(1) Giới thiệu chung:
- Loại: đảo chiều
- Báo hiệu: tăng giá
- Độ tin cậy: trung bình
- Yêu cầu xác nhận: đề nghị
- Số nến: 2
(2) Mô tả:
Bullish Harami là một mô hình 2 nến đặc trưng với một thân nến trắng (hoặc xanh) nhỏ nằm gọn trong lòng sau một thân nến đen (hoặc đỏ) tương đối dài. “Harami” là từ tiếng Nhật cổ có nghĩa là “mang bầu”. Nến đen dài là “mẹ” và nến trắng nhỏ là “thai nhi”.
(3) Tiêu chí nhận diện:
Thị trường đặc trưng với xu hướng giảm giá. Xuất hiện nến giảm giá có thân dài vào ngày thứ nhất. Sau đó xuất hiện dạng nến tăng giá vào ngày thứ 2 có thân nến nhỏ hoàn toàn bị bao trùm bởi thân nến ngày thứ nhất. Các bóng nến của nến tăng giá không nhất thiết phải bị bao trùm trong thân nến giảm giá, song nếu được như thế thì càng tốt.
(4) Phân tích tâm lý:
Mô hình Bullish Harami là một dấu hiệu về sự chênh lệnh sức khỏe của thị trường. Thị trường theo xu hướng giảm giá tiếp tục được khẳng định bằng dạng nến giảm giá dài; sức bán mạnh phản ánh qua một thân nến đen dài nhưng rồi xuất hiện một thân nến nhỏ tăng giá cho thấy khả năng đảo chiều xu hướng. Điều này thể hiện lực bán của người đầu cơ giá xuống đã suy yếu và báo hiệu khả năng đảo chiều.
Nhân tố quyết định của mô hình này chính là dạng nến thứ 2 có thân nến nhỏ bị bao trùm bởi thân nến trước. Mô hình Bullish Harami không nhất thiết là ám chỉ sự đảo chiều thị trường mà đúng hơn là dự đoán rằng thị trường không thể tiếp tục xu hướng trước đó. Tuy nhiên đôi khi mô hình này có thể cảnh báo một sự thay đổi quan trọng về xu hướng, đặc biệt tại những đáy của thị trường.
Sự xác nhận đảo xu hướng vào ngày thứ 3 yêu cầu đảm bảo rằng xu hướng đã đảo ngược với một dạng nến tăng giá, một khoảng trống lớn đi lên (gap up) hoặc mức giá đóng cửa cao hơn vào ngày thứ 3.
(5) Kinh nghiệm:
Về truyền thống thì mô hình Harami cho thấy những dấu hiệu đảo chiều mạnh hơn mô hình Harami Cross (mô hình Harami Cross đặc trưng với dạng nến ngày thứ 2 là một Doji Cross). Vì Harami phản ánh giá mở cửa rồi đóng cửa cao hơn nên nó ám chỉ người đầu tư giá lên chiếm ưu thế thị trường hơn đối với mô hình Harami Cross chỉ có thể hình thành Doji thể hiện sự thiếu quả quyết.
Trong các thị trường dao động dập dềnh thì dấu hiệu này xảy ra thường xuyên với tầm quan trọng thấp. Nhưng nếu mô hình này xuất hiện sau một xu hướng giảm giá kéo dài thì nó có tầm quan trọng cao hơn.
- Loại: đảo chiều
- Báo hiệu: tăng giá
- Độ tin cậy: trung bình
- Yêu cầu xác nhận: đề nghị
- Số nến: 2
(2) Mô tả:
Bullish Harami là một mô hình 2 nến đặc trưng với một thân nến trắng (hoặc xanh) nhỏ nằm gọn trong lòng sau một thân nến đen (hoặc đỏ) tương đối dài. “Harami” là từ tiếng Nhật cổ có nghĩa là “mang bầu”. Nến đen dài là “mẹ” và nến trắng nhỏ là “thai nhi”.
(3) Tiêu chí nhận diện:
Thị trường đặc trưng với xu hướng giảm giá. Xuất hiện nến giảm giá có thân dài vào ngày thứ nhất. Sau đó xuất hiện dạng nến tăng giá vào ngày thứ 2 có thân nến nhỏ hoàn toàn bị bao trùm bởi thân nến ngày thứ nhất. Các bóng nến của nến tăng giá không nhất thiết phải bị bao trùm trong thân nến giảm giá, song nếu được như thế thì càng tốt.
(4) Phân tích tâm lý:
Mô hình Bullish Harami là một dấu hiệu về sự chênh lệnh sức khỏe của thị trường. Thị trường theo xu hướng giảm giá tiếp tục được khẳng định bằng dạng nến giảm giá dài; sức bán mạnh phản ánh qua một thân nến đen dài nhưng rồi xuất hiện một thân nến nhỏ tăng giá cho thấy khả năng đảo chiều xu hướng. Điều này thể hiện lực bán của người đầu cơ giá xuống đã suy yếu và báo hiệu khả năng đảo chiều.
Nhân tố quyết định của mô hình này chính là dạng nến thứ 2 có thân nến nhỏ bị bao trùm bởi thân nến trước. Mô hình Bullish Harami không nhất thiết là ám chỉ sự đảo chiều thị trường mà đúng hơn là dự đoán rằng thị trường không thể tiếp tục xu hướng trước đó. Tuy nhiên đôi khi mô hình này có thể cảnh báo một sự thay đổi quan trọng về xu hướng, đặc biệt tại những đáy của thị trường.
Sự xác nhận đảo xu hướng vào ngày thứ 3 yêu cầu đảm bảo rằng xu hướng đã đảo ngược với một dạng nến tăng giá, một khoảng trống lớn đi lên (gap up) hoặc mức giá đóng cửa cao hơn vào ngày thứ 3.
(5) Kinh nghiệm:
Về truyền thống thì mô hình Harami cho thấy những dấu hiệu đảo chiều mạnh hơn mô hình Harami Cross (mô hình Harami Cross đặc trưng với dạng nến ngày thứ 2 là một Doji Cross). Vì Harami phản ánh giá mở cửa rồi đóng cửa cao hơn nên nó ám chỉ người đầu tư giá lên chiếm ưu thế thị trường hơn đối với mô hình Harami Cross chỉ có thể hình thành Doji thể hiện sự thiếu quả quyết.
Trong các thị trường dao động dập dềnh thì dấu hiệu này xảy ra thường xuyên với tầm quan trọng thấp. Nhưng nếu mô hình này xuất hiện sau một xu hướng giảm giá kéo dài thì nó có tầm quan trọng cao hơn.