BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan tich ky thuat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan tich ky thuat. Hiển thị tất cả bài đăng

22/7/14

Bài 32: Mô hình Long White Candlestick

1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều/tiếp tục xu hướng

- Báo hiệu: tăng giá/giảm giá

- Độ tin cậy: thấp

- Yêu cầu xác nhận: hoàn toàn yêu cầu

- Số nến: 1

(2) Mô tả và tiêu chí nhận diện:

Mô hình 
Long White Candlestick báo hiệu sức mua mạnh trong thị trường. Nó có thân nến màu trắng hoặc xanh và tương đối dài. Kích cỡ của bóng trên và bóng dưới không quan trọng.


chi tiết Mô hình nến nhật Long White Candlestick,ý nghĩa Mô hình Long White Candlestick,phân tích tâm lý Mô hình Long White Candlestick trong giao dịch vàng ngoại hối forex


(3) Phân tích tâm lý:

Mô hình 
Long White Candlestick là chỉ báo về sức mua mạnh. Dạng nến màu trắng hoặc xanh có thân dài ám chỉ rằng giá đóng cửa nằm cao trên giá mở cửa. Long White Candlestick cho thấy giá tăng đáng kể sau khi mở cửa biểu hiện sức mua mạnh và người mua chiếm ưu thế. Các dạng Long White Candlestick nhìn chung là các mô hình tăng giá tuy nhiên cũng phụ thuộc vào bức tranh kỹ thuật chung trên đồ thị. Nó có thể cảnh báo một bước ngoặc hoặc đánh dấu một vùng hỗ trợ trong tương lai sau một đợt giảm giá kéo dài. Tuy nhiên nếu nó xuất hiện sau một đợt tăng giá đáng kể và kéo dài thì có thể báo hiệu sự tăng giá quá mức trong thị trường và cảnh báo giá đã ở những vùng nguy hiểm.Long White Candlestick là mô hình nến đơn có độ tin cậy thấp. Nó chỉ phải ánh giao dịch trong một ngày và có thể báo hiệu sự tiếp tục xu hướng hoặc đảo chiều. Vì thế nó yêu cầu xem xét đến các dạng nến khác để xác nhận xu hướng tốt hơn.

(4) Phân tích kinh nghiệm:
Long White Candlestick là dấu hiệu cho thấy người mua chắc chắn chiếm ưu thế trong thị trường, tuy nhiên đây chỉ là dấu hiệu nến đơn độc vì thế độ tin cậy của nó rất thấp. Cơ hội đầu tư từ dạng nến này cũng rất thấp.

Bài 31: Mô hình Bullish Three Line Strike

1) Giới thiệu chung:

- Loại: tiếp tục xu hướng

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: thấp

- Yêu cầu xác nhận: hoàn toàn yêu cầu

- Số nến: 4

(2) Mô tả:

Mô hình 
Bullish Three Line Strike được hình thành từ 3 dạng nến tăng giá có thân dài nối tiếp nhau và theo sau đó là một dạng nến giảm giá đẩy giá trở về điểm nơi mà chúng bắt đầu mô hình. Nếu có xu hướng tăng giá mạnh trước mô hình thì sau khi mô hình lộ diện thì xu hướng tăng giá sẽ tiếp tục.


mô hình nến nhật,chi tiết Mô hình  nến nhật Bullish Three Line Strike,ý nghĩa Mô hình Bullish Three Line Strike,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Three Line Strike trong giao dịch vàng ngoại hối forex



(3) Tiêu chí nhận diện:

Chúng ta có thể phát hiện mô hình này trong một xu hướng uptrend. Sau đó thấy xuất hiện 3 dạng nến tăng giá có thân dài có giá đóng cửa lần lượt cao hơn so với ngày liền trước. Ngày thứ 4 là một dạng nến giảm giá có giá mở cửa cao hơn và đóng cửa dưới giá mở cửa của ngày thứ nhất trong mô hình.

(4) Phân tích tâm lý:

Mô hình 
Bullish Three Line Strike xuất hiện trong thị trường theo xu hướng uptrend với 3 dạng nến tăng giá sau đó ngày thứ 4 mở cửa theo hướng của xu hướng uptrend này nhưng người mua bắt đầu chốt lời khiến cho giá dao động mạnh theo hướng ngược lại. Lúc này có thể cần phải đánh giá lại xu hướng thị trường. Nếu xu hướng trước đó thực sự mạnh thì điều này có thể giải thích như là sự đi xuống tạm thời do hoạt động chốt lời gây ra. Ngày cuối cùng trong mô hình cho thấy sự thanh khoản mà có thể đem lại cho xu hướng uptrend một sức mạnh mới để tiếp tục theo xu hướng uptrend trước đó.

Sự xác nhận vào ngày thứ 5 hoàn toàn cần thiết dưới hình thức một dạng nến tăng giá, một khoảng trống đi lên hoặc một mức giá đóng cửa cao hơn.

(5) Phân tích kinh nghiệm:

Nếu xu hướng tăng giá trước đó là một xu hướng đã được thiết lập thì người phân tích nến Nhật thường xem mô hình Three Line Strike là một dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm giá có thể vẫn tiếp tục.

3 dạng nến đầu tiên có vai trò như một dấu hiệu tăng giá khá rõ nét. Cho đến ngày thứ 3 thì thực tế xuất hiện dấu hiệu giống mô hình Three White Soldiers và đó là một dấu hiệu tăng giá mạnh. Ngày thứ 4 sell-off giá đi xuống được xem là dấu hiệu người đầu tư giá lên đóng trạng thái chốt lời chứ không phải là dấu hiệu đảo chiều. Vì thế nhà đầu tư sẽ kỳ vọng thêm những cơ hội mua xuất hiện.

Bài 30: Mô hình Bullish Separating Lines

1) Giới thiệu chung:

- Loại: tiếp tục xu hướng

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: thấp

- Yêu cầu xác nhận: yêu cầu

- Số nến: 2

(2) Mô tả:

Trong một xu hướng uptrend sau khi thấy xuất hiện một dạng nến giảm giá vào ngày thứ nhất thì thị trường tăng giá nhanh khi mở cửa với giá mở cửa tương đương với giá mở cửa của phiên trước và cũng đóng cửa ngày với mức giá cao hơn. Dạng nến tăng giá này thuộc dạng White Opening Marubozu.


chi tiết Mô hình nến nhật  Bullish Separating Lines,ý nghĩa Mô hình nến nhật  Bullish Separating Lines,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Separating Lines trong giao dịch vàng ngoại hối forex
 
(3) Tiêu chí nhận diện:


Chúng ta có thể nhận diện mô hình này trong một xu hướng uptrend. Ngày thứ nhất là một dạng nến giảm giá. Ngày thứ 2 có giá mở cửa bằng với giá mở cửa ngày thứ nhất hoặc cũng rất sát với giá mở cửa ngày thứ nhất. Dạng nến ngày thứ 2 có giá mở cửa bằng với giá thấp nhất và giá đóng cửa cao hơn nhiều so với giá mở cửa tạo thân nến dài nhưng giá đóng cửa thấp hơn mức giá cao nhất trong ngày vì thế nó được gọi là White Opening Marubozu.

(4) Phân tích tâm lý:

Trong một xu hướng uptrend thì một dạng nến giảm giá có thân tương đối dài là một vấn đề gây lo lắng cho người mua. Nó có thể ám chỉ rằng người đầu tư giá xuống đang kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, nếu ngày kế tiếp mở cửa tương đương với giá mở cửa của ngày liền trước thì điều đó có thể cho thấy rằng người đầu tư giá xuống mất sự kiểm soát thị trường. Nếu dạng nến tăng giá này cũng đóng cửa tại mức giá cao hơn thì có thể cho chúng ta biết người đầu tư giá lên đã giành lại sự kiểm soát và xu hướng uptrend sẽ tiếp tục.

Dạng nến ngày thứ 2 phải là dạng White Opening Marubozu.

Sự xác nhận vào ngày thứ 3 yêu cầu đảm bảo xu hướng tăng giá tiếp tục, dưới hình thức một dạng nến tăng giá, một khoảng trống đi lên hoặc một mức giá đóng cửa cao hơn.

(5) Phân tích kinh nghiệm:

Ngày giảm giá gây sự hoài nghi trong thị trường đầu tư giá lên song ngày tăng giá sau đó làm giảm bớt sự lo lắng của người đầu tư giá lên. Đến đây thì xuất hiện niềm tin về sự tiếp tục xu hướng tăng giá trước đó.

Mô hình Bullish Separating Lines là một trong những mô hình khó nhận diện nhất bởi vì đặc trưng của nó ít gây ấn tượng đối với người phân tích nến Nhật.

Bài 29: Mô hình Bullish Inverted Hammer

1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: thấp 

- Yêu cầu xác nhận: hoàn toàn yêu cầu

- Số nến: 2

(2) Mô tả:

Mô hình 
Bullish Inverted Hammer (mô hình búa ngược báo hiệu xu hướng tăng giá) là một dạng nến quan trọng xảy ra tại đáy một xu hướng downtrend, vì nó có hình dáng cái búa dựng ngược nên được gọi như vậy. Mô hình này có sự tương đồng với mô hình Bearish Shooting Star. Dạng nến sao băng xuất hiện trong một xu hướng downtrend vì thế nó trở thành mô hình Bullish Inverted Hammer.


mô hình búa ngược báo hiệu xu hướng tăng giá,chi tiết Mô hình  nến nhật Bullish Inverted Hammer,ý nghĩa Mô hình Bullish Inverted Hammer,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Inverted Hammer trong giao dịch vàng ngoại hối forex
 
(3) Tiêu chí nhận diện:


Thị trường đặc trưng theo xu hướng downtrend, ngày thứ nhất xuất hiện một dạng nến giảm giá ở cuối biên độ dao động, ngày thứ 2 xuất hiện dạng nến có thân nhỏ ở cuối biên độ dao động, màu sắc của thân nến thứ 2 này không quan trọng; không nhất thiết phải có khoảng trống đi xuống miễn là nó xuất hiện ở cuối xu hướng downtrend. Bóng trên của thân nến thứ 2 dài ít nhất bằng 2 lần thân nến của nó, bóng dưới của nến rất ngắn hoặc không có.

(4) Phân tích tâm lý:

Mô hình 
Bullish Inverted Hammer xuất hiện trong xu hướng giảm giá. Trong ngày xuất hiện Inverted Hammer thì thị trường mở cửa tại hoặc gần mức thấp nhất trong ngày. Sau đó giá thay đổi xu hướng và sẽ có đợt tăng giá. Tuy nhiên người đầu cơ giá lên không thể duy trì đợt tăng giá trong thời gian còn lại trong ngày và cuối cùng giá đóng cửa nằm tại hoặc gần với giá thấp nhất. Nếu ngày kế tiếp giá mở cửa trên thân nến của Inverted Hammer thì có nghĩa là những người bán khống tại mức giá mở cửa hoặc giá đóng cửa của Inverted Hammer đang mất tiền đầu tư. 

Độ tin cậy của mô hình này không cao nên yều cầu sự xác nhận xu hướng downtrend bị đảo chiều dưới hình thức một dạng nến tăng giá với giá đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống đi lên.

Chú ý: Mô hình 
Bullish Inverted Hammer trái ngược với mô hình Bearish Shooting Star.

(5) Phân tích kinh nghiệm:

Trong một xu hướng giảm giá thì nhà đầu tư giá kên có thể đẩy giá đi lên trong thời gian ngắn song không đủ sức đưa giá đóng cửa nằm cao hơn giá mở cửa phiên. Điều này có thể là sự cảnh báo cho nhà đầu tư giá xuống rằng sẽ có thêm một đợt tăng giá kéo dài hơn. Xu thế đảo chiều được xác nhận bằng những dao động đi lên trong ngày kế tiếp.

Trong ngày thứ 3, thân nến càng nằm cao hơn trên thanh nến của ngày thứ 2 thì người bán sẽ càng có thể đóng trạng thái của mình, do đó dẫn đến sự suy yếu dần của thị trường đầu tư giá xuống. Nhiều người săn tìm giá đáy sẽ bắt đầu kỳ vọng sự đảo chiều.

Bài 28: Mô hình Bullish Hammer

1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: thấp

- Yêu cầu xác nhận: hoàn toàn yêu cầu

- Số nến: 1

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Hammer (mô hình búa báo hiệu xu hướng tăng giá) là một dạng nến quan trọng xảy ra tại đáy một xu hướng downtrend, vì nó có hình dáng cái búa nên được gọi như vậy. Mô hình này có sự tương đồng với mô hình Bullish Dragonfly Doji mà chúng ta đã từng nghiên cứu. Chỉ khác là mô hình Bullish Dragonfly Doji có giá đóng cửa và giá mở cửa bằng nhau trong khi mô hình Bullish Hammer có thân nến nhỏ với bóng dưới của nến dài.


mô hình búa báo hiệu xu hướng tăng giá,chi tiết Mô hình  nến nhật Bullish Hammer,ý nghĩa Mô hình Bullish Hammer,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Hammer trong giao dịch vàng ngoại hối forex

 
(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng downtrend, xuất hiện một dạng nến có thân nhỏ, màu sắc không quan trọng, bóng dưới của nến dài ít nhất bằng 2 lần thân nến, bóng trên rất ngắn hoặc không có.

(4) Phân tích tâm lý:

Xu hướng chung của thị trường là giảm giá, sau đó thị trường mở cửa với đợt sell-off nhanh ám chỉ sự tiếp tục xu hướng downtrend. Tuy nhiên giá bất ngờ bật lên, đợt sell-off nhanh chóng bị chặn lại và xu thế tăng giá tiếp tục trong ngày với giá đóng cửa nằm tại hoặc gần mức cao nhất trong ngày dẫn đến hình thành bóng dưới dài của nến. Quả thực thị trường không thể tiếp tục xu hướng bán.

Độ tin cậy của mô hình này không cao nên yều cầu sự xác nhận xu hướng downtrend bị đảo chiều dưới hình thức một dạng nến tăng giá với giá đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống đi lên.

(5) Phân tích kinh nghiệm:

Sức mạnh của mô hình Hammer phụ thuộc vào vị trí xuất hiện của nó. Nếu nó hình thành gần các mức hỗ trợ thì khả năng đảo chiều theo xu hướng tăng giá mạnh ở mức độ cao. Tuy nhiên nếu Hammer xuất hiện giữa một biên độ giao dịch thì nó có tầm quan trọng kém hơn. Thân nến Hammer càng dài thì càng có nhiều người mua có thể đẩy giá đi lên và dấu hiệu tăng giá theo mô hình này càng mạnh.

Mặc dù màu sắc của Hammer không quan trọng song nếu nó có màu xanh (hoặc trắng) thì dấu hiệu tăng giá sẽ mạnh hơn.

Bài 27: Mô hình Bullish Upside Gap Three


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: tiếp tục xu hướng

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 3

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Upside Gap Three Methods bao gồm 2 dạng nến tăng giá có thân dài với một khoảng trống đi lên giữa 2 dạng nến này trong một xu hướng uptrend. Theo sau đó là một dạng nến giảm giá vào ngày thứ 3 có thể đóng khoảng trống giữa 2 dạng nến đó. Mức hỗ trợ cho xu hướng uptrend có thể đang hình thành do sự chốt lời tạm thời.

chi tiết Mô hình nến nhật  Bullish Upside Gap Three Methods,ý nghĩa Mô hình  nến nhật Bullish Upside Gap Three Methods,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Upside Gap Three Methods trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:



Thị trường đặc trưng theo xu hướng uptrend. Xuất hiện 2 dạng nến tăng giá có thân dài với một khoảng trống ở giữa chúng. Sau đó ngày thứ 3 là một dạng nến giảm giá với giá mở cửa nằm trong thân nến của ngày thứ 2. Thân nến ngày thứ 3 giảm giá và lấp đầy khoảng trống giữa 2 ngày đầu.

(4) Phân tích tâm lý:

Mô hình Bullish Upside Gap Three Methods xuất hiện trong thị trường đang theo xu hướng tăng giá mạnh. Xu hướng tăng giá mở rộng thêm một ngày thể hiện khoảng trống theo hướng của xu hướng uptrend. Tuy nhiên, giá mở cửa ngày thứ 3 nằm trong thân nến ngày thứ 2 và có thể lấp đầy hoàn toàn khoảng trống. Điều này được giải thích như là sự hỗ trợ cho xu hướng uptrend hiện tại. Những khoảng trống tạo ra những điểm hỗ trợ và /hoặc kháng cự tuyệt vời và chúng được lấp đầy chỉ trong một ngày. Nếu có khoảng trống thì ngày thứ 3 là ngày phản ứng mà có thể được coi là sự chốt lời. Nó thường được xác định như là sự lấp đầy khoảng trống theo phân tích kỹ thuật.

Mô hình Bullish Upside Gap Three Methods khá giống với mô hình Bullish Upside Tasuki Gap.

Sự xác nhận xu hướng yêu cầu dưới hình thức một dạng nến tăng giá, một khoảng trống đi lên hoặc một mức giá đóng cửa cao hơn ở ngày kế tiếp để đảm bảo xu hướng uptrend tiếp tục.

(5) Phân tích kinh nghiệm:

Khoảng trống đi lên ở ngày thứ 2 được lấp đầy bởi ngày thứ 3. Sự kiểm tra những phiên trước đó được khuyến cáo để xác định xem đây có phải là khoảng trống đầu tiên hay không. Nếu đúng như thế thì mô hình này có thể đang ám chỉ thực trạng bán khống để đóng khoảng trống đã được hình thành và xu hướng tăng giá sẽ tiếp tục.

Bài 26: Mô hình Bullish Ladder Bottom


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 5

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Ladder Bottom (mô hình đáy hình cái thang đảo chiều tăng giá) bao gồm 5 dạng nến. Trong một xu hướng downtrend nổi bật với 3 dạng nến giảm giá thì người bán có cơ hội đóng trạng thái chốt lời vào ngày thứ 4 trong một xu hướng downtrend đáng kể. Sau đó xuất hiện một khoảng trống đi lên vào ngày thứ 5 là kết quả của hành động này. Nếu thân nến ngày thứ 5 dài hoặc khối lượng giao dịch cao thì điều này cũng có thể ám chỉ sự đảo chiều theo xu hướng tăng giá.

chi tiết Mô hình nến nhật  Bullish Ladder Bottom,ý nghĩa Mô hình nến nhật  Bullish Ladder Bottom,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Ladder Bottom trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:



Thị trường đặc trưng với xu hướng downtrend. Xuất hiện 3 dạng nến giảm giá mạnh với giá mở cửa ngày sau thấp hơn ngày trước đồng thời giá đóng cửa ngày sau cũng thấp hơn ngày trước giống như mô hình Bearish Three Black Crows. Ngày thứ 4 xuất hiện một dạng nến giảm giá có thân nến nhỏ và bóng trên của nến dài, bóng dưới rất ngắn hoặc không có. Cuối cùng vào ngày thứ 5 xuất hiện dạng nến tăng giá với giá mở cửa nằm trên thân nến của ngày thứ 4.

(4) Phân tích tâm lý:

Thị trường theo xu hướng downtrend đáng kể trong một khoảng thời gian và người đầu tư giá xuống hài lòng. Sau đó chúng ta thấy thị trường tiếp tục đi xuống mạnh. Giá bắt đầu giao dịch trên giá mở cửa ngày liền trước và gần như đạt đến mức giá cao nhất của ngày liền trước nhưng rồi đóng cửa tại mức thấp mới. Biểu hiện này cảnh báo cho người bán rằng thị trường sẽ không đi xuống mãi. Khi đó người bán có thể buộc phải đánh giá lại trạng thái của mình và có thể bắt đầu đóng trạng thái của mình vào ngày kế tiếp nếu mức lợi nhuận khá. Hành động này tạo ra thực tế khoảng trống đi lên vào ngày cuối cùng của mô hình và mức giá đóng cửa ngày này cũng tương đối cao hơn. Nếu khối lượng giao dịch cao vào ngày cuối cùng thì sự đảo chiều có thể đã xảy ra.

Sự xác nhận vào ngày thứ 6 yêu cầu dưới hình thức một dạng nến tăng giá, một khoảng trống đi lên hoặc mức giá đóng cửa cao hơn để đảm bảo thị trường đã đảo chiều.

(5) Phân tích kinh nghiệm:

Các dạng nến đầu thiết lập một xu hướng giảm giá kéo dài. Tuy nhiên khi thời gian tiến triển thì người bán chớp cơ hội đóng trạng thái và chốt lời. Điều này được thể hiện qua dạng nến đỏ hình cây búa ngược (Inverted Hammer) ở ngày thứ 4. Khi giá đi lên thì mức giá cao được thiết lập. Nhưng trong quá trình này thì người bán vẫn có thể đẩy giá xuống các mức giá gần giá mở cửa tạo kết quả thân nến nhỏ. Đến ngày thứ 4 thì thấy rằng người bán mất đi sự kiểm soát chắc chắn trong thị trường. Vào ngày thứ 5 thì đợt tăng giá tạo ra dạng nến xanh có thân dài. Khi đó người phân tích nến Nhật sẽ kỳ vọng những cơ hội vào trạng thái mua xuất hiện.

Bài 25: Mô hình Bullish Unique Three River


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 3

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Unique Three River Bottom (mô hình đáy 3 dòng sông độc đáo tăng giá) là một mô hình đảo chiều tại đáy thị trường cực kỳ hiếm có. Dạng nến thứ nhất là dạng nến giảm giá mạnh, theo sau là dạng nến giảm giá có giá đóng cửa cao hơn giá đóng cửa của dạng nến thứ nhất, và dạng nến thứ 3 là dạng nến tăng giá có thân nến rất nhỏ. Dạng nến nhỏ này cho thấy thị trường mất đi sức bán của nó.

chi tiết Mô hình  nến nhật Bullish Unique Three River Bottom,ý nghĩa Mô hình  nến nhật Bullish Unique Three River Bottom,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Unique Three River Bottom trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng downtrend, xuất hiện 1 dạng nến giảm giá có thân nến dài vào ngày thứ nhất, ngày thấy 2 là một dạng nến giảm giá có hình dáng giống cái búa (hammer) với bóng dưới dài, giá thấp nhất trong ngày thấp hơn cả giá thấp nhất của ngày liền trước, ngày thứ 3 là một dạng nến tăng giá có thân nến ngắn, nằm dưới thân nến của ngày thứ 2.

(4) Phân tích tâm lý:



Với mô hình Bullish Unique Three River Bottom thì ta thấy một dạng nến giảm giá mạnh trong một thị trường đang đi xuống. Ngày kế tiếp mở cửa với mức giá cao hơn tuy nhiên tình hình giảm giá mạnh tạo mức thấp nhất mới trong ngày song ngày này đóng cửa gần mức giá cao nhất hình thành thân nến nhỏ nằm trong thân nến của ngày liền trước. Đợt tăng giá nhẹ đầu ngày gây hoài nghi cho sức mạnh của nhà đầu tư giá xuống. Tình hình không chắc chắn tăng lên khi ngày thứ 3 mở cửa giá xuống thấp hơn nhưng không thấp hơn mức giá thấp nhất của ngày thứ 2. Ngày thứ 3 kết thúc bằng một đợt tăng giá đóng cửa dưới mức giá đóng cửa của ngày thứ 2. Nếu giá tăng lên mức cao mới trong ngày thứ 4 thì sự đảo chiều được xác nhận.

Sự xác nhận vào ngày thứ 4 cũng cần thiết để đảm bảo xu hướng downtrend đảo chiều, dưới hình thức một dạng nến tăng giá với giá đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống đi lên.

(5) Phân tích kinh nghiệm:

Bóng nến của ngày thứ 2 càng dài thì khả năng đảo chiều thành công càng lớn.

Sau khi một xu hướng giảm giá mạnh có hiệu lực thì xu hướng đó được tăng cường hơn bởi một dạng nến giảm giá có thân dài. Ngày kế tiếp mở cửa giá cao hơn nhưng nhà đầu tư giá xuống vẫn có thể đẩy giá xuống các mức thấp mới. Trước khi kết thúc phiên thì nhà đầu tư giá lên đưa giá trở lại đầu trên của biên độ giao dịch. Đến ngày thứ 3 thì nhà đầu tư giá xuống cố gắng đẩy giá xuống song nhà đầu tư giá lên vẫn duy trì được quyền kiểm soát. Nếu ngày kế tiếp thấy giá đi lên các mức giá cao mới thì xu hướng đó xác nhận sự đảo chiều.

Bài 24: Mô hình Bullish Breakaway


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 5

(2) Mô tả:

Trong một xu hướng downtrend thì chúng ta có thể thấy mô hình Bullish Breakaway (mô hình bức phá tăng giá) nổi bật với sự giảm giá mạnh rồi cuối cùng suy yếu. Sự suy yếu này được thể hiện qua một dạng nến tăng giá có thân dài không thể đóng khoảng trống giữa thân nến của ngày thứ nhất và ngày thứ 2. Những yếu tố này cảnh báo chúng ta về sự đảo chiều ngắn hạn.

mô hình bức phá tăng giá,chi tiết mô hình  nến nhật Bullish Breakaway,ý nghĩa mô hình Bullish Breakaway,phân tích tâm lý mô hình Bullish Breakaway trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:


Đặc trưng của thị trường là xu hướng downtrend. Xuất hiện một dạng nến giảm giá có thân nến dài vào ngày thứ nhất. Ngày thứ 2 là một dạng nến giảm giá có khoảng trống lên trên ngày thứ nhất. Xu thế giảm giá vẫn tiếp tục trong ngày thứ 3 và ngày thứ 4 với những mức giá đóng cửa liên tiếp nhau thấp hơn. Cuối cùng là một dạng nến tăng giá có thân dài vào ngày thứ 5 có giá đóng cửa nằm trong khoảng trống được tạo ra giữa ngày thứ nhất và ngày thứ 2.

(4) Phân tích tâm lý:

Mô hình Bullish Breakaway xuất hiện trong một xu hướng downtrend và cho thấy sức bán tăng tốc đến điểm siêu bán của thị trường. Nó bắt đầu với một ngày giảm giá mạnh kéo theo khoảng trống theo hướng của xu hướng downtrend theo sau đó là 3 ngày có giá đóng cửa liên tiếp thấp hơn ngày liền trước. Tất cả các phiên trong mô hình này đều là dạng nến giảm giá, trừ dạng nến ngày thứ 3 có thể tăng giá hoặc giảm giá. 3 ngày sau khoảng trống có dáng tương tự mô hình Bearish Three Black Crows vì những mức giá cao nhất và thấp nhất liên tiếp thấp hơn ngày liền trước. Dường như xu hướng downtrend tăng tốc bằng một khoảng trống rồi bắt đầu suy giảm, tuy nhiên xu hướng downtrend vẫn tiếp tục. Rõ ràng Rõ ràng có sự suy yếu dần dần trong xu hướng downtrend. Cuối cùng thì xuất hiện sự bức phá theo hướng ngược lại hoàn toàn phục hồi hành động giá của 3 ngày trước. Khả năng đảo chiều cũng được ám chỉ qua thực tế khoảng trống không được lấp đầy.

Sự xác nhận vào ngày thứ 6 cần thiết dưới hình thức một dạng nến tăng giá, một khoảng trống đi lên hoặc mức giá đóng cửa cao hơn.

(5) Phân tích kinh nghiệm:

Những dạng nến đầu cho thấy sức mạnh xu hướng gia tăng đáng kể, song đến dạng nến ngày thứ 3 và thứ 4 thì những dao động đi xuống càng yếu đi báo hiệu dao động bắt đầu chậm dần.

Thực tế thì 3 đến 4 dạng nến đầu ứng với mô hình Bullish Three Stars in the South mà đó không phải là dấu hiệu đảo chiều mạnh vì thế nhà đầu tư thường chờ đợi sự xác nhận mô hình vào ngày kế tiếp.

Dạng nến cuối cùng của mô hình Bullish Breakaway thể hiện hoàn toàn sự xác nhận đó. Sau vài ngày xu hướng giảm giá suy yếu đi thì một dạng nến tăng giá rõ ràng hiện lên định hướng lại thị trường.

Số nến nằm giữa về lý tưởng là 4 nến giảm giá trước khi có một nến tăng giá mạnh nhưng trong thực tế thì có thể là 2, 3 hoặc thậm chí 5 nến đều truyền tải cùng thông tin về xu hướng giảm giá đang suy yếu dần. Vì thế nhà đầu tư thường kỳ vọng 4 nến khi nhận diện mô hình này song những dấu hiệu tương tự vẫn sẽ được chấp nhận.

Và đương nhiên trong thị trường forex thì nhà đầu tư cũng hiếm khi thấy khoảng trống sau đợt giảm giá mạnh vào ngày thứ nhất của mô hình.

Bài 23: Mô hình Bullish Three Stars in the South


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 3

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Three Stars in the South bao gồm 3 dạng nến giảm giá kế tiếp nhau trong một xu hướng downtrend. Những dạng nến này cho thấy mỗi ngày lần lượt xu hướng giảm giá càng yếu hơn và có khả năng lực mua đang bắt đầu hình thành. Những đợt tăng giá nhỏ hàng ngày giữ cho thị trường không thể chạm tới mức giá thấp nhất của ngày đầu tiên. Những biểu hiện này cho thấy tình hình xoay chuyển sang xu hướng tăng giá.

chi tiết Mô hình  nến nhật Bullish Three Stars in the South,ý nghĩa Mô hình  nến nhật Bullish Three Stars in the South,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Three Stars in the South trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Chúng ta có thể nhận diện mô hình này trong một xu hướng downtrend. Ngày thứ nhất là một dạng nến Black Opening Marubozu dài có bóng dưới của nến dài trông giống một dạng Hammer (hình búa). Ngày thứ 2 là một dạng Black Opening Marubozu tương tự ngày thứ nhất song thân nến nhỏ hơn với mức giá thấp nhất nằm trên mức giá thấp nhất của ngày thứ nhất. Ngày thứ 3 là một dạng Black Marubozu nằm trong biên độ dao động của ngày thứ 2.


(4) Phân tích tâm lý:

Mô hình Bullish Three Stars in the South cho thấy xu hướng downtrend suy yếu dần, đặc trưng với dao động giá ngày càng yếu dần và mức giá thấp nhất của ngày sau lần lượt cao hơn ngày trước. Sức mua tốt phản ánh qua bóng nến dưới dài ở ngày thứ nhất. Ngày kế tiếp mở cửa ở mức giá cao hơn, sau đó dao động xuống thấp nhưng không thấp hơn mức giá thấp nhất của ngày liền trước. Ngày thứ 2 đóng cửa cao hơn giá thấp nhất. Sau đó xuất hiện dạng nến Black Marubozu bị bao trùm bởi biên độ dao động của ngày liền trước. Những mức giá thấp nhất lần lượt cao hơn gây khó khăn cho người đầu tư giá xuống. Ngày cuối cùng của mô hình phản ánh sự thiếu quả quyết của thị trường. Người đầu tư giá xuống lúc này sắp đóng trạng thái nếu thấy bất kỳ dấu hiệu tăng giá. Tình hình cho thấy sắp chuyển hướng theo xu hướng tăng giá.

Sự xác nhận vào ngày thứ 4 yêu cầu đảm bảo xu hướng downtrend đảo chiều, dưới hình thức một dạng nến tăng giá, một khoảng trống đi lên hoặc mức giá đóng cửa cao hơn.

(5) Phân tích kinh nghiệm:

Trong khi mô hình này dự báo sự đảo chiều song nó chỉ có thể phản ánh người bán bảo vệ trạng thái của mình. Vì thế nhà phân tích nến Nhật thường không xem mô hình này là dấu hiệu mua đủ mạnh. Thay vào đó nó được sử dụng là dấu hiệu để thanh khoản các trạng thái bán và chờ các cơ hội mua.

Mô hình này có tầm quan trọng hơn khi xuất hiện sau một đợt sell-off kéo dài.

Bài 22: Mô hình Bullish Meeting Lines


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 2

(2) Mô tả:

Theo mô hình Bullish Meeting Lines thì thường thấy ngày thứ 2 thị trường tạo khoảng trống xuống thấp khi mở cửa rồi đóng cửa gần mức giá đóng cửa của ngày liền trước. Nó theo sau một dạng nến giảm giá trong một xu hướng downtrend.

chi tiết mô hình  nến nhật Bullish Meeting Lines,ý nghĩa mô hình  nến nhật Bullish Meeting Lines,phân tích tâm lý mô hình Bullish Meeting Lines trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:
Thị trường đặc trưng với xu hướng downtrend. Xuất hiện một dạng nến giảm giá vào ngày thứ nhất. Ngày thứ 2 là một dạng nến tăng giá với thân nến nằm thấp hơn xu hướng trước đó. Giá đóng cửa 2 ngày này bằng hoặc gần bằng nhau. Cả 2 dạng nến có thân dài nhưng ngày thứ 2 thì có thể ngắn hơn ngày thứ nhất.


(4) Phân tích tâm lý:

Mô hình này xuống hiện trong một đợt giảm giá. Dạng nến thứ nhất dài và giảm giá. Tuy nhiên phiên kế tiếp mở cửa xuống bất ngờ khiến cho người đầu tư giá xuống cảm thấy tự tin. Sau đó người đầu tư giá lên bắt đầu phản kích đẩy giá lên và dẫn đến giá đóng cửa bằng với giá đóng cửa ngày liền trước. Xu hướng downtrend bị bẽ gãy.

Bullish Meeting Lines là một mô hình có thể so sánh giống với mô hình Piercing Line. Piercing Line là mô hình có 2 dạng nến giống nhau. Sự khác nhau chủ yếu giữa 2 mô hình này chính là đợt phản kích tăng giá không khiến cho giá đi lên thân nến tăng giá ở ngày liền trước theo mô hình Bullish Meeting Lines. Nó chỉ có thể tiến sát giá đóng cửa của phiên trước trong khi dạng nến thứ 2 của mô hình Bullish Piercing Line thì đi vào thân nến của ngày liền trước. Xét cho cùng Bullish Piercing Line là mô hình đảo chiều tại đáy quan trọng hơn song cũng cần tôn trọng mô hình Bullish Meeting Lines.

Sự xác nhận vào ngày thứ 3 yêu cầu dưới hình thức một dạng nến tăng giá, một khoảng trống đi lên hoặc mức giá đóng cửa cao hơn để đảm bảo thị trường đã đảo chiều.

(5) Kinh nghiệm: 

Mô hình này có thể rất tiêu biểu trong thị trường dao động dập dềnh. Mô hình này quan trọng nhất khi xuất hiện sau một xu hướng giảm giá kéo dài.

Mô hình này về lý tưởng không thể xảy ra ở thị trường forex vì thị trường forex giao dịch 24/24 cho nên những khoảng trống giữa ngày thứ nhất và ngày thứ 2 thực sự khó có thể xảy ra mà trong thị trường forex thì giá mở cửa ngày thứ 2 sẽ gần với giá đóng cửa của ngày thứ nhất. Vì thế thay vì thấy một dạng nến xanh có thân dài vào ngày thứ 2 thì nhà đầu tư forex theo dõi diễn biến giá sẽ thấy một dạng Dragonfly Doji có sức mạnh đảo chiều tương đối.

Bài 21: Mô hình Bullish Matching Low


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 2

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Matching Low xuất hiện với 2 dạng nến giảm giá có giá đóng cửa tương đương nhau trong một xu hướng downtrend. Mô hình này cho thấy vùng hỗ trợ ngắn hạn và có thể gây đảo chiều vào ngày giao dịch kế tiếp.

chi tiết Mô hình  nến nhật Bullish Matching Low ,ý nghĩa Mô hình  nến nhật Bullish Matching Low ,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Matching Low trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Chúng ta có thể nhận diện mô hình này trong thị trường theo xu hướng downtrend. Ngày thứ nhất là một dạng nến màu đen hoặc đỏ có thân dài. Ngày thứ 2 là một dạng nến đen hoặc đỏ có giá đóng cửa bằng hoặc gần bằng với giá đóng cửa của ngày thứ nhất.


(4) Phân tích tâm lý:

Thị trường tiếp tục giảm giá với biểu hiện của dạng nến màu đen hoặc đỏ ngày thứ nhất. Ngày kế tiếp mở cửa tại mức giá cao hơn sau đó giá tiếp tục đi lên trong cả ngày nhưng đóng của tại mức giá tương đương với giá đóng cửa của ngày trước đó. Mô hình này ám chỉ vùng kháng cự ngắn hạn. Người đầu tư giá xuống biết được thực tế này. Nếu họ không chú ý đến mô hình Bullish Matching Low với khả năng đảo chiều có thể xảy ra thì họ sẽ sớm trả giá. Hai ngày này đóng cửa cùng mức giá cho thấy vùng hỗ trợ ngắn hạn và vùng hỗ trợ này có thể được nối tiếp bằng sự đảo chiều vào ngày giao dịch kế tiếp.

Sự đảo chiều xu hướng downtrend yêu cầu xác nhận vào ngày thứ 3 dưới hình thức một dạng nến màu trắng hoặc xanh, một khoảng trống đi lên hoặc một mức giá đóng cửa cao hơn.

(5) Kinh nghiệm: 

Thực tế 2 phiên có giá đóng cửa bằng nhau sẽ cảnh báo cho người bán biết rằng một mức hỗ trợ quan trọng có thể đã xuất hiện một cách vững chắc. Những mức giá cao hơn có thể đang chào đón trong những phiên tới.

Mô hình này trông khá giống mô hình Bullish Homing Pigeon.

Bài 20: Mô hình Bullish Engulfing


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 2

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Engulfing (mô hình bao trùm tăng giá) bao gồm một dạng nến tăng giá mạnh bao trùm một dạng nến giảm giá có thân nhỏ trong một xu hướng downtrend (có thể không cần bao trùm cả các bóng của dạng nến nhỏ này). Đây là một dạng mẫu báo hiệu sự đảo chiều tại đáy thị trường.

chi tiết Mô hình  nến nhật Bullish Engulfing,ý nghĩa Mô hình  nến nhật Bullish Engulfing,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Engulfing trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng downtrend, xuất hiện một dạng nến giảm giá có thân nến nhỏ vào ngày thứ nhất, ngày thứ 2 xuất hiện một dạng nến tăng giá bao trùm cả thân nến của ngày thứ nhất.


(4) Phân tích tâm lý:

Trong khi thị trường theo xu hướng giảm giá thì thấy rằng sức bán giảm dần phản ánh qua thân nến giảm giá ngắn, rồi theo sau đó là sức mua mạnh dẫn đến giá đóng cửa nằm bằng hoặc trên mức giá mở cửa ngày hôm trước. Điều đó có nghĩa là xu hướng downtrend mất đi xung lượng và người đầu cơ giá lên bắt đầu kiểm soát thị trường.

Kích cỡ tương đối của các các thân nến khá quan trọng. Nếu ngày thứ nhất có thân nến rất nhỏ (thậm chí có thể là dạng Doji hoặc gần như Doji) và ngày thứ 2 có thân nến rất dài cho thấy sức bán đang giảm dần và sự chênh lệch giữa thân nến tăng giá và thân nến giảm giá ám chỉ sức mạnh của người đầu cơ giá lên đang dần nổi trội.

Mô hình Bullish Engulfing xuất hiện tại đáy một xu hướng downtrend có thể báo hiệu sự đảo chiều theo xu hướng tăng giá. Sự đảo chiều có tính khả thi hơn nếu có khối lượng giao dịch lớn vào ngày thứ 2 hoặc dạng nến tăng giá mạnh bao trùm hơn một thân nến trước nó.

Sự xác nhận vào ngày thứ 3 yêu cầu đảm bảo xu hướng downtrend bị đảo chiều dưới hình thức một dạng nến tăng giá với giá đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống đi lên.

Chú ý: Mô hình Bullish Engulfing là dạng ngược với mô hình Bearish Engulfing.

(5) Kinh nghiệm: 

Mô hình này càng có ý nghĩa hơn nếu nó theo sau một xu hướng giảm giá kéo dài hoặc một dao động đi xuống nhanh gần đây. Cả hai trường hợp đó đều cho thấy thị trường có thể ở trạng thái siêu bán và có nhiều khả năng đảo chiều.

Mô hình Bullish Engulfing cũng cho các mức hỗ trợ nơi mà mức giá thấp nhất chạm đến và những mức giá đó trở thành vùng hỗ trợ tốt trong tương lai.

Bài 19: Mô hình Bullish Homing Pigeon


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 2

(2) Mô tả:

Bullish Homing Pigeon (mô hình Bồ câu đưa thư báo hiệu tăng giá) bao gồm một thân nến màu đen hoặc đỏ nhỏ nằm gọn trong một thân nến màu đen hoặc đỏ tương đối dài đứng trước đó.

mô hình  nến nhật Bồ câu đưa thư báo hiệu tăng giá,chi tiết mô hình nến nhật  nến Bullish Homing Pigeon,ý nghĩa mô hình nến Bullish Homing Pigeon,phân tích tâm lý mô hình nến Bullish Homing Pigeon trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Chúng ta có thể nhận diện mô hình này trong một xu hướng downtrend. Ngày thứ nhất xuất hiện một thân nến màu đen hoặc đỏ tương đối dài. Ngày thứ 2 là một thân nến màu đen hoặc đỏ hoàn toàn bị bao trùm bởi thân nến của ngày thứ nhất. Không yêu cầu các bóng nến của dạng nến ngày thứ 2 phải nằm gọn trong thân nến của ngày thứ nhất song nếu được như thế thì tốt hơn.


(4) Phân tích tâm lý:

Mô hình Bullish Homing Pigeon là một dấu hiệu về sự chênh lệch giữa người đầu tư giá lên và người đầu tư giá xuống. Trong một thị trường theo xu hướng downtrend thì chúng ta thấy sức bán mạnh phản ánh qua thân nến màu đen hoặc đỏ dài của ngày thứ nhất. Tuy nhiên thân nến nhỏ ngày thứ 2 cho thấy sức mạnh và lòng nhiệt tình của người đầu tư giá xuống suy yếu dần thể hiện sự đảo chiều xu hướng.

Yếu tố quan trọng về mô hình này chính là sự yêu cầu ngày thứ 2 có thân nến nhỏ tương thích với dạng nến ngày thứ nhất và thân nến nhỏ đó hoàn toàn bị bao trùm bởi thân nến lớn đứng trước.

Chúng ta cần theo dõi ngày thứ 3 để xác nhận xu hướng downtrend đảo chiều. Sự xác nhận này có thể dưới hình thức một dạng nến tăng giá, một khoảng trống đi lên hoặc một mức giá đóng cửa cao hơn.

(5) Kinh nghiệm: 

Nếu mô hình Bullish Homing Pigeon xuất hiện trên đồ thị thì đó là cơ hội tốt cho nhà đầu tư thoát các trạng thái bán khống và bắt đầu vào trạng thái mua. Dao động theo chiều hướng xuống càng xấu hơn thì việc đóng trạng thái bán càng khả thi hơn.

Mô hình Bullish Homing Pigeon khá giống với mô hình Bullish Harami, chỉ khác ở chỗ dạng nến ngày thứ 2 giảm giá đối với mô hình Bullish Homing Pigeon và tăng giá đối với mô hình Bullish Harami.

Bài 18: Mô hình Bullish Harami Cross (Doji)


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 2

(2) Mô tả:

Hình nến Bullish Harami Cross (Doji) là một doji theo sau một thân nến đen (hoặc đỏ) dài. Mô hình Bullish Harami Cross là một mô hình đảo chiều tăng giá mạnh. Nó quan trọng hơn cả mô hình Bullish Harami.

chi tiết mô hình  nến nhật Bullish Harami Cross (Doji),ý nghĩa mô hình nến nhật  Bullish Harami Cross (Doji) ,phân tích tâm lý mô hình nến Bullish Harami Cross (Doji) trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Đặc trưng của thị trường là xu hướng downtrend; sau đó chúng ta thấy một cây nến đen hoặc đỏ dài. Cây nến này theo sau bởi một doji hoàn toàn bị bao trùm bởi thân nến của ngày hôm trước. Những bóng trên và bóng dưới (high/low) của doji có thể không cần thiết phải nằm trong thân nến của ngày hôm trước song nếu được như thế thì càng tốt.


(4) Phân tích tâm lý:

Mô hình Bullish Harami Cross là một dấu hiệu mạnh về sự chênh lệch về sức khỏe của thị trường. Suốt một xu hướng downtrend, sức bán mạnh được phản ánh bằng một thân nến đen dài mà nó theo sau bằng một doji ở ngày kế tiếp. Điều này cho thấy thị trường đang bắt đầu severe với xu hướng downtrend trước đó.

Bullish Harami không phải là một mô hình đảo chiều mạnh song Bullish Harami Cross thì lại là một mô hình đảo chiều tăng giá mạnh. Người bán sẽ không sáng suốt mà quên đi tầm quan trọng của một harami cross sau một cây nến đen dài. Harami Cross chỉ ra những điểm đáy của thị trường.

Một ngày thứ 3 xác nhận sự đảo chiều được khuyến khích (dù không bắt buộc) để đánh giá xu hướng downtrend đã đảo chiều. Sự xác nhận có thể dưới dạng một cây nến trắng, một khoảng trống đi lên (gap up) hoặc một mức giá đóng cửa cao hơn ở ngày giao dịch kế tiếp.

(5) Kinh nghiệm: 

Trong các thị trường không phải forex thì những khoảng trống cho phép Doji xuất hiện sâu trong thân nến của ngày liền trước song những khoảng trống như thế thì hiếm thấy trong các thị trường forex vì thế sẽ thấy dấu hiệu này trông giống dạng nến Inverted Hammer (búa ngược) do giá đóng cửa của ngày trước gần với giá mở cửa của ngày thứ 2.

Trong các thị trường không rõ xu hướng thì mô hình này xuất hiện thường xuyên hơn với tầm quan trọng thấp hơn. Nhưng nếu xuất hiện sau một xu hướng giảm giá kéo dài thì nó sẽ có tầm quan trọng tốt hơn.

Bài 17: Mô hình Bullish Harami


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 2

(2) Mô tả:

Bullish Harami là một mô hình 2 nến đặc trưng với một thân nến trắng (hoặc xanh) nhỏ nằm gọn trong lòng sau một thân nến đen (hoặc đỏ) tương đối dài. “Harami” là từ tiếng Nhật cổ có nghĩa là “mang bầu”. Nến đen dài là “mẹ” và nến trắng nhỏ là “thai nhi”.

chi tiết mô hình  nến nhật  Bullish Harami,ý nghĩa mô hình nến Bullish Harami,phân tích tâm lý mô hình nến Bullish Harami trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng với xu hướng giảm giá. Xuất hiện nến giảm giá có thân dài vào ngày thứ nhất. Sau đó xuất hiện dạng nến tăng giá vào ngày thứ 2 có thân nến nhỏ hoàn toàn bị bao trùm bởi thân nến ngày thứ nhất. Các bóng nến của nến tăng giá không nhất thiết phải bị bao trùm trong thân nến giảm giá, song nếu được như thế thì càng tốt.


(4) Phân tích tâm lý:

Mô hình Bullish Harami là một dấu hiệu về sự chênh lệnh sức khỏe của thị trường. Thị trường theo xu hướng giảm giá tiếp tục được khẳng định bằng dạng nến giảm giá dài; sức bán mạnh phản ánh qua một thân nến đen dài nhưng rồi xuất hiện một thân nến nhỏ tăng giá cho thấy khả năng đảo chiều xu hướng. Điều này thể hiện lực bán của người đầu cơ giá xuống đã suy yếu và báo hiệu khả năng đảo chiều.

Nhân tố quyết định của mô hình này chính là dạng nến thứ 2 có thân nến nhỏ bị bao trùm bởi thân nến trước. Mô hình Bullish Harami không nhất thiết là ám chỉ sự đảo chiều thị trường mà đúng hơn là dự đoán rằng thị trường không thể tiếp tục xu hướng trước đó. Tuy nhiên đôi khi mô hình này có thể cảnh báo một sự thay đổi quan trọng về xu hướng, đặc biệt tại những đáy của thị trường.

Sự xác nhận đảo xu hướng vào ngày thứ 3 yêu cầu đảm bảo rằng xu hướng đã đảo ngược với một dạng nến tăng giá, một khoảng trống lớn đi lên (gap up) hoặc mức giá đóng cửa cao hơn vào ngày thứ 3.

(5) Kinh nghiệm: 

Về truyền thống thì mô hình Harami cho thấy những dấu hiệu đảo chiều mạnh hơn mô hình Harami Cross (mô hình Harami Cross đặc trưng với dạng nến ngày thứ 2 là một Doji Cross). Vì Harami phản ánh giá mở cửa rồi đóng cửa cao hơn nên nó ám chỉ người đầu tư giá lên chiếm ưu thế thị trường hơn đối với mô hình Harami Cross chỉ có thể hình thành Doji thể hiện sự thiếu quả quyết.

Trong các thị trường dao động dập dềnh thì dấu hiệu này xảy ra thường xuyên với tầm quan trọng thấp. Nhưng nếu mô hình này xuất hiện sau một xu hướng giảm giá kéo dài thì nó có tầm quan trọng cao hơn.


Bài 16: Mô hình Bullish Tri Star


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 3

(2) Mô tả:

Bullish Tri Star là một dạng nến rất hiếm thấy nhưng là dấu hiệu đảo chiều tại đáy quan trọng. Ba dạng nến ngôi sao hình thành nên mô hình này. Doji ở giữa là Doji Star.

chi tiết mô hình  nến nhật  Bullish Tri Star,ý nghĩa Bullish Tri Star,phân tích tâm lý Bullish Tri Star trong giao dịch vàng ngoại hối forex


(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng giảm giá. Xuất hiện 3 Doji kế tiếp nhau. Doji ngày thứ 2 tạo khoảng trống xuống dưới Doji thứ nhất và Doji thứ 3.


(4) Phân tích tâm lý:

Trong trường hợp Bullish Tri Star, chúng ta thấy thị trường theo xu hướng downtrend trong một thời gian dài. Tuy nhiên xu hướng đang yếu dần cho thấy những thân nến có thể ngày càng nhỏ dần. Doji đầu tiên là điều gây lo lắng. Doji thứ 2 rõ ràng cho thấy rằng thị trường đang mất dần xu hướng của nó. Cuối cùng thì Doji thứ 3 cảnh báo xu hướng downtrend kết thúc. Mô hình này ám chỉ có quá nhiều sự thiếu quả quyết của người tham gia thị trường dần đến khả năng đảo chiều.

Sự xác nhận vào ngày thứ 4 yêu cầu đảm bảo xu hướng downtrend đảo chiều, dưới hình thức một dạng nến màu xanh hoặc trắng, một khoảng trống đi lên hoặc mức giá đóng cửa cao hơn.

(5) Kinh nghiệm: 

Một nến Doji thể hiện sự do dự của thị trường vì người mua cũng như người bán không thể đẩy giá đóng cửa cách xa với giá mở cửa. Kiểu hành động này rất phổ biến trong những thời kỳ hoạt động thị trường hạn chế như những ngày nghỉ. Nhưng sau một xu hướng giảm giá kéo dài hoặc trong những thời kỳ khối lượng giao dịch ở mức cao thì nhiều Doji có thể báo hiệu sự đảo chiều.

Người phân tích nến Nhật sẽ chờ cơ hội mua xuất hiện sau mô hình Bullish Tri Stars.

Phiên bản của thị trường không phải forex thường thấy nhiều khoảng trống giữa các Doji. Dĩ nhiên những khoảng trống như thế rất khó thấy trong các thị trường forex vì thế dấu hiệu này xuất hiện dưới dạng 3 Doji xếp hàng.

Bài 15: Mô hình Bullish Doji Star


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 2

(2) Mô tả:

Bullish Doji Star là một dạng nến Short Candlestick (nến có thân nhỏ), một Spinning Top (nến hình trục xe), một High Wave hay một Doji tạo khoảng trống so với dạng nến giảm giá có thân dài trước đó trong một xu hướng downtrend.

chi tiết mô hình nến Bullish Doji Star,ý nghĩa mô hình nến Bullish Doji Star,phân tích tâm lý mô hình nến Bullish Doji Star trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng giảm giá. Nến thứ nhất màu đen hoặc đỏ, nến thứ 2 là một Short Candlestick, hoặc Spinning Top, hoặc High Wave hay là Doji tạo khoảng trống xuống dưới giá đóng cửa của nến thứ nhất, bóng nến của Doji không quá dài.


(4) Phân tích tâm lý:

Xu thế giảm giá đầy mạnh mẽ vào ngày thứ nhất. Tất cả niềm tin được xây dựng bởi nhà đầu tư giá xuống từ ngày thứ nhất bị hủy hoại khi dạng nến ngày thứ 2 đóng cửa gần giá mở cửa. Những người đóng trạng thái bán sẽ nhanh chóng xuất hiện nếu ngày kế tiếp mở cửa cao hơn.

Sự xác nhận đảo chiều vào ngày thứ 3 là điều được yêu cầu. Sự xác nhận này dưới hình thức một dạng nến màu xanh hoặc trắng, một khoảng trống đi lên hoặc mức giá đóng cửa cao hơn.

(5) Kinh nghiệm: 

Sự xác nhận vào ngày thứ 3 sẽ trở thành mô hình Morning Star Doji.

Trong các thị trường không phải forex không giao dịch 24 giờ/ngày thì nhà đầu tư chờ đợi thêm những dấu hiệu sức mạnh ở mô hình này khi kỳ vọng một khoảng trống xuất hiện vào ngày thứ 2 khi Doji Star mở cửa dưới mức giá đóng cửa của ngày trước đó. Một khoảng trống như thế hiếm khi xảy ra ở thị trường forex vì thế đôi khi khó mà kỳ vọng điều lý tưởng như lý thuyết.

Bài 14: Mô hình Bullish Gravestone Doji


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình 

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 2

(2) Mô tả:
Gravestone Doji (Doji bia đá) là một dạng Doji đặc biệt có giá mở cửa và giá đóng cửa bằng với mức giá thấp nhất trong ngày. Mô hình Bullish Gravestone Doji Pattern là một dấu hiệu đảo chiều tại đáy thị trường. Tương tự như “người em họ” của nó là mô hình Bullish Inverted Hammer thì nó xuất hiện trong một xu hướng downtrend và thể hiện khả năng đảo chiều xu hướng giá.

chi tiết mô hình nến Gravestone Doji,ý nghĩa mô hình nến Gravestone Doji,phân tích tâm lý mô hình nến Gravestone Doji trong giao dịch vàng ngoại hối forex


(3) Tiêu chí nhận diện:

Đặc trưng thị trường là xu hướng giảm giá; ở biên dưới của biên độ giao dịch xuất hiện một dạng nến giảm giá, sau đó là một Doji không có bóng dưới và có bóng trên rất dài vào ngày thứ 2 và cũng không yêu cầu khoảng trống giá.


(4) Phân tích tâm lý:

Thị trường mở cửa dưới mức giá đóng cửa của ngày hôm trước sau đó có một đợt tăng giá ngắn nhưng đợt tăng giá này không đủ sức đưa giá cao hơn mức giá đóng cửa của ngày hôm trước. Sau đó giá đảo chiều và giảm xuống mức thấp nhất trong ngày. Dao động giá như thế cho thấy tình trạng bán khống tạo khả năng tăng giá trong những ngày tiếp theo. Không có dấu hiệu nào báo hiệu sự đảo chiều chắc chắn song nếu ngày kế tiếp giá mở cửa nằm trên thân nến của Gravestone Doji thì chứng tỏ những người bán khống tại giờ mở cửa hoặc đóng cửa của ngày hình thành Doji bia đá đã thua lỗ. Thị trường càng duy trì trên thân nến của Doji bia đá thì càng có khả năng bù lỗ cho những đợt bán khống đó. Đợt bán khống đó sẽ thúc đẩy một đợt tăng giá và cũng khuyến khích những người canh giá thấp mua vào. Doji bia đá tăng giá tượng trưng cho nấm mồ của những người đầu cơ giá xướng đã chết vì bảo vệ trạng thái của họ.

(5) Kinh nghiệm: 

Dù mô hình này có sức báo hiệu trung bình song đợt tăng giá trong ngày xuất hiện Gravestone Doji là cảnh báo đối với người đầu tư giá xuống rằng xu hướng downtrend đang mất dần xung lượng và người đầu tư giá xuống có thể thoát khỏi thị trường càng sớm càng tốt.

Nhà đầu tư theo nến Nhật đối với mô hình này sẽ đợi ngày kế tiếp để xem xét nếu nhà đầu tư giá lên có thể kiểm soát xu hướng thị trường hay không. Khi giá ở ngày thứ 3 duy trì trên Gravestone Doji thì điều đó cho thấy các trạng thái bán có thể bị thua lỗ vì thế nên đóng các trạng thái bán và dẫn đến sự suy yếu của thị trường đầu tư giá xuống. Nhiều người săn giá đáy sẽ bắt đầu mua một khi điều đó xảy ra, dẫn đến khả năng đảo chiều.

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức