thương vụ thâu tóm lớn nhất từ trước đến nay của Berkshire. Kỷ lục trước đó thuộc về vụ mua lại công ty đường sắt Burlington Northern Santa Fe Corp. với giá 34,5 tỷ USD cách đây 4 năm.

Jeff Matthews – một cổ đông của Berkshire và là người đã có một vài cuốn sách viết về tập đoàn này – cho rằng Berkshire có thể dễ dàng thực hiện thương vụ trị giá 50 tỷ USD. Hợp tác với 3G, tập đoàn có thể mua lại một công ty “không nhất thiết nằm trong các ngành cốt lõi như năng lượng hoặc đường sắt và phù hợp với Heinz. 

Berkshire không trả cổ tức và do đó Buffett có thể tìm kiếm những cơ hội thâu tóm quy mô lớn. Trong 12 tháng tính đến tháng 3 vừa qua, hoạt động kinh doanh bao phủ các ngành năng lượng, bảo hiểm, sản xuất, vận tải và giờ đây là nước sốt đã đem về cho Berkshire 26,6 tỷ USD tiền mặt. 

Trong đại hội cổ đông vừa qua, Buffett cũng khẳng định ông và đối tác Charles Munger đang tập trung thâu tóm các công ty lớn tạo ra giá trị “bền vững hơn”. Ông cũng cho biết có nhiều khả năng Berkshire sẽ hợp tác với 3G trong 1 thương vụ khác “có quy mô rất lớn”. 

Từ nhiều năm nay, nhà đầu tư huyền thoại vẫn ưa thích các công ty với hoạt động kinh doanh “đơn giản” mà ông có thể hiểu thấu và có tỷ lệ ROE tốt. Giống như Heinz, các công ty thực phẩm như Kellogg, Kraft Foods và General Mills đáp ứng được những yêu cầu này. 

Đây là 3 công ty trong số 50 công ty Mỹ có giá trị trong khoảng 15 – 50 tỷ USD và có tỷ lệ ROE lớn hơn 10% trong khi tỷ lệ P/E thấp hơn 20 lần. 

Trong số này, Kellogg là lựa chọn đặc biệt hấp dẫn bởi ngũ cốc là một trong những loại thực phẩm sinh lời tốt. General Mills cũng sản xuất chế biến ngũ cốc, nhưng có lẽ sẽ bị thâu tóm bởi Netsle bởi hai công ty này đã có một công ty liên kết.

Kraft Foods được thành lập năm 2012, khi bộ phận kinh doanh snack tách ra và hiện nay trở thành Mondelez International Inc. Công ty này trả lợi tức cao, là “cỗ máy tạo tiền mặt” và giờ đây đã trở thành một công ty chỉ tập trung vào thị trường nội địa. 

Tuy nhiên, Matthews lưu ý rằng hiện tại không phải là thời điểm tốt nhất để Buffett thực hiện các vụ sáp nhập lớn bởi S&P 500 đã đạt kỷ lục tháng trước. “Đây là điểm khá nguy hiểm trong chu kỳ thâu tóm. Buffett sẽ không bao giờ làm điều gì ngu ngốc. Ông ấy sẽ làm nếu thương vụ đó mang lại điều thực sự ý nghĩa”. 


Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

7/5/14

Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm nhờ xuất khẩu tăng


Xuất khẩu của Mỹ tăng mạnh nhất trong 9 tháng giúp thu hẹp thâm hụt thương mại trong tháng 3.



Bộ Thương mại cho biết, thâm hụt thương mại giảm 3,6% xuống 40,4 tỷ USD so với tháng trước đó là 41,9 tỷ USD. Doanh số bán hàng cho nước ngoài tăng 2,1% lên mức cao kỷ lục do nhu cầu về máy bay, ôtô và nhiên liệu tăng cao. Số liệu này càng chứng tỏ nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý II.

Thâm hụt thương mại giảm cho thấy, sự phục hồi trong nhu cầu của thế giới sẽ thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển.

Giá trị xuất khẩu tăng lên 193,9 tỷ USD so với 190 tỷ USD trong tháng 2 nhờ nhu cầu lên cao kỷ lục của Canada, Hàn Quốc và các nước thuộc khu vực thương mại CAFTA-DR - gồm khu vực Trung Mỹ và Cộng hòa Dominica. Hoạt động vận chuyển sang Đức tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 10/2008. Ngoại trừ dầu, xuất khẩu đã đạt mức cao chưa từng thấy trong tháng 3.

Đồng thời, các hộ gia đình và doanh nghiệp đang dần lấy lại niềm tin với kinh tế Mỹ khi thị trường việc làm đã có những cải thiện, dự báo, nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng.

Giá trị nhập khẩu tăng 1,1% lên 234,3 tỷ USD so với 231,8 tỷ USD trong tháng 2 do nhu cầu của người Mỹ về điện thoại di động, thiết bị bán dẫn và máy bay dân sự do nước ngoài sản xuất tăng lên, thể hiện sự phục hồi trong đầu tư kinh doanh. Ngoại trừ dầu, nhập khẩu của Mỹ cũng đạt mức kỷ lục trong tháng 3.

Khoảng cách thương mại với Trung Quốc giảm 2,2% xuống 20,4 tỷ USD so với 20,9 tỷ USD trong tháng 2. Theo số liệu của Chương trình So sánh Quốc tế, Trung Quốc dự kiến sẽ "chiếm ngôi vị" là nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ xét về sức mua.

Theo chỉ số niềm tin tiêu dùng của Bloomberg, niềm tin tiêu dùng của Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục thứ 2 trong hơn 6 năm vào tuần trước nhờ quan điểm ngày càng lạc quan về nguồn tài chính của hộ gia đình và xu hướng mua phát triển mạnh. Tuy nhiên, bất ổn địa chính trị cũng có thể gây gián đoạn hoạt động xuất khẩu của Mỹ.


Nguồn Theo DVO/ Bloomberg

Vũ khí mạnh hơn cả lệnh trừng phạt của Mỹ


Chính sách thuế mới áp dụng đối với các ngân hàng nước ngoài được Mỹ sử dụng làm vũ khí đe dọa Tổng thống Nga Putin.


Trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực trừng phạt Nga vì động thái của nước này ở Ukraine, Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị triển khai một vũ khí kinh tế có thể khiến Nga phải gánh nhiều thiệt hại hơn so với các lệnh trừng phat: Sở thuế vụ Hoa Kỳ (IRS).

Mùa hè này, Mỹ có kế hoạch bắt đầu áp dụng luật mới khiến các ngân hàng Nga sẽ phải chịu nhiều chi phí hơn khi kinh doanh ở Mỹ. 

“Đây là một thỏa thuận lớn”, Mark E. Matthews – cựu ủy viên của IRS – nhận định. Ông cho rằng chính sách này sẽ tạo nên sự mơ hồ trong cộng đồng ngân hàng Nga. 

Năm 2010, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật nhằm ngăn chặn tình trạng tình trạng trốn thuế của người nước ngoài. Bắt đầu từ tháng 7 tới, các ngân hàng Mỹ được yêu cầu phải đánh thuế 30% vào một số khoản thanh toán chuyển đến các định chế tài chính ở nước ngoài. Loại thuế này được miễn chỉ khi các ngân hàng nước ngoài này có thỏa thuận chia sẻ thông tin về chủ tài khoản với IRS. Đồng thời, chính sách thuế mới được áp dụng chủ yếu với thu nhập từ đầu tư.

Nga và khoảng một chục quốc gia khác đang nỗ lực đàm phán thỏa thuận chia sẻ thông tin với Mỹ nhằm tránh loại thuế nặng nề này. 

Tuy nhiên, sau khi Crimea được sáp nhập vào Nga và phong trào lý khai ở miền Đông Ukraine dâng cao, Bộ Tài chính Mỹ đã lặng lẽ ngừng đàm phán kể từ tháng 3. Và, với thời hạn 1/7 đang cận kề, các ngân hàng Nga giờ đây lo ngại cái giá để đầu tư ở Mỹ chắc chắn sẽ tăng lên. 

Áp dụng luật mới có nghĩa là các ngân hàng Nga mua chứng khoán Mỹ sau ngày 1/7 sẽ phải chịu mức thuế 30% đánh vào lãi suất và cổ tức. Loại thuế này áp dụng với cổ phiếutrái phiếu, trong đó có trái phiếu Kho bạc Mỹ. Một số tài khoản đã sở hữu các loại tài sản này từ trước có thể được miễn thuế, nhưng số đó chiếm tỷ lệ không lớn.

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ sử dụng các định chế tài chính Nga để tiến hành giao dịch cũng phải chịu thuế. Họ có thể nộp đơn lên IRS để được hoàn thuế, nhưng quá trình này gây nhiều bất tiện. 

Theo Matthews, đây là một vấn đề lớn vì chính sách mới làm giảm khả năng cạnh tranh của các định chế tài chính Nga và do đó dòng vốn có thể tháo chạy khỏi các tổ chức này.


Mỹ và Nga là những đối tác thương mại quan trọng của nhau. Năm ngoái, Mỹ nhập khẩu 27 tỷ USD hàng hóa từ Nga và xuất khẩu 11 tỷ USD hàng hóa sang Nga. 

Nếu quá trình đàm phán không có tiến triển, loại thuế mới này được mở rộng hơn nữa vào năm 2017.
Hơn 50 quốc gia đã đạt được thỏa thuận chia sẻ thông tin với Mỹ và trong số này có cả những nước vốn nổi tiếng về tính bảo mật của hệ thống ngân hàng như Thụy Sĩ và đảo Cayman. 

Đối với Nga, chính sách này sẽ gây nhiều thiệt hại hơn cả các lệnh trừng phạt. Trong khi lệnh trừng phạt chỉ giới hạn ở một số cá nhân và ngân hàng mục tiêu, chính sách này áp dụng với mọi thành phần trên thị trường. 

Bộ Tài chính Mỹ từng nói các ngân hàng Nga vẫn có thể tự áp dụng thỏa thuận chia sẻ thông tin về các chủ tài khoản trực tiếp với IRS. Tuy nhiên, các ngân hàng này sẽ đứng trước rủi ro vi phạm luật bảo vệ thông tin cá nhân của Nga. 

Đây là vấn đề mà các ngân hàng trên khắp thế giới đang gặp phải, nhưng các ngân hàng Nga còn có một thử thách khác: thời gian. Tháng 6 tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố danh sách các ngân hàng nước ngoài được miễn trừ.


Theo Trí Thức Trẻ/AP

Kinh doanh tại khu vực đồng euro đạt mức cao nhất trong 3 năm


Hoạt động kinh doanh của khu vực đồng euro tăng trưởng mạnh mẽ nhờ số đơn hàng mới và hàng tồn kho tăng lên, thị trường việc làm tăng trưởng trở lại.



Theo Markit, chỉ số PMI chính thức của khu vực đồng euro đã tăng lên 54 điểm trong tháng 4, cao hơn so với tháng 3 với 53,1 điểm. Con số này đánh dấu tháng tăng trưởng thứ 10 liên tiếp lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2011 của hoạt động kinh doanh tại khu vực.

Ireland và Tây Ban Nha là hai nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực ở cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng 4, trong đó, chỉ số PMI của Ireland chạm mốc cao nhất trong 8 năm và của Tây Ban Nha chạm mốc cao nhất trong 7 năm. 

Đức và Ý cũng chứng kiến đợt tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh và số đơn hàng mới trong khi Pháp là nền kinh tế duy nhất đi ngược lại xu hướng này với tăng trưởng sản lượng sản xuất trì trệ và hoạt động kinh doanh mới suy yếu nhẹ. 

Số việc làm tại khu vực đồng euro tăng lần thứ 2 liên tiếp trong 3 tháng qua trong tháng 4 với tốc độ tăng trưởng khá khiêm tốn. 


Nguồn Theo DVO/CNBC

6/5/14

USD đi ngang trước dự đoán về thời điểm Fed tăng lãi suất


Giới đầu tư tập trung vào các số liệu kinh tế và bài phát biểu của các quan chức Fed về thời điểm tăng lãi suất.


Lĩnh vực dịch vụ và các công ty trong lĩnh vực phi sản xuất của Mỹ đã đạt được đà phục hồi trong tăng trường vào tháng 4 với chỉ số phi sản xuất của Viện quản lý nguồn cung lên mức cao nhất trong 6 tháng.

Số việc làm mà nền kinh tế Mỹ tạo ra đạt mức cao nhất trong hơn 2 năm trong tháng 4, khiến thị trường ngày càng tin tưởng vào sự phục hồi của thị trường lao động. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, để USD vượt ra khỏi phạm vi tỷ giá giao dịch gần đây đối với các đồng tiền mạnh thì số liệu kinh tế cần phải mạnh mẽ hơn nữa, đủ để buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đẩy nhanh hơn quá trình cắt giảm chương trình mua trái phiếu hoặc thay đổi quan điểm về việc tăng lãi suất. Hiện tại, Fed quyết định giữ nguyên mức lãi suất cận 0 thêm một thời gian đáng kể nữa sau khi kết thúc chương tình mua trái phiếu. 

Tình trạng bạo lực vẫn tiếp tục leo thang vào cuối tuần trước và một xung đột bùng nổ tại Slovyansk vào ngày 5/5 do lực lượng ly khai thân Nga cầm đầu.

Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh - giảm xuống 79,505 điểm. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác - giảm xuống 72,81 điểm.

USD giảm nhẹ giao dịch ở 102,13 JPY/USD. Thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ vào ngày 5/5.


Giao dịch ngoại hối khá yên ắng do giới đầu tư chờ đợi dữ liệu và quyết định của các ngân hàng trung ương có thể sẽ thay đổi quan điểm trên thị trường như thời điểm tăng lãi suất tại Mỹ và Anh hay thực hiện nới lỏng hơn nữa của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Giai đoạn biến động ít đã khiến giới đầu tư quay sang với các đồng tiền lợi suất cao hơn của khối thị trường mới nổi.

USD tăng 1,1% so với real của Brazil.

Euro tăng không đáng kể với USD ở 1,3876 USD/EUR với giá sản xuất của khu vực đồng euro giảm 0,2% trong tháng 3. 


Bảng Anh gần như không đổi so với USD, giao dịch ở 1,6870 USD/GBP. Thị trường ở London đóng cửa nghỉ lễ vào ngày 5/5.


Trong khi đó, số liệu sản xuất tiêu cực của Trung Quốc lại khiến thị trường châu Á giảm điểm. Theo số liệu HSBC và Markit Economics công bố ngày 5/5, chỉ số PMI của Trung Quốc đạt 48,1 điểm trong tháng 4, nhỉnh hơn so với 48 điểm của tháng 3 và thấp hơn so với ước tính của Bloomberg News. 

Đô la Úc tăng so với USD, giao dịch ở 92,75 USD/AUD.




Nguồn Theo DVO/ Market Watch

5/5/14

Châu Á tuần này: Trung Quốc và các cuộc họp chính sách



Trung Quốc sẽ công bố số liệu trong tháng 4, các ngân hàng trung ương trong khu vực sẽ ra quyết định chính sách trong tuần này.

Ngày 5/5, HSBC sẽ công bố chỉ số chính thức về hoạt động sản xuất của Trung Quốc. Chỉ số sơ bộ (48,3 điểm) cho thấy hoạt động sản xuất suy giảm tháng thứ 4 liên tiếp trong khi chỉ số chính thức mà chính phủ đưa ra là 50,4 điểm.

Tuy nhiên, tâm điểm của Trung Quốc vẫn là số liệu thương mại sau cú sốc về sự suy giảm mạnh của hoạt động xuất khẩu trong tháng 3 xuống còn 6.6%. 

Số liệu lạm phát tiêu dùng và sản xuất cũng sẽ được công bố vào ngày 9/5. Trong tháng 3, lạm phát tiêu dùng hàng năm đã giảm xuống nhờ thực phẩm hạ giá sau đợt tăng cao trong suốt đợt Tết truyền thống và có xu hướng tiếp tục giảm thấp. Shane Oliver, chiến lược gia đầu tư tại AMP Capital, dự báo lạm phát của Trung Quốc sẽ giảm xuống 2,1%.

Trong khi đó, giá sản xuất ở Trung Quốc vẫn duy trì ở mức thấp trong hơn hai năm do mức tồn kho cao trong các lĩnh vực công nghiệp buộc phải hạ giá thành. Các nhà phân tích đều cho rằng, số liệu của tháng 4 sẽ không có gì khác biệt.

Trong một bài báo xuất bản ngày 1/5, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhắc lại rằng, chính phủ sẽ không nới lỏng chính sách trong ngắn hạn.

Úc sẽ là nước đầu tiên trong khu vực họp chính sách. Theo dự báo của HSBC, Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ giữ nguyên mức lãi suất ổn định ở 2,5% trong một thời gian. Indonesia và Philippines sẽ công bố quyết định về chính sách tiền tệ vào 8/5 trong khi ngân hàng Hàn Quốc sẽ họp vào ngày 9/5.

Một số chuyên gia cho rằng, ngân hàng trung ương của Philippines có thể sẽ tăng lãi suất sau khi nâng hệ số dự trữ bắt buộc trong tháng 3, bắt đầu chu kỳ thắt chặt chính sách.

Ngoài ra, thị trường Nhật Bản sẽ tiếp tục dõi theo các báo cáo doanh thu của một số công ty như Nintendo, Softbank, Toyota Motor và Rakute.


Nguồn Theo DVO/ CNBC

3.000 người tấn công trụ sở cảnh sát Odessa, Ukraine


Ngày 4-5, khoảng 3.000 người biểu tình ly khai đã tấn công trụ sở cảnh sát ở thành phố cảng Odessa, nơi 42 người thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn ở tòa nhà công đoàn một ngày trước đó.

Theo hãng tin Reuters, đám đông bao vây trụ sở cảnh sát, phá cổng và đập vỡ các cửa sổ. Họ đòi nhà chức trách phải trả tự do cho hàng chục người biểu tình thân Nga bị bắt giữ trong các cuộc đụng độ trước đó.

Phát biểu trong cuộc họp báo trong chuyến thăm Odessa mới đây, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cáo buộc tình trạng bạo lực ở thành phố là một phần trong kế hoạch của Nga nhằm “phá hủy Ukraine”.

“Nga đã cử người đến đây để gây hỗn loạn” - ông Yatsenyuk khẳng định. “Họ đang cố chia rẽ đất nước chúng ta. Chúng ta chỉ có thể chiến thắng bằng đối thoại và sự thống nhất”.

Ông Yatsenyuk cũng thông báo chính quyền đã sa thải lãnh đạo cảnh sát Odessa vì không thể ngăn chặn các cuộc đụng độ giữa người biểu tình thân Nga và người ủng hộ chính phủ Kiev. “Văn phòng công tố sẽ mở cuộc điều tra mọi nhân viên cảnh sát” - ông Yatsenyuk cho biết.

Ông Yatsenyuk cũng khẳng định chính quyền Kiev chưa hoàn toàn mất kiểm soát các thành phố và thị trấn miền đông. Nguồn tin BBC cho biết hiện lực lượng Ukraine đã phong tỏa các con đường dẫn vào thành phố Donetsk trong khi tập trung chống lực lượng ly khai ở các thị trấn nhỏ hơn gần đó.

Tiếng súng đã vang lên ở Kostyantynivka, nơi quân đội Ukraine phá hủy một trạm kiểm soát của các tay súng ly khai. Ở Mariupol, lực lượng Ukraine đang cố giành lại các tòa nhà chính phủ.


Theo Tuổi Trẻ

3/5/14

Doanh nghiệp thép, thuỷ sản đi làm lúa gạo

Biên độ lợi nhuận của ngành chính giảm sút khiến nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm về nông nghiệp đang chuyển sang làm lúa gạo.

Tập đoàn công nghiệp Tân Tạo từng gây bất ngờ khi công bố thành lập Công ty cổ phần nghiên cứu và xuất khẩu gạo thơm (ITA Rice). Người chủ trì cho dự án là GS Võ Tòng Xuân - đang làm Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo. GS Xuân đã trực tiếp theo dõi và chỉ đạo trồng và sản xuất lúa trên diện tích 60,3ha ở tỉnh Long An, gồm: Đức Huệ, Đức Hòa, Thủ Thừa và Bến Lức.

“Nhóm nông dân tham gia chương trình của chúng tôi đạt năng suất khá tốt, trung bình 7-8 tấn lúa mỗi ha. Trong khi theo tính toán, chỉ cần năng suất 5,5-6 tấn mỗi ha là đã có lời”, GS Xuân nói.

Còn ông Dương Văn Châu, Phó giám đốc ITA Rice cho biết với năng suất 9 tấn một hecta, nông dân có lãi khoảng 27 triệu đồng. Công ty dự kiến những năm tới sẽ mở rộng diện tích lên khoảng 5.000 hecta.

Theo GS Xuân, mục tiêu của ITA Rice là xuất khẩu, nhưng hiện mới làm trong nước. Vì muốn làm xuất khẩu, phải có diện tích trên 10.000 ha.


Nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư vào lúa gạo.
Thuỷ sản Vĩnh Hoàn cũng tham gia làm gạo cách đây hai năm. Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn cho biết, từ năm 2012, biên lợi nhuận của Vĩnh Hoàn là 5,8% và tỷ lệ này giảm xuống còn 3% vào năm ngoái. Do vậy, công ty bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận từ những ngành khác, trong đó có việc đầu tư vào lúa gạo.

Hiện nay, Vĩnh Hoàn tập trung đầu tư gạo thơm và gạo đồ, hai loại gạo đang có tiềm năng lớn và giá cao. Gạo thơm đang được thị trường Trung Quốc, Hong Kong ưa chuộng. Gạo đồ được tiêu thụ mạnh ở các nước Hồi giáo và Trung Đông.

“Năm 2013, gạo mang về cho Vĩnh Hoàn khoảng 1,3 tỷ đồng doanh thu. Nhà máy gạo đầu tư ngay trong giai đoạn rất khó khăn, nên công ty cần 2-3 năm ổn định quy mô và thị trường. Lúc đó, chúng tôi sẽ bắt đầu có lợi nhuận”, bà Khanh cho biết. Đặc biệt, gạo thơm và gạo đồ xuất đi Trung Đông được khách hàng yêu cầu đóng nhãn thương hiệu Vĩnh Hoàn, để phân biệt với dòng gạo khác.

Bà Khanh cũng vừa có chuyến khảo sát thị trường Trung Quốc trở về và cho biết đã ký hợp đồng với một chuỗi nhà hàng lẩu tại Trung Quốc. Trung bình nhà hàng tiêu thụ 5 container gạo mỗi tháng. Giá bán cho Trung Quốc cũng cao hơn thị trường khác 20-30 USD một tấn. Bà Khanh cho biết đang xác lập mối quan hệ để mua lại quota xuất khẩu sang thị trường này.

Bà chủ Vĩnh Hoàn cũng chia sẻ, dự tính đến năm 2015, công ty sẽ tiếp tục triển khai 24ha đất để làm khu liên hợp về gạo, bao gồm các cơ sở từ nghiên cứu giống lúa, nhà máy sấy, xay xát, chế biến và công ty xuất khẩu gạo.

Tay ngang chuyển qua làm lúa gạo, nhưng Công ty Thép Cẩm Nguyên ấp ủ quy mô lớn, đặc biệt là thế mạnh chế biến. Ông chủ Huỳnh Cẩm, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành thép lý giải quyết định đầu tư làm nông nghiệp: “Thời gian làm sắt thép, tôi đi rất nhiều nước và trong lúc ăn cơm với bạn bè, khách hàng, nhiều người hay bình luận gạo này ngon, gạo kia không ngon, rồi bảo tôi là nghe nói ở Việt Nam gạo ngon lắm sao ông không làm? Nghe rất nhiều lần và qua nhiều năm, tôi đã quyết định làm”.

Ông Cẩm cũng phải thừa nhận những năm gần đây, do ảnh hưởng khó khăn chung của ngành nên kinh doanh sắt thép giảm lợi nhuận, đã phần nào tác động đến chiến lược của công ty. Theo Nghị định 109 của Chính phủ, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu lúa gạo phải có nhà máy nằm trong và gắn với vùng nguyên liệu, có công suất xay xát 10 tấn một giờ (240 tấn một ngày), kho chứa 5.000 tấn. Vì vậy, Cẩm Nguyên quyết định đầu tư lớn.

“Vùng Đồng Tháp Mười là vựa lúa của quốc gia, khu vực tôi chọn xây dựng nhà máy thuộc xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp không những nơi đây có sản lượng lúa lớn nhất tỉnh, mà vòng vòng các xã huyện lân cận, các tỉnh kế bên cũng là những vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long, kể cả lúa của Campuchia cũng đi ngang qua nhà máy của tôi, người ta gọi đây là rốn lúa của Việt Nam”, ông Cẩm lý giải quyết định chọn Đồng Tháp làm nơi đặt nhà máy.

Theo ông Cẩm, lò sấy lúa, máy xay xát, Cẩm Nguyên đều nhập thiết bị tiên tiến, một ngày công suất 580 tấn và kho chứa trên 100.000 tấn. Với quy mô này, ông Cẩm sẵn sàng “chơi đẹp” với nông dân.
“Bà con nông dân sau khi thu hoạch lúa tươi chở đến Cẩm Nguyên để sấy lúa và gửi kho, trong thời gian gửi kho, bà con được tạm ứng một số tiền theo giá trị lúa gửi để trang trải chi phí. Sau một thời gian gửi, giá lúa lên bà con có quyền quyết định bán lúa cho Cẩm Nguyên hoặc lấy về”, ông Cẩm nói.
Đến nay, Cẩm Nguyên đã có khá nhiều đơn đặt hàng và thị trường chính vẫn là các nước châu Á.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cho rằng việc một số doanh nghiệp trước đây đầu tư vào bất động sản, vào thép, nay đang chuyển sang sản xuất nông nghiệp, kể cả lúa gạo là xu hướng tốt.

Theo TS Sơn, cơ sở hạ tầng yếu kém là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Hiện chỉ có khoảng 1-2% doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào nông nghiệp, nếu tỷ lệ đấy tăng gấp 10 lần, tình hình nông nghiệp Việt Nam sẽ khác hẳn.

“Hiện tại, từ đồng bằng sông Cửu Long, toàn bộ lúa gạo và nông sản phải chuyển lên TP HCM để xuất khẩu, Cảng Cần Thơ chưa thể xuất khẩu trực tiếp trên quy mô lớn mà phải chuyển từ Tây Nam bộ lên TP HCM trong bối cảnh không có đường sắt, hệ thống đường bộ chật chội, chỉ có một đoạn đường cao tốc ngắn ở Tiền Giang… Tình trạng giao thông của vùng trọng điểm nông nghiệp Tây Nguyên còn khó khăn hơn”, ông Sơn phân tích.


Nguồn Vnexpress

1/5/14

USD giảm so với yên và bảng Anh trong tháng 4


Kinh tế Mỹ hầu như không tăng trưởng trong quý I, Fed tiếp tục cắt giảm chương trình mua trái phiếu và có thể giữ lãi suất ở mức cận 0.


Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh - giảm xuống 79,522 điểm. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác - giảm xuống 72,85 điểm. 

USD giảm xuống 102,22 JPY/USD và giảm 1% so với yên trong tháng 4.

JPY- USD


Ngày 30/4, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm chương trình trái phiếu hàng tháng thêm 10 tỷ USD và giữ nguyên định hướng về lãi suất. Fed thể hiện quan điểm lạc quan về tăng trưởng kinh tế và cho biết, lĩnh vực nhà đất vẫn đang phục hồi chậm chạp.

Báo cáo của Bộ thương mại cho biết, GDP của Mỹ chỉ ở mức 0,1% trong quý I, mức tăng trưởng yếu nhất trong 3 năm. Số người có việc làm trong lĩnh vực tư nhân tăng trong tháng 4, chỉ số PMI Chicago tăng lên 63 điểm.

Bảng Anh tăng lên giao dịch ở 1,6871 USD/GBP, và tăng 1,2% so với USD trong cả tháng. 

USD - GBP

Euro tăng lên 1,3867 USD/ EUR và tăng 0,67% so với USD trong tháng 4. Giá tiêu dùng của khu vực đồng euro tăng 0,7% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm 2013. 

USD - EUR

Đô la úc tăng lên 92,89 USD/AUD, và tăng 0,2% so với USD trong cả tháng 4. 

USD - AUD



Nguồn Theo DVO/ Market Watch

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức