BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn cuc du tru lien bang FED. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cuc du tru lien bang FED. Hiển thị tất cả bài đăng

15/7/14

SPDR tăng nắm giữ vàng lên 808,73 tấn

Ngày 14/7, SPDR tiếp tục tích trữ vàng trong bối cảnh giá vàng giảm mạnh nhất 7 tháng.
Quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR mua vào gần 8,2 tấn vàng trong ngày 14/7 sau khi đã tích trữ thêm khoảng 17 tấn trong gần 1 tháng, từ ngày 16/6 đến 11/7.

Tính đến ngày 14/7, lượng vàng SPDR nắm giữ đã tăng lên 808,73 tấn, ghi nhận mức cao nhất kể từ ngày 8/4. Tuy nhiên, tổng tài sản của quỹ lại giảm xuống 33,95 tỷ USD, giảm 382,57 triệu USD so với phiên giao dịch ngày 11/7.
SPDR nâng khối lượng dự trữ 
Nguyên nhân tổng tài sản của SPDR giảm là do giá vàng giao tháng 8 giảm 30,7 USD xuống 1.306,7 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 14/7 (giờ Mỹ) sau khi căng thẳng trong hệ thống ngân hàng Bồ Đào Nha đã dịu bớt. Khối lượng giao dịch cao hơn 66% so với mức trung bình 100 ngày.

Vàng giảm giá đã kích thích giới đầu tư ồ ạt mua vào trong thời gian gần đây. Biên bản cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy, các nhà hoạch định chính sách chưa thể thống nhất thời gian tăng lãi suất sau khi kết thúc chương trình mua tài sản vào tháng 10. Ngày 7/7, Ngân hàng Goldman Sachs cùng với JPMorgan và Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ cùng dự đoán rằng, Fed sẽ tăng lãi suất sớm hơn vào quý III/2015 so với dự kiến (quý I/2016).

Trong khi đó, thị trường vàng vật chất cũng khá bất ngờ khi tân chính phủ Ấn Độ thông báo sẽ duy trì chính sách hạn chế nhập khẩu vàng trước đó. Theo đó, thuế nhập khẩu vàng tăng lên 10% so với mức 2% trước đó và 20% khối lượng vàng nhập khẩu phải được chế tác để tái xuất khẩu, nhằm kìm hãm tình trạng trượt giá của đồng rupee và giảm thâm hụt tài khoản vãng lai.
Nguồn:Gafin

6/6/14

Fed Đang Lạm Dụng Hệ Thống Khi Chỉ Biết In Tiền

Chính sách tiền tệ được thực hiện bởi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới thực tế là để ngăn chặn các thị trường bị cuốn trôi và giúp nền kinh tế được cải thiện mạnh mẽ hơn…

Tuy nhiên, sự bất bình đẳng ở đây đang ngày càng lộ rõ. Chẳng cần tới khoảng cách chênh lệch 1% mà chỉ 0.1% thôi thì chúng ta cũng cần phải suy nghĩ rồi. Rõ ràng là việc in tiền đang giúp giới giao dịch tài sản tài chính và những người nắm giữ bất động sản xúng xính hơn trong khi đại đa số những người còn lại đang trở nên nghèo khó.


Fed có những con số thống kê này. Bản thân họ cũng tự mình biên lại. Kể từ năm 2007, phần lớn những người dân Mỹ được coi là giàu có ngày hôm nay đã nghèo đi 40%. Tuy nhiên, 0.1% trong số đó lại giàu hơn. Đó chính là vấn đề.

Khi bất bình đẳng giàu nghèo gia tăng, chi phí của đại đa số sẽ tăng lên, sau đó bạn sẽ thấu hiểu câu nói của chính trị gia nổi tiếng người Pháp tên là Hollance: “Nếu mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với bạn, nếu bạn đang đau khổ thì đó chính là lỗi của những người giàu có- những người đang lợi dụng hệ thống”.

Thực tế mà nói, người giàu không lạm dụng hệ thống. Họ hành xử theo cách tư bản. Chỉ có Fed đang lạm dụng hệ thống bằng cách in tiền và in tiền. Chính điều này đã đã khiến chi phí sinh hoạt của người nhận thu nhập thấp tăng đi lên mạnh mẽ bởi chi phí năng lượng, chi phí vận chuyển, chi phí y tế và chi phí thức ăn bị xáo trộn.

Tuy nhiên, những người giàu có lại chẳng hề đau khổ vì thực phẩm chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí của họ. Con số này chẳng đáng để so sánh với chi phí máy bay tư nhân, do đó, họ không lấy bận lòng về điều đó.

Nhưng nếu thu nhập hộ gia đình của bạn chỉ là $40,000 và bạn phải chi tới 30% đến 40% cho lương thực, năng lượng và giao thông vận tải hàng năm, liệu vấn đề giá cả tăng không làm bạn lo lắng? Rõ ràng, đại đa số người dân đều đang trở nên khó khăn hơn, trong khi chỉ có 0.1% cuộc sống được coi là thiên đường. Hi vọng tình trạng này sẽ nhanh chóng thay đổi vào một ngày nào đó.

Fx4pro sưu tầm

5/6/14

Janet Yellen Sẽ Bảo Vệ Đồng Đô La ?

Lợi tức trái phiếu giảm đã khiến chỉ số đồng USD rơi xuống mức đáy 6 tháng. Đồng bạc xanh bị bán ra so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác, đặc biệt là áp lực lớn trên cặp AUD/USD và NZD/USD.

12/5/14

Giới đầu tư lại dự báo sai giá vàng khi Fed liên tục nới lỏng tiền tệ


Giới đầu tư vàng đánh giá sai về giá vàng tuần thứ 2 liên tiếp do triển vọng cắt giảm kích thích của Fed đã kéo giảm giá hợp đồng kỳ hạn.


Ngày 6/5, các quỹ tài sản tăng vị thế mua ròng dài hạn lên cao nhất kể tháng 2. 

Ngày 7/5, giá vàng giảm mạnh nhất trong 3 tuần sau khi chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen nhận định, đợt cắt giảm thứ 4 của chương trình mua trái phiếu hàng tháng mà ngân hàng trung ương đề ra là phù hợp vì nền kinh tế Mỹ đã đạt được đà tăng trưởng cơ bản và đầy đủ.

Trong 14 tuần kể từ tháng 1, giới đầu tư đã 7 lần đặt cược sai khi giá vàng giảm 8,9% sau khi chạm mốc cao nhất 6 tháng vào ngày 17/3. Bà Yellen phát biểu vào ngày 7/5 rằng, mặc dù lãi suất sẽ ở mức cận 0 thêm một khoảng thời gian đáng kể nữa nhưng các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục giảm tốc độ của chương trình mua tài sản như đã tính toán.

Giá hợp đồng kỳ hạn của vàng giảm 1,2% xuống 1.287,60 USD/ounce vào tuần trước, và tăng 7,1% trên sàn Comex tính đến thời điểm hiện tại của năm 2014. 

Theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ, vị thế mùa ròng dài hạn của vàng tăng 14% lên 102.895 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn tính đến ngày 6/5, đánh dấu mức cao nhất 5 tuần. Các hợp đồng ngắn hạn đặt cược vào sự giảm giá của vàng giảm 1,3% xuống 28.320 hợp đồng.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã cắt giảm thêm 10 tỷ USD chương trình mua trái phiếu hàng tháng. Ngày 5/5, Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ tiếp tục giảm xuống 1.050 USD/ounce vào cuối năm 2014 do nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ.

Ngày 8/5, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm 26.000 đơn xuống 319.000 đơn tính đến ngày 3/5. Nắm giữ của các quỹ ETF vàng giảm tuần thứ 8 liên tiếp và là đợt giảm dài nhất kể từ tháng 1/2014.

Ngày 7/5, bà Yelllen cho biết, kinh tế Mỹ vẫn cần điều tiết tiền tệ ở mức độ cao do thị trường nhà đất suy thoái cùng với căng thẳng địa chính trị leo thang.

Giá vàng đã chạm mốc cao nhất 3 tuần vào ngày 5/5 do nhu cầu về vàng với tư cách là tài sản trú ẩn tăng cao khi chính phủ Ukraine và các phần tử ly khai thân Nga xảy ra bạo lực dẫn đến thương vong. Phương Tây tiếp tục áp dụng những biện pháp trừng phạt Nga vì cho rằng nước này là nguyên nhân gây ra bất ổn tại miền đông Ukraine sau khi sáp nhập Crimea vào tháng 3.


Nguồn Theo DVO/ Bloomberg

8/5/14

USD tăng giá trước cuộc họp ECB


Giới đầu tư đang hướng về quyết định chính sách của ECB trong ngày 8/5 trong bối cảnh lạm phát thấp và có khả năng ngân hàng sẽ nới lỏng thêm.



Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh - tăng lên 79,238 điểm. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác - tăng lên 72,54 điểm.

Euro giảm xuống giao dịch ở 1,3910 USD/EUR so với 1,3928 USD/EUR trong phiên giao dịch cuối ngày 6/5. Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ họp chính sách và công bố quyết định cuối cùng trong ngày 8/5 với dự báo sẽ không có sự thay đổi trong chính sách.


Trong khi đó, ngày 7/5, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen nhấn mạnh, vẫn cần duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng do nền kinh tế vẫn trì trệ.

Trong phiên điều trần trước Hội đồng Kinh tế, bà Yellen từ chối nói về thời điểm tăng lãi suất sau khi Fed kết thúc chương trình mua trái phiếu hàng tháng. Bà cho biết, sẽ theo dõi những diễn biến trên thị trường nhà đất.

USD tăng giá so với yên, giao dịch ở 101,90 JPY/USD so với 101,68 JPY/USD trong phiên giao dịch cuối ngày 6/5. USD giảm 3,2% so với yên tính đến thời điểm hiện tại của năm 2014.


Trong năm nay, USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác ngay cả khi Fed tiếp tục giảm tốc độ của chương trình mua trái phiếu hàng tháng và nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, cam kết của Fed giữ mức lãi suất thấp sau khi kết thúc chương trình kích thích là do sự suy yếu của USD. Tăng lãi suất sẽ khiến các tài sản của Mỹ thu hút giới đầu tư nhiều hơn. Một lý do khác có thể là các nhà quản lý ngân hàng dự trữ đã tăng cường tích trữ trái phiếu chính phủ Mỹ, khiến lợi suất giảm xuống.

Đô la Úc giảm xuống giao dịch ở 93,28 USD/AUD so với 93,56 USD/AUD trong phiên giao dịch cuối ngày 6/5.


Số liệu cho thấy, tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ tại Trung Quốc đang chậm lại với chỉ số PMI dịch vụ theo HSBC, giảm xuống 51,4 điểm trong tháng 4 so với 51,9 điểm trong tháng 3. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc.

Bảng Anh giảm giá, giao dịch ở 1,6955 USD/GBP từ 1,6978 USD/GBP trong phiên giao dịch cuối cùng của ngày 6/5. Ngân hàng Anh sẽ công bố quyết định chính sách trong ngày 8/5 với dự báo sẽ không có sự thay đổi đáng kể.

Theo Reuters, ngày 7/5, Tổng thống Nga cho biết sẵn sàng đàm phán để giải quyết khủng hoảng tại Ukraine với lãnh đạo của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu. Ông Putin cũng kêu gọi các phần tử ly khai thân Nga tại phía đông nam của Ukraine hoãn cuộc trưng cầu dân ý.


Nguồn Theo DVO/ Market Watch

Chủ tịch Fed vẫn cam kết kích thích kinh tế


“Nhiều người Mỹ muốn có việc làm vẫn đang thất nghiệp và lạm phát thì cách xa mức mục tiêu 2%”, Janet Yellen phát biểu trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen khẳng định một cách rõ ràng rằng bà tin tưởng nền kinh tế vẫn cần đến các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ. Đã 5 năm sau khủng hoảng nhưng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát vẫn cách xa mục tiêu của Fed.

“Chính sách tiền tệ linh hoạt vẫn được đảm bảo”, bà Yellen phát biểu trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ. “Nhiều người Mỹ muốn có việc làm vẫn đang thất nghiệp và lạm phát thì cách xa mức mục tiêu 2%”, bà nói.

Bà Yellen cũng nhấn mạnh những điểm yếu của thị trường lao động Mỹ như số người thất nghiệp dài hạn ở mức cao ngay cả khi triển vọng kinh tế đã được cải thiện.

Theo Michelle Meyer – chuyên gia kinh tế tại Bank of America, Chủ tịch Fed muốn nhắc lại rằng vẫn còn những khó khăn phía trước và còn quá sớm để nghĩ đến việc cắt bỏ hoàn toàn chính sách kích thích kinh tế. 

Bà cũng liên tiếp từ chối đưa ra thời điểm cụ thể khi nào sẽ nâng lãi suất. “Không có công thức hoặc lộ trình cụ thể nào cho thời điểm đó”, bà nói. 

Janet Yellen nhận định thị trường nhà ở vẫn là một rủi ro đối với kinh tế, bên cạnh những rủi ro như căng thẳng địa chính trị leo thang và căng thẳng tài chính ở các thị trường mới nổi. 


Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

6/5/14

USD đi ngang trước dự đoán về thời điểm Fed tăng lãi suất


Giới đầu tư tập trung vào các số liệu kinh tế và bài phát biểu của các quan chức Fed về thời điểm tăng lãi suất.


Lĩnh vực dịch vụ và các công ty trong lĩnh vực phi sản xuất của Mỹ đã đạt được đà phục hồi trong tăng trường vào tháng 4 với chỉ số phi sản xuất của Viện quản lý nguồn cung lên mức cao nhất trong 6 tháng.

Số việc làm mà nền kinh tế Mỹ tạo ra đạt mức cao nhất trong hơn 2 năm trong tháng 4, khiến thị trường ngày càng tin tưởng vào sự phục hồi của thị trường lao động. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, để USD vượt ra khỏi phạm vi tỷ giá giao dịch gần đây đối với các đồng tiền mạnh thì số liệu kinh tế cần phải mạnh mẽ hơn nữa, đủ để buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đẩy nhanh hơn quá trình cắt giảm chương trình mua trái phiếu hoặc thay đổi quan điểm về việc tăng lãi suất. Hiện tại, Fed quyết định giữ nguyên mức lãi suất cận 0 thêm một thời gian đáng kể nữa sau khi kết thúc chương tình mua trái phiếu. 

Tình trạng bạo lực vẫn tiếp tục leo thang vào cuối tuần trước và một xung đột bùng nổ tại Slovyansk vào ngày 5/5 do lực lượng ly khai thân Nga cầm đầu.

Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh - giảm xuống 79,505 điểm. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác - giảm xuống 72,81 điểm.

USD giảm nhẹ giao dịch ở 102,13 JPY/USD. Thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ vào ngày 5/5.


Giao dịch ngoại hối khá yên ắng do giới đầu tư chờ đợi dữ liệu và quyết định của các ngân hàng trung ương có thể sẽ thay đổi quan điểm trên thị trường như thời điểm tăng lãi suất tại Mỹ và Anh hay thực hiện nới lỏng hơn nữa của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Giai đoạn biến động ít đã khiến giới đầu tư quay sang với các đồng tiền lợi suất cao hơn của khối thị trường mới nổi.

USD tăng 1,1% so với real của Brazil.

Euro tăng không đáng kể với USD ở 1,3876 USD/EUR với giá sản xuất của khu vực đồng euro giảm 0,2% trong tháng 3. 


Bảng Anh gần như không đổi so với USD, giao dịch ở 1,6870 USD/GBP. Thị trường ở London đóng cửa nghỉ lễ vào ngày 5/5.


Trong khi đó, số liệu sản xuất tiêu cực của Trung Quốc lại khiến thị trường châu Á giảm điểm. Theo số liệu HSBC và Markit Economics công bố ngày 5/5, chỉ số PMI của Trung Quốc đạt 48,1 điểm trong tháng 4, nhỉnh hơn so với 48 điểm của tháng 3 và thấp hơn so với ước tính của Bloomberg News. 

Đô la Úc tăng so với USD, giao dịch ở 92,75 USD/AUD.




Nguồn Theo DVO/ Market Watch

5/5/14

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới

1. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng và suy thoái

Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh, được thể hiện qua sức tăng trong Tổng sản phẩm quốc nội – GDP, nhu cầu chi tiêu tiêu dùng mạnh, giá cả các hàng hóa cũng tăng theo, số lượng người thất nghiệp giảm xuống rõ rệt,…biến động của các kênh đầu tư như tiền tệ, chứng khoán là những kênh đầu tư hứa hẹn lợi nhuận tiềm tàng hấp dẫn và rủi ro vừa phải, trong khi đó các tài sản đầu tư mang tính chất an toàn và dài hạn như kim loại quý, đặc biệt là kim loại vàng rất hiếm khi nằm trong danh mục đầu tư triển vọng của nhà đầu tư.

Tuy nhiên vì một nguyên do nào đó mà nền kinh tế chuyển dịch từ giai đoạn tăng trưởng cực thịnh sang giai đoạn tăng trưởng chậm, rồi tới suy thoái, thì kim loại vàng lại trở thành tài sản đầu tư đứng đầu trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư. Ví dụ điển hình là biến động của giá vàng trong hai năm tài chính 2007 và 2008, giá tăng gần 800 USD/oz từ mức thấp 650 USD/oz lên mức cao kỷ lục 1032 USD/oz vào giữa tháng 03-2008.

2. Lạm phát và giảm phát

Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mạnh dễ dẫn đến lạm phát gia tăng, đồng tiền mất giá, ngược lại khi nền kinh tế tăng trưởng chậm và trì trệ trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng giảm phát, khi giá cả hàng hóa giảm nhiều hơn so với mức giá chung của nền kinh tế. 

Trong bối cảnh lạm phát, nhà đầu tư thường có xu hướng tìm đến các kim loại quý, đặc biệt là kim loại vàng như một lựa chọn tối ưu nhất cho danh mục đầu tư của mình, nhằm bảo vệ tài sản của mình trước nguy cơ mất giá khi thị trường có biến động giá lớn. Mặt khác, khi nền kinh tế chuyển sang giảm phát, kim loại vàng cũng khó tránh khỏi số phận giảm giá tương tự như các hàng hóa khác, khi nhu cầu thanh khoản tăng cao. Tuy nhiên, tầm quan trọng của vàng trong cả thời kỳ kinh tế lạm phát hay giảm phát vẫn không thay đổi, nó vẫn là tài sản vô cùng quý giá.

Đối với chính phủ hay ngân hàng trung ương: vàng là một loại hàng hóa có giá trị cao và là một trong những kênh đầu tư chống lạm phát hiệu quả, góp phần ổn định nội tệ và chống phá giá một số ngoại tệ mạnh. Trong thời kỳ kinh tế lạm phát hoặc có dấu hiệu lạm phát cao, chính phủ hay ngân hàng trung ương thường bán vàng cho doanh nghiệp kinh doanh vàng; doanh nghiệp kinh doanh vàng sẽ bán vàng cho nhân dân, thu một phần tiền mặt trong lưu thông về ngân hàng trung ương.

Đối với ngân hàng: lãi suất tín dụng của ngân hàng sẽ hạ nhiệt khi các doanh nghiệp kinh doanh vàng tăng cường huy động vốn bằng vàng với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với huy động vốn bằng tiền mặt. Doanh nghiệp dùng vàng huy động bán cho nhân dân, thu về tiền mặt, hỗ trợ thanh khoản và trung hòa lượng VNĐ đã mua ngoại tệ USD.
Đối với người dân: người dân gửi vốn bằng vàng vừa bảo toàn vốn mà vẫn có lãi, mặc dù lãi suất gửi vốn bằng vàng không cao như gửi bằng tiền mặt, nhưng trong bối cảnh lạm phát thì gửi tiết kiệm bằng vàng vẫn có lãi.

3. Nguồn cung và nhu cầu vàng vật chất
Ø Nguồn cung vàng vật chất


Tài nguyên vàng vốn được coi là loại tài nguyên hữu hạn, do đó việc khai thác tài nguyên này thường không mang lại hiệu suất lao động cao như trong khai thác và sản xuất các hàng hóa hay dịch vụ khác trong nền kinh tế không ngừng vận động và phát triển như hiện nay.



Lượng vàng lưu thông trên thế giới có được từ hoạt động khai thác hằng năm là rất ít, chỉ đạt trung bình 2.500 tấn do vàng chủ yếu nằm trong dự trữ của các quỹ đầu tư, các ngân hàng trung ương, nhà đầu tư,…chưa kể lượng vàng có trong các linh kiện điện tử, vàng trang sức do người dân nắm giữ. Do đó nguồn cung vàng không chỉ có được từ khai thác, mà còn từ dự trữ của các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư và kể cả từ nhà đầu tư, từ dân chúng, khi các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư và dân chúng thực hiện bán vàng.

Tổng lượng vàng dự trữ ở trên toàn thế giới vào khoảng 125.000-130.000 tấn, trong đó các ngân hàng trung ương nắm giữ khoảng 25.000 tấn. Nắm giữ vàng nhiều nhất là các ngân hàng trung ương của Mỹ, Đức, Thụy Sĩ, Pháp và Italy.

Trong năm 2008, sản lượng vàng toàn cầu đạt mức 2.400 tấn, trong đó Trung Quốc đã trở thành quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới với sản lượng 288 tấn và Mỹ đứng thứ hai với 234 tấn.
Sản lượng vàng năm 2009 được kỳ vọng sẽ giảm sút do bối cảnh kinh tế bất ổn, trong đó sản lượng vàng của Australia là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản lượng, được dự kiến sẽ chỉ đạt 224 tấn, trong khi đó Nam Phi – quốc gia có sản xuất vàng hàng đầu thế giới chưa có số liệu dự kiến, nhưng người ta dự đoán sản lượng năm nay chắc chắn thấp hơn so với mức 296 tấn của năm 2008.

Theo dự đoán của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp và Kinh tế Tài nguyên Australia (ABARE), sản lượng vàng thế giới năm 2009 sẽ tăng đạt 2.476 tấn, nhờ sản lượng của Trung Quốc và Indonesia tăng.

Ø Nhu cầu vàng vật chất 


Nhu cầu vàng chủ yếu bị lèo lái từ các nhân tố như lạm phát, đồng tiền mất giá, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng,…buộc các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư phải tăng mức nắm giữ vàng nhiều hơn bình thường để bảo toàn giá trị tài sản, làm cho nhu cầu vàng tăng nhanh. Trong khi đó, nền kinh tế ổn định với lạm phát vừa phải sẽ hạn chế nhu cầu vàng.

Nhu cầu vàng toàn cầu hàng năm thường chỉ đạt mức trung bình 4000 tấn, trong đó Ấn Độ - quốc gia có sức tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới đạt nhập khẩu trung bình 700 tấn đến 800 tấn vàng mỗi năm, tương đương gần 30% nhu cầu toàn thế giới. Nhu cầu vàng của Ấn Độ thường tăng cao trong các dịp lễ hội, mùa cưới,… đặc biệt là trong hai mùa lễ hội lớn của người Hindu là lễ hội Akshaya Tritiya vào ngày 27/04 và lễ hội Dhanteras thường diễn ra vào tháng 10 hằng năm.

Trong năm 2008 vừa qua, nhu cầu vàng thế giới tăng lên tới 3,66 nghìn tấn, tăng 4% so với năm 2007 mặc dù nhu cầu sử dụng kim loại quý cho ngành kim hoàn và công nghiệp đều giảm. Nhu cầu vàng năm 2008 tăng là do nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, xuất hiện nhiều dấu hiệu suy thoái, thị trường tài chính khủng khoảng và niềm tin của nhà đầu tư giảm sút,…khiến hoạt động giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán thưa thớt, tạo điều kiện phát triển cho thị trường vàng khi dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ kênh chứng khoán và bất động sản sang kênh đầu tư vàng, hỗ trợ nhu cầu đầu tư vàng tăng.

Năm 2009 với bối cảnh kinh tế chưa có dấu hiệu sáng sủa hơn so với năm 2008, nhiều quốc gia vẫn chìm ngập trong hàng loạt các chính sách kích thích kinh tế và chi tiêu chưa hiệu quả, thì nhu cầu trên thị trường vàng thế giới thời gian này sẽ chủ yếu phụ thuộc vào các quỹ đầu tư vàng lớn và hoạt động đầu cơ vàng. Nhu cầu về vàng trang sức và vàng công nghiệp có thể sẽ giảm sút do kinh tế khó khăn, nhưng lượng giảm này sẽ ít hơn nhiều so với lượng tăng của nhu cầu vàng đầu tư.

4. Chính sách tiền tệ và mức dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương (NHTW)

Ø Chính sách tiền tệ và động thái lãi suất của các NHTW


Chính sách tiền tệ và động thái lãi suất của các NHTW thường ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của đồng nội tệ, tỷ giá ngoại tệ và tác động gián tiếp lên thị trường vàng và giá vàng. Do giao dịch vàng được tham chiếu từ đồng USD, do đó chính sách tiền tệ cùng động thái lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED và Uỷ ban Thị trường Mở - FOMC thường có những ảnh hưởng nhất định tới thị trường vàng và giá vàng. 

Năm 2008 có thể xem là năm mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED linh hoạt với chính sách tiền tệ và động thái lãi suất không ngừng thay đổi nhiều hơn so với các năm trước đây. Mức lãi suất cao 5,25% được duy trì kể từ năm 2003 đã được cắt giảm lần đầu tiên về 4,75% vào tháng 09-2007 và cho tới tháng 12-2008 lãi suất đã được đưa về biên độ thấp kỷ lục 0-0,25%. Lãi suất cắt giảm và chính sách nới lỏng số lượng mà FED mạnh tay thực hiện trong năm 2008 đã ảnh hưởng xấu tới giá trị của đồng USD trong tương quan với các ngoại tệ khác, nhưng ngược lại đã hỗ trợ rất nhiều cho thị trường vàng và giá vàng. 

Mặc dù góp phần chi phối giá vàng không nhỏ nhưng chính sách tiền tệ và động thái lãi suất của các ngân hàng trung ương chỉ có tác động giới hạn tới thị trường vàng và biến động của giá vàng. Thay vào đó giá vàng vẫn chịu ảnh hưởng chính từ yếu tố nguồn cung, nhu cầu theo mùa tại các thị trường giao dịch vàng chủ chốt là Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ,….Thực tế năm 2008 đã chứng minh điều này. 

Giá vàng đầu năm 2008 chỉ đạt mức 883 USD/oz, sau đó đến giữa tháng 3 vàng lập kỷ lục 1.032 USD/oz. Từ thời điểm này trở đi vàng bắt đầu chu kỳ giảm mạnh, đặc biệt giảm mạnh trong suốt mùa hè và mùa thu, từng chạm mức thấp 682 USD/oz. Trong hai mùa lễ hội lớn tại Ấn Độ là Akshaya Tritiya vào tháng 4, giá vàng tăng tới 933 USD/oz do trước đó giá giảm thấp về 862 đã hỗ trợ tăng sức mua, tương tự trong mùa lễ Dhanteras vào tháng 10 giá giảm về mức thấp 682 trước đó đã hỗ trợ cho sức mua trong suốt mùa lễ và đẩy giá vàng tăng dần lên 930 USD/oz.
Ba tháng đầu năm 2009, giá vàng cũng lặp lại tương tự như những gì xảy ra trong năm 2008, khi một lần nữa giá vàng thiết lập mức kỷ lục 1.006 USD/oz vào đầu tháng 2.

Ø Mức dự trữ vàng của các NHTW


Hầu hết các NHTW toàn cầu đều coi vàng là tài sản dự trữ quan trọng không kém gì so với dự trữ ngoại tệ, do vàng là tài sản lưu giữ giá trị đảm bảo nhất và chống khủng hoảng trên thị trường tài chính hữu hiệu nhất trong bối cảnh kinh tế bất ổn. Mức dự trữ vàng tại các NHTW đóng vai trò khá quan trọng trong việc bình ổn giá vàng, cũng như có khả năng tạo ra biến động giá lớn khi các NHTW thực hiện mua hay bán vàng ra thị trường. 

Thông thường nếu có ý định bán vàng từ kho dự trữ hay mua vàng từ thị trường, các NHTW thường chia nhỏ lượng vàng bán hay mua trong nhiều năm thay vì một đợt, do khối lượng bán hay mua nhiều làm gia tăng rủi ro sụp đổ thị trường vàng. Hiệp ước vàng giữa các NHTW (The Central Bank Gold Agreement - CBGA) ra đời vào năm 1999 nhằm hạn chế rủi ro sụp đổ cho thị trường vàng.

Hiệp ước vàng giữa các NHTW được gia hạn vào năm 2004 bởi 15 NHTW thuộc khu vực Châu Âu, sau khi hiệp ước được ký vào năm 1999 hết hạn. CBGA hạn chế doanh số bán vàng hàng năm của các ngân hàng trung ương tại 500 tấn và tổng cộng là 2.500 tấn trong vòng 5 năm để điều hòa lượng vàng đổ vào thị trường. CBGA đã hết hạn vào ngày 26-09-09.
Tổng lượng vàng dự trữ ở trên toàn thế giới vào khoảng 125.000-130.000 tấn, trong đó các NHTW nắm giữ khoảng 25.000 tấn. Trong khi đó giao dịch vàng toàn cầu mỗi năm thường đạt khoảng 500 tấn vàng.
Các NHTW dẫn đầu trên thế giới về trữ lượng vàng hiện nay là:
- NHTW Mỹ nắm giữ 8.133 tấn, chiếm tới 76,5% lượng dữ trữ ngoại hối.
- NHTW Đức xếp thứ hai trên thế giới với mức dự trữ 3.412,6 tấn.
- NHTW Pháp có trữ lượng 2.508 tấn, chiếm 58,7% giá trị tài sản ngoại hối.
- NHTW Italia có tới 2.451,8 tấn, chiếm 61,9% trị giá dự trữ ngoại hối.
- NHTW Trung Quốc vừa tăng dự trữ vàng thêm 76%, tức 454 tấn, lên mức 1.054 tấn.
- NHTW Thuỵ Sỹ có 1.040 tấn vàng, tương đương 23,8% dự trữ ngoại hối.
- NHTW Ấn Độ hiện tụt xuống vị trí thứ 14 với dự trữ vàng 357.7 tấn, chiếm 3% dự trữ ngoại hối.

Hai tổ chức nắm giữ vàng hàng đầu thế giới là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với 3.217 tấn và quỹ đầu tư vàng SPDR Gold Trust với 1.104,45 tấn. Tuy nhiên nếu như IMF không thay đổi kế hoạch bán ra 403 tấn vàng trong năm 2009 -2010, tương đương 12% từ kho dự trữ vàng, với giá khoảng 11 tỷ USD nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách và cải tổ tài chính, thì lượng dự trữ vàng của IMF sẽ chỉ còn 2.814 tấn.



5. Giá trị đồng USD


Đồng USD vốn được coi đồng tiền quan trọng trong giao dịch quốc tế cùng với các đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ như đồng EUR, đồng GBP, đồng JPY,…, thậm chí nhiều quốc gia còn sử dụng đồng USD làm đơn vị tiền tệ chính thức như Ecuador, El Salvador, Đông Timor. Đồng USD còn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trên thị trường quốc tế cho các mặt hàng như vàng và dầu hỏa. 

Trước thời điểm diễn ra cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2008, những quy luật liên quan tới biến động giá của đồng USD trong tương quan so với các yếu tố như các chỉ số kinh tế Mỹ - Châu Âu – Châu Á, thị trường chứng khoán, thị trường dầu, thị trường vàng, …được coi là quy luật bất biến. Bên cạnh đó giá trị của đồng USD trong tương quan so với các đồng ngoại tệ khác như EUR, GBP, JPY còn được quyết định bởi động thái lãi suất của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là động thái lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED và Uỷ ban Thị trường Mở - FOMC. 

Theo quy luật bất biến trước thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 nổ ra, dầu và vàng là hai nhân tố thường có biến động cùng chiều, trong đó dầu là nhân tố hỗ trợ cho vàng, dầu tăng vàng tăng và ngược lại dầu giảm vàng giảm, do dầu là biểu hiện của lạm phát trong khi vàng là tài sản phòng chống lạm phát. Người ta thường có xu hướng tăng dự trữ vàng khi nhận thấy rủi ro lạm phát tăng cao, ngược lại giảm dự trữ vàng khi an tâm với tỷ lệ lạm phát vừa phải. Trong biến động giá khi giao dịch thường ngày, khi dầu và vàng tăng, đồng USD sẽ giảm giá và ngược lại giá dầu và vàng giảm sẽ hỗ trợ cho đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác. 

Tương tự như thế, các chỉ số kinh tế quan trọng từ Mỹ - Châu Âu – Châu Á được công bố hằng ngày thường là nhân tố hậu thuẫn cho thị trường chứng khoán Mỹ - Châu Âu – Châu Á nếu các chỉ số này cho ra kết quả tốt, cho thấy dấu hiệu kinh tế tăng trưởng ổn định, hứa hẹn lợi nhuận của các công ty tăng cao, thu hút đại bộ phận nhà đầu tư dịch chuyển vốn đầu tư vào kênh chứng khoán từ các kênh đầu tư khác như vàng và dầu, tạo áp lực giảm giá cho vàng và dầu. Ngược lại, khi các chỉ số với kết quả tiêu cực, thị trường chứng khoán sẽ là thị trường gánh chịu thua lỗ nhiều nhất, do nhà đầu tư chuyển hướng chiến lược sang kênh vàng và dầu. Tầm ảnh hưởng của các chỉ số kinh tế cũng như thế lên đồng USD, các chỉ số tích cực sẽ làm tăng giá trị của đồng USD và ngược lại chỉ số tiêu cực sẽ làm giảm giá trị của đồng USD. 

Tuy nhiên trong năm 2008, năm ghi dấu những kỷ lục trên các thị trường, thì những quy luật tưởng như bất biến trên lại thay đổi hoàn toàn. Bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng ở đầu tàu kinh tế Mỹ lan rộng trong năm 2008 đã kéo tụt giá trị không chỉ riêng đồng USD mà cả các đồng khác như EUR, GBP và JPY, khi các NHTW đua nhau cắt giảm lãi suất chống suy thoái. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED đã khởi động chương trình cắt giảm lãi suất đầu tiên với mức cắt 0,5% vào tháng 09-2007, hạ mức lãi suất chuẩn xuống 4,75% từ mức 5,25% được duy trì trong suốt 4 năm trước đó, và cho tới nay mức lãi suất cơ bản đồng USD chỉ còn nằm trong biên độ thấp kỷ lục 0-0,25%. Trong khi đó NHTW Châu Âu – ECB, NHTW Anh – BOE, NHTW Nhật – BOJ cùng với một số NHTW khác chính thức phối hợp cắt giảm vào ngày 08-10-2008. Mức lãi suất đồng EUR hiện nay chỉ còn 1,25%, lãi suất đồng GBP chỉ còn 0,5%, lãi suất đồng JPY còn 0,1%.

Tương tự như thế, trong những tháng đầu năm 2009, giá trị đồng USD cùng với các đồng tiền chính khác vẫn tiếp tục bị đe dọa từ những biến động ngược quy luật của thị trường trong bối cảnh khủng hoảng, bên cạnh đó còn có nhân tố quan trọng khác là nỗ lực và kế hoạch bơm tiền từ chính phủ các nước trên toàn cầu. Trong đó tiên phong là Mỹ với hàng loạt các gói kích thích kinh tế có quy mô lớn dưới chính quyền Tổng thống Barrack Obama trong những tháng đầu năm 2009 đã thổi bùng mối quan ngại lạm phát khi chúng chính thức được tung ra. Gói kích thích kinh tế Mỹ khổng lồ từ Văn phòng Obama là 787 tỷ USD, trong khi đó gói kích thích kinh tế toàn cầu được thống nhất trong Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào ngày 02-04-09 lên tới con số 5000 tỷ USD, mặc dù tổng giá trị thực tế của gói kích thích toàn cầu hiện nay chỉ đạt 3000 tỷ USD, còn thiếu 2000 tỷ USD để đạt mục tiêu. 

Đồng USD đã giảm ở mức thấp nhất trong lịch sử của đồng tiền này khi USD Index (chỉ số tượng trưng cho sức khỏe của đồng USD) từng giảm sát 69 điểm. Tỷ giá một số ngoại tệ mạnh khác so với đồng USD từng lập kỷ lục là tỷ giá GBP/USD đạt ngưỡng 2.1 hay tỷ giá EUR/USD đạt 1.6.
Thay vào đó giá vàng liên tục lập kỷ lục với nhiều đỉnh nhờ vào động thái mua vàng ồ ạt của các quỹ đầu tư và ngân hàng trung ương nhằm bảo toàn giá trị tài sản trước nguy cơ lạm phát bùng phát, khi giá dầu liên tục leo thang và đạt cực đỉnh tại mức 147 USD/thùng vào giữa tháng 07-2008. Đỉnh kỷ lục của giá vàng trong năm 2008 là 1.032 USD/oz vào giữa tháng 03 một lần nữa được lập lại vào đầu tháng 02-2009 khi giá vàng đạt mức 1006.

6. Bất ổn chính trị và giá dầu

Hai yếu tố địa chính trị và giá dầu là hai yếu tố có ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới biến động của giá vàng. Mỗi khi bất ổn địa chính trị nổ ra tại các điểm nóng của thế giới, đặc biệt là tại các nước thuộc khu vực Trung Đông như Iran, Irac, Afghanistan, Pakistan…thì giá dầu không ngừng tăng, do nhu cầu sử dụng xăng dầu trong chiến tranh tăng cao, kéo theo giá cả các loại hàng hóa khác tăng theo, làm dấy lên mối quan ngại lạm phát bùng phát, đồng thời làm gia tăng tính hấp dẫn của vàng với vai trò là công cụ chống lạm phát. 

Trải qua bao cuộc chiến tranh như Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945),… dầu hay còn gọi là vàng đen luôn được xem là loại hàng hóa vô cùng quý giá, trong đó trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhu cầu dầu đã tăng tới mức chóng mặt do sự gia tăng trong sức tiêu thụ các loại vũ khí như xe tăng, tàu chiến, tàu ngầm, máy bay ngốn nhiên liệu như xăng, dầu, dầu hoả một cách khủng khiếp. Trước Thế chiến lần thứ nhất, nhu cầu vàng đen tăng mạnh đã khiến nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu phải bước vào cuộc chiến tranh giành các mỏ dầu, trong đó cuộc tranh giành mỏ dầu đầu tiên xảy ra giữa gia tộc Rothschild (Anh)Nobel (Thuỵ Điển) với đích nhắm là các vỉa dầu ở Bakou (Nga). Riêng Mỹ là quốc gia duy nhất có đủ khả năng tự sản xuất và đáp ứng nhu cầu dầu trong nước, thậm chí còn thặng dư để xuất khẩu sang các nước khác. 

Chiến tranh cùng với quá trình công nghiệp hóa phát triển tại nhiều quốc gia phương Tây, dầu lửa nhanh chóng qua mặt các loại hàng hóa khác như than đá để trở thành hàng hóa bậc nhất được sử dụng trong ngành công nghiệp ôtô, hàng không, tàu thuỷ, phục vụ nhu cầu sưởi ấm và sau này là ngành công nghiệp hoá dầu.

Ngoài yếu tố về chính trị, giá dầu còn chịu ảnh hưởng từ hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu theo hạn ngạch của các quốc gia thành viên trong tổ chức Các Quốc gia Xuất khẩu Dầu lửa (Organization of Petroleum Exporting Countries- OPEC). Việc OPEC điều chỉnh sản lượng dầu cung ứng cho thị trường không chỉ ảnh hưởng lên giá dầu mà còn tác động lên giá vàng theo cùng chiều. 

Khai thác của các nước thành viên OPEC chiếm tới 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới, do đó OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và khống chế giá dầu. Mặc dù hiệp định thành lập của OPEC vào ngày 14-09-1960 có đề ra mục tiêu là ổn định thị trường dầu thô, nhưng hầu hết các chính sách được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia. Dựa trên việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định, OPEC được xem như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.

Biến động của giá dầu trong năm 2008 phản ánh rõ bản chất độc quyền của OPEC, khi giá dầu vào thời điểm đầu năm 2008 đã đạt 96 USD/thùng và sau đó vào giữa tháng 7-2008 giá đã tạo đỉnh kỷ lục với 147 USD/thùng trước ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, cùng với các vấn đề bất ổn chính trị leo thang tại khu vực Trung Đông, …nhưng OPEC vẫn kiên quyết cho rằng nguồn cung dầu cho thị trường toàn cầu là đủ mà không tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu. Sau đó, khi cuộc khủng hoảng lan tràn rộng khắp, khiến người dân lo ngại nguy cơ kinh tế suy thoái và thực hiện cắt giảm chi tiêu, giá dầu dần hạ nhiệt và rớt giá khủng khiếp còn 40 USD/thùng vào cuối năm 2008. 

Bước sang năm 2009, tình hình thị trường dầu vẫn không khá hơn, giá dầu vẫn trụ quanh mức 40 USD/thùng hiện nay, có lúc giá phục hồi ngắn hạn với 60 USD/thùng. Trước bối cảnh giá dầu rớt thê thảm, đe dọa lợi nhuận và khả năng duy trì hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các quốc gia trong khối, OPEC mới lên tiếng cắt giảm sản lượng lần đầu với hạn ngạch 4,2 triệu thùng vào tháng 1-2009, cùng với những hứa hẹn sẽ tiếp tục thực hiện cắt giảm sản lượng tiếp nữa nhằm vực dậy giá dầu. Tuy nhiên nguyên căn giá dầu giảm hiện nay là từ sức tiêu thụ dầu yếu kém khi hiểm họa suy thoái đang rình rập nền kinh tế toàn cầu, thì OPEC cũng khó có thể phát huy vai trò là tổ chức duy nhất có khả năng lèo lái giá dầu.

7. Vùng cản tâm lý trong yếu tố kỹ thuật

Vùng cản tâm lý trong yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quyết định cho biến động của giá vàng trong thời điểm hiện nay, khi thị trường vàng chịu ảnh hưởng mạnh từ hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư, các ngân hàng trung ương, các nhà đầu tư,…
Tại các cản tâm lý, biến động giá thường giằng co trong nhiều ngày, nhiều tuần và chỉ cần được hỗ trợ từ thông tin cơ bản có liên quan, cản tâm lý sẽ dễ dàng bị phá vỡ. Tuy nhiên trong trường hợp cản không thể bị phá vỡ sẽ trở thành cản tâm lý vững chắc khó phá vỡ. Biến động giá khi tiến tới gần cản tâm lý thường có xu hướng bị dội ngược trở lại do hoạt động nhà đầu tư chốt lời hoặc dừng lỗ sớm hơn để tránh rủi ro giá không phá được cản.

8. Thị trường chứng khóan

Biến động của thị trường chứng khoán thường chịu ảnh hưởng chính từ các chỉ số kinh tế quan trọng từ Mỹ - Châu Âu và Châu Á được công bố mỗi ngày trên các trang tin tiếng Anh đáng tin cậy như Forexfactory, Fxstreet, …hơn nữa là từ báo cáo lợi nhuận của các công ty hoạt động trong nhiều ngành nghề từ công nghiệp, công nghệ cho tới dược phẩm, nông nghiệp, hóa chất,…quan trọng hơn cả là báo cáo lợi nhuận từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, do trong hơn 2 năm trở lại đây cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đang là vấn đề nóng bỏng mà hầu hết những nhà đầu tư đều quan tâm. Cuối cùng và quan trọng nhất, khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu của hầu hết các công ty hoạt động trong các lĩnh vực nêu trên chịu ảnh hưởng mạnh từ các chính sách kinh tế và các gói cứu trợ hay kích thích kinh tế của chính phủ các nước.

Chứng khoán toàn cầu từng sụt giảm thê thảm tới mức kỷ lục, điển hình gần nhất là vào ngày 10-11-2008 chỉ số Down Jones của Mỹ từng giảm 780 điểm và sau đó tăng gần 1.000 điểm chỉ trong một phiên giao dịch do ảnh hưởng từ quyết định không thống nhất giữa Hạ viện Mỹ và Thượng viện Mỹ dưới thời Tổng thống George Bush về gói cứu trợ 700 tỷ USD cho ngành xe hơi.

Điểm đáng chú ý là thị trường chứng khoán Mỹ luôn là thị trường quyết định cho biến động của các thị trường chứng khoán khác gồm Châu Âu và Châu Á do khối lượng giao dịch lớn. Theo đó tầm ảnh hưởng của chứng khoán Mỹ lên giá vàng là quan trọng hơn cả so với các thị trường chứng khoán khác. Biến động giá của thị trường chứng khoán thường ngược chiều với biến động của giá vàng, tuy nhiên chứng khoán không phải là nhân tố thường xuyên ảnh hưởng lên giá vàng.


Nguồn Internet

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức