BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh nghiem giao dich ngoai hoi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh nghiem giao dich ngoai hoi. Hiển thị tất cả bài đăng

15/8/14

Kinh nghiệm quản lý vốn trong giao dịch Vàng-Ngoại hối-Forex

kinh nghiệm quản lý vốn, kinh nghiệm quản lý vốn hiệu quả, quản lý vốn sao cho hợp lý, quản lý vốn sao cho đúng, quản lý vốn sao cho hiệu quả, stop loss hợp lý, take profit hợp lý, chốt lỗ hiệu quả, chốt lỗ hợp lý trong giao dịch vàng ngoại hối forexMọi người đều biết rằng việc quản lý vốn là một khía cạnh cực kỳ quan trọng của việc kinh doanh ngoại hối thành công. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không dành đủ thời gian tập trung vào phát triển hoặc thực hiện một kế hoạch quản lý tiền bạc.


Lưu ý: Bài viết này có thể sẽ gây một số ý kiến bất đồng và tranh luận trong giới trader. Tôi muốn nhắc nhở tất cả các bạn rằng bài viết này về quản lý vốn được dựa trên kinh nghiệm giao dịch Forex của riêng tôi. Tôi viết nó nhằm làm rõ sự thật cũng như một số lầm tưởng xung quanh chủ đề quản lý vốn. Đây là bài viết nhằm chia sẻ quan điểm của tôi. Nếu bạn không đồng ý, hoặc muốn tranh luận về điều này thì tôi không chắc có thể phản hồi lại hết các bạn. Tôi nhắc lại, bài viết này được viết từ những kinh nghiệm của riêng tôi và cách mà tôi cũng như nhiều trader chuyên nghiệp khác đang giao dịch, những gì bạn được dạy về quản lý tiền bạc thường là 'Lừa dối' được tạo ra từ chính ngành công nghiệp này nhằm làm cho bạn bị mất tiền "Một cách từ từ" để có thể lấy hoa hồng / Spread từ bạn. Hầu hết các thông tin về quản lý vốn khi giao dịch Forex là hoàn toàn dối trá và sẽ không hiệu quả trong thế giới thực, hãy tin tôi .. tất cả mọi thứ tôi nói trên trang web này đều dựa trên thực tế, không phải lý thuyết.

Tôi cảnh báo bạn rằng những gì bạn sắp đọc có thể sẽ mâu thuẫn với những gì bạn có thể đã đọc hoặc nghe nói về quản lý tiền bạc và kiểm soát rủi ro. Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng những gì tôi sắp tiết lộ cho bạn chính là cách tôi đang giao dịch, đó là cách nhiều mà nhiều trader chuyên nghiệp quản lý vốn. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn sàng, mở rộng tâm hồn mình , và thưởng thức bài viết này như thế nào để có hiệu quả tích cực cho tài khoản giao dịch của bạn bằng cách quản lý vốn hiệu quả của bạn. Nếu bạn sử dụng quy tắc 2%, thì câu hỏi đặt ra đó là: Điểm mấu chốt ở đây là gì ... để làm cho bạn suy nghĩ về nó từ mọi góc độ và quan điểm.
Mọi người đều biết rằng việc quản lý vốn là một khía cạnh cực kỳ quan trọng của việc kinh doanh ngoại hối thành công. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không dành đủ thời gian tập trung vào phát triển hoặc thực hiện một kế hoạch quản lý tiền bạc. Nghịch lý của việc này là cho đến khi bạn phát triển kỹ năng quản lý vốn và sử dụng chúng một cách nhất quán trên tất cả từng giao dịch, thì bạn sẽ không bao giờ là một trader có lợi nhuận ổn định.

Tôi muốn cung cấp cho bạn một cái nhìn chuyên nghiệp về quản lý vốn và xua tan một số lầm tưởng nổi tiếng khắp nơi trên thế giới kinh doanh liên quan đến các khái niệm về quản lý tiền bạc. Chúng ta nghe nhiều ý kiến ​​khác nhau về kiểm soát rủi ro và lợi nhuận lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều thông tin này là trái ngược nhau và vì vậy nó không phải là đáng ngạc nhiên khi nhiều nhà đầu tư bị lẫn lộn và từ bỏ ngay khi thực hiện một kế hoạch quản lý vốn có hiệu quả, điều này tất nhiên cuối cùng sẽ dẫn đến sự thất bại của họ. Tôi đã giao dịch thành công các thị trường tài chính trong gần một thập kỷ và tôi đã làm chủ được các kỹ năng quản lý rủi ro và làm thế nào để sử dụng nó hiệu quả để phát triển một khoản tiền nhỏ thành một số tiền lớn hơn một cách nhanh chóng.

Các lầm tưởng về Quản lý vốn:

Lầm tưởng 1: Trader nên tập trung vào số pips.
Bạn có thể đã nghe nói rằng nên tập trung vào số pips tăng lên hay mất đi thay vì số đô la đã đạt được hoặc bị mất. Lý do đằng sau của huyền thoại quản lý vốn này là nếu bạn tập trung vào pip thay vì đô la thì bằng cách nào đó bạn sẽ không bị cảm xúc chi phối bởi vì bạn sẽ không phải nghĩ về tiền trong tài khoản giao dịch của mình mà đó chỉ là trò chơi của điểm số (points). Mục tiêu cuối cùng của kinh doanh và đầu tư là để kiếm tiền và bạn cần phải nhận biết được bao nhiêu tiền bạn có nguy cơ mất trên mỗi giao dịch để có thể nắm tình hình thực tế một cách hiệu quả. Bạn có nghĩ rằng các chủ doanh nghiệp xem các báo cáo lời lỗ hàng quý của mình như một trò chơi của những con số không, hay đó chỉ là cách nào đó tách ra từ thực tế có lời hoặc mất tiền thật? Tất nhiên không, khi bạn nghĩ về nó như vậy thì có vẻ như là ngớ ngẩn để xử lý các hoạt động giao dịch của mình như một trò chơi. Giao dịch phải được coi là một sự nghiệp kinh doanh, bởi vì thực sự nó là vậy, nếu bạn muốn có lợi nhuận ổn định bạn cần phải xem mỗi lần giao dịch là một dự án kinh doanh. Cũng như bất kỳ loại hình kinh doanh nào thì giao dịch cũng đều có khả năng xảy ra rủi ro và lợi nhuận. Điểm mấu chốt là khi suy nghĩ giao dịch của bạn về pip thay vì số đô la sẽ làm cho giao dịch có vẻ ít thực tế hơn và do đó bạn sẽ tự phép cho mình đối xử với nó ít nghiêm trọng hơn so với nó thực sự vốn có.

Theo quan điểm toán học, tư duy giao dịch theo lối "bao nhiêu pip bạn bị mất hoặc có được" là hoàn toàn không liên quan. Vấn đề là mỗi trader sẽ giao dịch với khối lượng khác nhau, do đó chúng ta phải xác định rủi ro theo "Số đô la bị mất đi hay đã đạt được". Bởi vì khi bạn rủi ro một khoảng lớn số pip, không có nghĩa là bạn đang mạo hiểm một lượng vốn lớn của bạn, cũng như trường hợp nếu bạn có một dừng lỗ nhỏ thì không có nghĩa là rủi ro một số vốn nhỏ.

Lầm tưởng 2: mạo hiểm 1% hoặc 2% trên mỗi giao dịch là cách tốt để phát triển tài khoản của bạn
Đây là một trong những huyền thoại quản lý tiền phổ biến hơn là bạn có thể đã nghe nói. Trong khi nó nghe có vẻ tốt về mặt lý thuyết, trong khi thực tế là phần lớn các trader nhỏ lẻ đang bắt đầu với tài khoản $5,000 hoặc ít hơn. Vì vậy, để tin rằng bạn sẽ phát triển tài khoản của mình có hiệu quả và tương đối nhanh chóng bằng cách mạo hiểm 1% hoặc 2% mỗi giao dịch chỉ là ngớ ngẩn. Giả sử bạn mất 5 giao dịch liên tiếp, nếu bạn đang mạo hiểm 2% tài khoản của bạn giờ giảm xuống còn $ 4,519.60, bây giờ bạn vẫn muốn rủi ro 2% mỗi giao dịch, nhưng 2% hiện nay sẽ nhỏ hơn khi tài khoản của bạn ở mức $ 5,000.

Vì vậy, trong mô hình rủi ro theo %, khi bạn thua lỗ thì tự động khối lượng giao dịch sẽ giảm xuống tương ứng. Đó không phải luôn luôn là hành động tốt nhất. Có bằng chứng về tâm lý cho thấy đó là bản chất con người trở nên mạo hiểm hơn sau một loạt các thất bại, và ít sợ rủi ro hơn sau một loạt các giao dịch chiến thắng, nhưng điều đó không có nghĩa là rủi ro của bất kỳ giao dịch nào trở nên nhiều hơn hoặc ít hơn chỉ đơn giản bởi vì bạn bị thua hoặc thắng trước đó. Hay nói cách khác, kết quả giao dịch trước của bạn không có có ý nghĩa gì ảnh hưởng đến kết quả của giao dịch tiếp theo của bạn.

Hệ quả là khi trader sử dụng mô hình rủi ro % để bắt đầu, đó là họ rủi ro 1% hoặc 2% trong một vài giao dịch đầu tiên, và có thể thậm chí chiến thắng tất cả. Nhưng khi bắt đầu thua liên tiếp vài lệnh, họ nhận ra rằng tất cả các lợi nhuận đã bị xóa sạch và sẽ mất khá nhiều thời gian chỉ để lấy lại số tiền đã mất. Sau đó, họ cố giao dịch nhiều hơn và vào lệnh với các thiết lập (Setup) kém chất lượng hơn bởi vì họ nhận ra sẽ tốn khá nhiều thời gian chỉ để làm hòa lại vốn khi rủi ro 1% đến 2% mỗi giao dịch.

Vì vậy, trong khi phương pháp quản lý vốn này sẽ cho phép bạn rủi ro một số tiền nhỏ trên mỗi giao dịch, và do đó về mặt lý thuyết sẽ hạn chế các lỗi giao dịch theo cảm xúc, nhưng hầu hết mọi người chỉ đơn giản là không có sự kiên nhẫn để rủi ro 1% hoặc 2% mỗi giao dịch trên tài khoản giao dịch tương đối nhỏ , cuối cùng sẽ dẫn đến over-trade,  là cái sẽ mang lại những điều tồi tệ nhất đến lợi nhuận của bạn. Và nhớ rằng rất khó để có thể phục hồi tài khoản lại ban đầu khi nó đã bị thua lỗ liên tiếp. Hãy nhớ rằng, một khi bạn bị âm tài khoản, bằng cách sử dụng 2% mỗi lệnh, rủi ro của bạn mỗi giao dịch sẽ nhỏ hơn, vì thế, tỷ lệ phục hồi lợi nhuận sẽ chậm hơn và gây trở ngại cho nỗ lực của trader.

Sự thật quan trọng nhất đó là.. nếu bạn bắt đầu với $10,000, và bị thua mất $5,000, sử dụng phương pháp % cố định này, bạn sẽ mất thời gian "lâu hơn nữa" để phục hồi bởi vì bạn bắt đầu  với rủi ro 2% tương đương $ 200, nhưng ở mức $ 5,000, bạn chỉ mạo hiểm $ 100 cho mỗi giao dịch, vì vậy ngay cả khi bạn có một chiến thắng tốt, vốn của bạn chỉ đang hồi phục với "tỷ lệ một nửa" so với khi sử dụng phương pháp “cố định số đôla cho mỗi giao dịch”.

Lầm tưởng 3: Dừng lỗ rộng hơn sẽ mất nhiều tiền hơn
Nhiều nhà đầu tư sai lầm tin rằng nếu họ đặt Stop Loss rộng hơn thì nó sẽ làm tăng rủi ro của mình. Tương tự vậy, nhiều nhà đầu tư tin rằng bằng cách sử dụng một Dừng lỗ nhỏ thì sẽ mất ít tiền hơn. Trader đang nắm giữ những niềm tin sai lầm như vậy bởi vì họ không hiểu khái niệm về khối lượng giao dịch.

Khối lượng giao dịch là điều chỉnh số lot bạn đang giao dịch, để biết trước được số tiền bạn muốn rủi ro. Ví dụ, bạn muốn mạo hiểm $ 200 cho mỗi giao dịch, thì với dừng lỗ 100 pip, bạn sẽ giao dịch 2 mini lot: $2 cho mỗi pip x 100 pips = $ 200.

Bây giờ nếu bạn muốn giao dịch theo Pin Bar và đuôi của nó đặc biệt dài, nhưng bạn vẫn muốn đặt điểm dừng lỗ của mình ở trên đỉnh của đuôi, mặc dù nó sẽ có nghĩa là bạn có một Dừng lỗ 200 pip. Bạn vẫn có thể chỉ rủi ro $200 cho lệnh này, bạn chỉ cần điều chỉnh khối lượng xuống để đáp ứng Dừng lỗ rộng hơn này, đó là điều chỉnh xuống 1 mini lot chứ không phải là 2 như ở trên. Điều này có nghĩa bạn có thể rủi ro cùng một số tiền trên mỗi giao dịch chỉ đơn giản bằng cách điều chỉnh khối lượng giao dịch lên hoặc xuống để đáp ứng chiều rộng của Dừng lỗ mong muốn của mình.

Bây giờ hãy nhìn vào một ví dụ về những gì có thể xảy ra nếu bạn không thực hiện điều chỉnh để giảm khối lượng giao dịch trong khi tăng Dừng lỗ lên.

Ví dụ: Hai trader cùng giao dịch với khối lượng như nhau và tín hiệu như nhau. Trader A đặt 5 lot và có Stop Loss 50 pip, Trader B cũng đặt 5 lot nhưng Stop Loss tới 200 pip vì anh ấy tin chắc gần như 100% giá sẽ không đi ngược lại tới 200 pips. Sai lầm với logic này là thường nếu giá bắt đầu đi ngược lại bạn với đà tăng lên, về mặt lý thuyết thì không có giới hạn khi nào nó có thể dừng lại. Và tất cả chúng ta biết một xu hướng có thể di chuyển mạnh như thế nào trong thị trường ngoại hối. Trader A đã có được mức lỗ tối đa được xác định trước của mình là 5 lot x 50 pips = $ 250. Trader B cũng bị Stop Loss nhưng lỗ lớn hơn nhiều bởi vì anh ấy hy vọng sai lầm rằng giá sẽ quay lại trước khi đến mốc 200 pips. Trader B do đó lỗ là 5 lot x 200 pips = 1000 $, đây là con số khổng lồ so với 250$.

Chúng ta có thể nhìn thấy từ ví dụ này lý do tại sao niềm tin muốn nới rộng dừng lỗ không phải là một cách hiệu quả để gia tăng giá trị tài khoản của bạn, trên thực tế nó là ngược lại, đây là cách nhanh chóng làm giảm giá trị tài khoản của bạn. Vấn đề cơ bản mà khiến trader nuôi dưỡng này tin là sự thiếu hiểu biết về sức mạnh của tỷ lệ Risk Reward (RR) và khối lượng giao dịch.

Sức mạnh của tỷ lệ Risk-Reward
Trader chuyên nghiệp như tôi và nhiều người khác tập trung vào tỷ lệ Risk-Reward, và không chú trọng quá nhiều vào phân tích thị trường hoặc có mục tiêu lợi nhuận lớn không thực tế. Điều này là do trader chuyên nghiệp hiểu rằng giao dịch là một trò chơi của xác suất và quản lý vốn. Nó bắt đầu với việc có một tín hiệu giao dịch có thể xác định, hoặc một phương pháp giao dịch được chứng minh ít nhất là phải tốt hơn so với những cái ngẫu nhiên trên thị trường. Phương pháp này của tôi là phân tích theo Price Action, chiến lược này sử dụng có thể chính xác lên tới 70-80% nếu chúng được sử dụng một cách khôn ngoan và vào những thời điểm thích hợp.

Sức mạnh của tỷ lệ Risk-Reward luôn đi kèm để có hiệu quả và phát triển tài khoản giao dịch. Tất cả chúng ta nghe các câu nói cũ như "cho lợi nhuận của bạn chạy" và "cắt lỗ sớm", trong khi đây là những điều tốt, nhưng lại không thực sự cung cấp bất kỳ thông tin hữu ích nào cho các nhà đầu tư mới để làm theo. Điểm mấu chốt là nếu bạn đang giao dịch với bất cứ số tiền nào ít hơn khoảng 25.000 USD, bạn nên chốt lợi nhuận trong khoảng thời gian xác định trước nếu bạn muốn giữ sự tỉnh táo và làm tài khoản của mình phát triển. Vào lệnh với mục tiêu lợi nhuận mở thường không hiệu quả cho các trader nhỏ lẻ bởi vì họ sẽ không bao giờ chốt lợi nhuận cho đến khi thị trường quay lại chống lại họ một cách đáng kể.

Nếu bạn biết tỷ lệ thành công của mình là từ 40-50% thì bạn luôn có thể kiếm tiền trên thị trường bằng cách áp dụng tỷ lệ RR đơn giản. Bằng cách học tập để sử dụng được vài thiết lập Price Action để vào lệnh, bạn có thể có xác suất thắng cao hơn, giả sử bạn Chốt lợi nhuận.

Chúng ta hãy so sánh 2 ví dụ - Một Trader Sử dụng nguyên tắc 2%, và một Trader sử dụng cố định Số tiền.
Ví dụ 1 - bạn có tỷ lệ RR là 1:3 trên mỗi giao dịch bạn thực hiện. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có lời gấp 3 lần số tiền nếu lỗ của bạn trên tất cả các lệnh mà bạn bạn Take Profit, nếu bạn chỉ giành chiến thắng trên chỉ có 50% trên tổng số lệnh, bạn vẫn có lời:

Giả sử tài khoản giao dịch của bạn là $ 5,000 và bạn rủi ro $ 200 cho mỗi lệnh:
Bạn thua lệnh thứ 1 = $ 5,000 - $ 200 = $ 4.800,
Bạn thua lệnh thứ 2 = $ 4,800 - $ 200 = $ 4.600,
Bạn chiến thắng lệnh thứ 3 = $ 4600 + $ 600 = $ 5,200
Bạn chiến thắng lệnh thứ 4 = $ 5200 + $ 600 = $ 5,800
Từ ví dụ này, chúng ta có thể thấy rằng thậm chí thua 2 trong số 4 lệnh thì bạn vẫn có thể làm cho lợi nhuận tăng khá hiệu quả bằng cách sử dụng sức mạnh của tỷ lệ RR. Để so sánh, chúng ta hãy nhìn vào ví dụ này tương tự bằng cách sử dụng mô hình rủi ro 2% cho mỗi lệnh:

Ví dụ 2 - Một lần nữa, giá trị tài khoản giao dịch của bạn là $ 5,000 nhưng bây giờ bạn đang mạo hiểm 4% mỗi giao dịch (để cả hai ví dụ bắt đầu với rủi ro là $ 200 cho mỗi giao dịch): Hãy nhớ rằng, bạn có tỷ lệ RR là 1:3 trên mỗi giao dịch bạn thực hiện. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có lời gấp 3 lần số tiền nếu lỗ của bạn trên tất cả các lệnh mà bạn bạn Take Profit, nếu bạn chỉ giành chiến thắng trên chỉ có 50% trên tổng số lệnh, bạn vẫn có lời:
Bạn thua lệnh thứ 1 = $ 5,000 - $ 200 = $ 4800
Bạn thua lệnh thứ 2 = $ 4800 - $ 192 = $ 4608
Bạn chiến thắng lệnh thứ 3 = $ 4608 + $ 552 = $ 5160
Bạn chiến thắng lệnh thứ 4 = $ 5160 + $ 619 = $ 5780

Bây giờ chúng ta có thể thấy lý do tại sao mạo hiểm 4% (hay 2%) tài khoản trên mỗi lần giao dịch là không hiệu quả bằng cách sử dụng Số tiền cố định. Cần lưu ý là sau 4 lệnh, mức rủi ro với số tiền là như nhau cho mỗi giao dịch và sử dụng có hiệu quả tỷ lệ RR 1:3, thì việc sử dụng rủi ro với số tiền cố định trong mỗi giao dịch đã làm tăng tài khoản đầu tiên lên $800 so với 780$ trên tài khoản thứ 2 với rủi ro 4%.

Bây giờ, nếu các trader sử dụng quy tắc rủi ro theo %  bị Drawdown và mất 50% tài khoản, họ phải cố gắng gỡ lại 100% vốn ban đầu, điều này cũng có thể  xảy ra tương tự đối với trader sử dụng phương pháp cố định số tiền rủi ro, nhưng bạn nghĩ rằng ai sẽ có cơ hội tốt hơn để phục hồi? Thật sự, phải mất một thời gian dài để Trader theo phương pháp % phục hồi lại tài khoản như ban đầu. Và chắc chắn, một số bạn sẽ cho rằng mình có thể bị thua lỗ nặng nề hơn và nguy hiểm hơn khi sử dụng phương pháp số tiền cố định, nhưng chúng ta đang nói về giao dịch trong thế giới thực, tôi cần phải sử dụng phương pháp cho phép tôi cơ hội để phục hồi từ sự thua lỗ, chứ không chỉ bảo vệ tôi khỏi thua lỗ. Với một phương pháp và kinh nghiệm giao dịch Forex tốt, bạn có thể sử dụng phương pháp số tiền cố định, đó là lý do tôi muốn bạn mở lòng ra với nó.

Kết luận
Sức mạnh của các kỹ thuật quản lý vốn thảo luận trong bài viết này nằm trong khả năng của bạn để có thể phát triển tài khoản giao dịch của mình hiệu quả và bền vững. Có một số giả định cơ bản với những khuyến cáo này, tuy nhiên chủ yếu là bạn đang giao dịch với số tiền bạn không sử dụng cho nhu cầu khác, có nghĩa là cuộc sống của bạn sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp nếu bạn mất tất cả. Bạn cũng cần phải ghi nhớ rằng toàn bộ ý tưởng của tỷ lệ RR xoay quanh việc có một tín hiệu giao dịch Forex hiệu quả trên thị trường và biết khi nào tín hiệu đó xuất hiện và làm thế nào để sử dụng nó.

Trong khi tôi không khuyên các trader sử dụng một tỷ lệ phần trăm rủi ro trong mỗi giao dịch, tôi khuyên bạn nên rủi ro với một số tiền mà bạn cảm thấy thoải mái, nếu số tiền này làm bạn phải thức cả đêm thì nó có lẽ là quá nhiều. Nếu bạn có 10.000$, bạn có thể rủi ro khoảng $ 200 hoặc $ 300 mỗi giao dịch.. hoặc bất cứ số tiền nào làm bạn thoải mái, nó có thể ít hơn rất nhiều, nhưng nó nên là số định không đổi. Cũng nhớ rằng, trader chuyên nghiệp đã học để đánh giá thiết lập của họ dựa trên chất lượng của các thiết lập, hay còn gọi là quyết định. Điều này có được qua thời gian và thực hành trên màn hình, như vậy, bạn nên phát triển kỹ năng của mình trên một tài khoản demo trước khi chuyển sang tiền thật. Cácchiến lược quản lý vốn thảo luận trong bài viết này cung cấp một cách thực tế để có hiệu quả phát triển tài khoản của bạn mà không gợi lên cảm giác over-trade, điều mà thường xuyên xảy ra cho các trader khi thực hành phương pháp quản lý vốn theo %. Học cách sử dụng chiến lược Price Action với sức mạnh của tỷ lệ RR và kết quả giao dịch của bạn sẽ bắt đầu có hiệu quả ngay.

5/5/14

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới

1. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng và suy thoái

Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh, được thể hiện qua sức tăng trong Tổng sản phẩm quốc nội – GDP, nhu cầu chi tiêu tiêu dùng mạnh, giá cả các hàng hóa cũng tăng theo, số lượng người thất nghiệp giảm xuống rõ rệt,…biến động của các kênh đầu tư như tiền tệ, chứng khoán là những kênh đầu tư hứa hẹn lợi nhuận tiềm tàng hấp dẫn và rủi ro vừa phải, trong khi đó các tài sản đầu tư mang tính chất an toàn và dài hạn như kim loại quý, đặc biệt là kim loại vàng rất hiếm khi nằm trong danh mục đầu tư triển vọng của nhà đầu tư.

Tuy nhiên vì một nguyên do nào đó mà nền kinh tế chuyển dịch từ giai đoạn tăng trưởng cực thịnh sang giai đoạn tăng trưởng chậm, rồi tới suy thoái, thì kim loại vàng lại trở thành tài sản đầu tư đứng đầu trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư. Ví dụ điển hình là biến động của giá vàng trong hai năm tài chính 2007 và 2008, giá tăng gần 800 USD/oz từ mức thấp 650 USD/oz lên mức cao kỷ lục 1032 USD/oz vào giữa tháng 03-2008.

2. Lạm phát và giảm phát

Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mạnh dễ dẫn đến lạm phát gia tăng, đồng tiền mất giá, ngược lại khi nền kinh tế tăng trưởng chậm và trì trệ trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng giảm phát, khi giá cả hàng hóa giảm nhiều hơn so với mức giá chung của nền kinh tế. 

Trong bối cảnh lạm phát, nhà đầu tư thường có xu hướng tìm đến các kim loại quý, đặc biệt là kim loại vàng như một lựa chọn tối ưu nhất cho danh mục đầu tư của mình, nhằm bảo vệ tài sản của mình trước nguy cơ mất giá khi thị trường có biến động giá lớn. Mặt khác, khi nền kinh tế chuyển sang giảm phát, kim loại vàng cũng khó tránh khỏi số phận giảm giá tương tự như các hàng hóa khác, khi nhu cầu thanh khoản tăng cao. Tuy nhiên, tầm quan trọng của vàng trong cả thời kỳ kinh tế lạm phát hay giảm phát vẫn không thay đổi, nó vẫn là tài sản vô cùng quý giá.

Đối với chính phủ hay ngân hàng trung ương: vàng là một loại hàng hóa có giá trị cao và là một trong những kênh đầu tư chống lạm phát hiệu quả, góp phần ổn định nội tệ và chống phá giá một số ngoại tệ mạnh. Trong thời kỳ kinh tế lạm phát hoặc có dấu hiệu lạm phát cao, chính phủ hay ngân hàng trung ương thường bán vàng cho doanh nghiệp kinh doanh vàng; doanh nghiệp kinh doanh vàng sẽ bán vàng cho nhân dân, thu một phần tiền mặt trong lưu thông về ngân hàng trung ương.

Đối với ngân hàng: lãi suất tín dụng của ngân hàng sẽ hạ nhiệt khi các doanh nghiệp kinh doanh vàng tăng cường huy động vốn bằng vàng với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với huy động vốn bằng tiền mặt. Doanh nghiệp dùng vàng huy động bán cho nhân dân, thu về tiền mặt, hỗ trợ thanh khoản và trung hòa lượng VNĐ đã mua ngoại tệ USD.
Đối với người dân: người dân gửi vốn bằng vàng vừa bảo toàn vốn mà vẫn có lãi, mặc dù lãi suất gửi vốn bằng vàng không cao như gửi bằng tiền mặt, nhưng trong bối cảnh lạm phát thì gửi tiết kiệm bằng vàng vẫn có lãi.

3. Nguồn cung và nhu cầu vàng vật chất
Ø Nguồn cung vàng vật chất


Tài nguyên vàng vốn được coi là loại tài nguyên hữu hạn, do đó việc khai thác tài nguyên này thường không mang lại hiệu suất lao động cao như trong khai thác và sản xuất các hàng hóa hay dịch vụ khác trong nền kinh tế không ngừng vận động và phát triển như hiện nay.



Lượng vàng lưu thông trên thế giới có được từ hoạt động khai thác hằng năm là rất ít, chỉ đạt trung bình 2.500 tấn do vàng chủ yếu nằm trong dự trữ của các quỹ đầu tư, các ngân hàng trung ương, nhà đầu tư,…chưa kể lượng vàng có trong các linh kiện điện tử, vàng trang sức do người dân nắm giữ. Do đó nguồn cung vàng không chỉ có được từ khai thác, mà còn từ dự trữ của các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư và kể cả từ nhà đầu tư, từ dân chúng, khi các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư và dân chúng thực hiện bán vàng.

Tổng lượng vàng dự trữ ở trên toàn thế giới vào khoảng 125.000-130.000 tấn, trong đó các ngân hàng trung ương nắm giữ khoảng 25.000 tấn. Nắm giữ vàng nhiều nhất là các ngân hàng trung ương của Mỹ, Đức, Thụy Sĩ, Pháp và Italy.

Trong năm 2008, sản lượng vàng toàn cầu đạt mức 2.400 tấn, trong đó Trung Quốc đã trở thành quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới với sản lượng 288 tấn và Mỹ đứng thứ hai với 234 tấn.
Sản lượng vàng năm 2009 được kỳ vọng sẽ giảm sút do bối cảnh kinh tế bất ổn, trong đó sản lượng vàng của Australia là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản lượng, được dự kiến sẽ chỉ đạt 224 tấn, trong khi đó Nam Phi – quốc gia có sản xuất vàng hàng đầu thế giới chưa có số liệu dự kiến, nhưng người ta dự đoán sản lượng năm nay chắc chắn thấp hơn so với mức 296 tấn của năm 2008.

Theo dự đoán của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp và Kinh tế Tài nguyên Australia (ABARE), sản lượng vàng thế giới năm 2009 sẽ tăng đạt 2.476 tấn, nhờ sản lượng của Trung Quốc và Indonesia tăng.

Ø Nhu cầu vàng vật chất 


Nhu cầu vàng chủ yếu bị lèo lái từ các nhân tố như lạm phát, đồng tiền mất giá, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng,…buộc các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư phải tăng mức nắm giữ vàng nhiều hơn bình thường để bảo toàn giá trị tài sản, làm cho nhu cầu vàng tăng nhanh. Trong khi đó, nền kinh tế ổn định với lạm phát vừa phải sẽ hạn chế nhu cầu vàng.

Nhu cầu vàng toàn cầu hàng năm thường chỉ đạt mức trung bình 4000 tấn, trong đó Ấn Độ - quốc gia có sức tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới đạt nhập khẩu trung bình 700 tấn đến 800 tấn vàng mỗi năm, tương đương gần 30% nhu cầu toàn thế giới. Nhu cầu vàng của Ấn Độ thường tăng cao trong các dịp lễ hội, mùa cưới,… đặc biệt là trong hai mùa lễ hội lớn của người Hindu là lễ hội Akshaya Tritiya vào ngày 27/04 và lễ hội Dhanteras thường diễn ra vào tháng 10 hằng năm.

Trong năm 2008 vừa qua, nhu cầu vàng thế giới tăng lên tới 3,66 nghìn tấn, tăng 4% so với năm 2007 mặc dù nhu cầu sử dụng kim loại quý cho ngành kim hoàn và công nghiệp đều giảm. Nhu cầu vàng năm 2008 tăng là do nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, xuất hiện nhiều dấu hiệu suy thoái, thị trường tài chính khủng khoảng và niềm tin của nhà đầu tư giảm sút,…khiến hoạt động giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán thưa thớt, tạo điều kiện phát triển cho thị trường vàng khi dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ kênh chứng khoán và bất động sản sang kênh đầu tư vàng, hỗ trợ nhu cầu đầu tư vàng tăng.

Năm 2009 với bối cảnh kinh tế chưa có dấu hiệu sáng sủa hơn so với năm 2008, nhiều quốc gia vẫn chìm ngập trong hàng loạt các chính sách kích thích kinh tế và chi tiêu chưa hiệu quả, thì nhu cầu trên thị trường vàng thế giới thời gian này sẽ chủ yếu phụ thuộc vào các quỹ đầu tư vàng lớn và hoạt động đầu cơ vàng. Nhu cầu về vàng trang sức và vàng công nghiệp có thể sẽ giảm sút do kinh tế khó khăn, nhưng lượng giảm này sẽ ít hơn nhiều so với lượng tăng của nhu cầu vàng đầu tư.

4. Chính sách tiền tệ và mức dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương (NHTW)

Ø Chính sách tiền tệ và động thái lãi suất của các NHTW


Chính sách tiền tệ và động thái lãi suất của các NHTW thường ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của đồng nội tệ, tỷ giá ngoại tệ và tác động gián tiếp lên thị trường vàng và giá vàng. Do giao dịch vàng được tham chiếu từ đồng USD, do đó chính sách tiền tệ cùng động thái lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED và Uỷ ban Thị trường Mở - FOMC thường có những ảnh hưởng nhất định tới thị trường vàng và giá vàng. 

Năm 2008 có thể xem là năm mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED linh hoạt với chính sách tiền tệ và động thái lãi suất không ngừng thay đổi nhiều hơn so với các năm trước đây. Mức lãi suất cao 5,25% được duy trì kể từ năm 2003 đã được cắt giảm lần đầu tiên về 4,75% vào tháng 09-2007 và cho tới tháng 12-2008 lãi suất đã được đưa về biên độ thấp kỷ lục 0-0,25%. Lãi suất cắt giảm và chính sách nới lỏng số lượng mà FED mạnh tay thực hiện trong năm 2008 đã ảnh hưởng xấu tới giá trị của đồng USD trong tương quan với các ngoại tệ khác, nhưng ngược lại đã hỗ trợ rất nhiều cho thị trường vàng và giá vàng. 

Mặc dù góp phần chi phối giá vàng không nhỏ nhưng chính sách tiền tệ và động thái lãi suất của các ngân hàng trung ương chỉ có tác động giới hạn tới thị trường vàng và biến động của giá vàng. Thay vào đó giá vàng vẫn chịu ảnh hưởng chính từ yếu tố nguồn cung, nhu cầu theo mùa tại các thị trường giao dịch vàng chủ chốt là Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ,….Thực tế năm 2008 đã chứng minh điều này. 

Giá vàng đầu năm 2008 chỉ đạt mức 883 USD/oz, sau đó đến giữa tháng 3 vàng lập kỷ lục 1.032 USD/oz. Từ thời điểm này trở đi vàng bắt đầu chu kỳ giảm mạnh, đặc biệt giảm mạnh trong suốt mùa hè và mùa thu, từng chạm mức thấp 682 USD/oz. Trong hai mùa lễ hội lớn tại Ấn Độ là Akshaya Tritiya vào tháng 4, giá vàng tăng tới 933 USD/oz do trước đó giá giảm thấp về 862 đã hỗ trợ tăng sức mua, tương tự trong mùa lễ Dhanteras vào tháng 10 giá giảm về mức thấp 682 trước đó đã hỗ trợ cho sức mua trong suốt mùa lễ và đẩy giá vàng tăng dần lên 930 USD/oz.
Ba tháng đầu năm 2009, giá vàng cũng lặp lại tương tự như những gì xảy ra trong năm 2008, khi một lần nữa giá vàng thiết lập mức kỷ lục 1.006 USD/oz vào đầu tháng 2.

Ø Mức dự trữ vàng của các NHTW


Hầu hết các NHTW toàn cầu đều coi vàng là tài sản dự trữ quan trọng không kém gì so với dự trữ ngoại tệ, do vàng là tài sản lưu giữ giá trị đảm bảo nhất và chống khủng hoảng trên thị trường tài chính hữu hiệu nhất trong bối cảnh kinh tế bất ổn. Mức dự trữ vàng tại các NHTW đóng vai trò khá quan trọng trong việc bình ổn giá vàng, cũng như có khả năng tạo ra biến động giá lớn khi các NHTW thực hiện mua hay bán vàng ra thị trường. 

Thông thường nếu có ý định bán vàng từ kho dự trữ hay mua vàng từ thị trường, các NHTW thường chia nhỏ lượng vàng bán hay mua trong nhiều năm thay vì một đợt, do khối lượng bán hay mua nhiều làm gia tăng rủi ro sụp đổ thị trường vàng. Hiệp ước vàng giữa các NHTW (The Central Bank Gold Agreement - CBGA) ra đời vào năm 1999 nhằm hạn chế rủi ro sụp đổ cho thị trường vàng.

Hiệp ước vàng giữa các NHTW được gia hạn vào năm 2004 bởi 15 NHTW thuộc khu vực Châu Âu, sau khi hiệp ước được ký vào năm 1999 hết hạn. CBGA hạn chế doanh số bán vàng hàng năm của các ngân hàng trung ương tại 500 tấn và tổng cộng là 2.500 tấn trong vòng 5 năm để điều hòa lượng vàng đổ vào thị trường. CBGA đã hết hạn vào ngày 26-09-09.
Tổng lượng vàng dự trữ ở trên toàn thế giới vào khoảng 125.000-130.000 tấn, trong đó các NHTW nắm giữ khoảng 25.000 tấn. Trong khi đó giao dịch vàng toàn cầu mỗi năm thường đạt khoảng 500 tấn vàng.
Các NHTW dẫn đầu trên thế giới về trữ lượng vàng hiện nay là:
- NHTW Mỹ nắm giữ 8.133 tấn, chiếm tới 76,5% lượng dữ trữ ngoại hối.
- NHTW Đức xếp thứ hai trên thế giới với mức dự trữ 3.412,6 tấn.
- NHTW Pháp có trữ lượng 2.508 tấn, chiếm 58,7% giá trị tài sản ngoại hối.
- NHTW Italia có tới 2.451,8 tấn, chiếm 61,9% trị giá dự trữ ngoại hối.
- NHTW Trung Quốc vừa tăng dự trữ vàng thêm 76%, tức 454 tấn, lên mức 1.054 tấn.
- NHTW Thuỵ Sỹ có 1.040 tấn vàng, tương đương 23,8% dự trữ ngoại hối.
- NHTW Ấn Độ hiện tụt xuống vị trí thứ 14 với dự trữ vàng 357.7 tấn, chiếm 3% dự trữ ngoại hối.

Hai tổ chức nắm giữ vàng hàng đầu thế giới là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với 3.217 tấn và quỹ đầu tư vàng SPDR Gold Trust với 1.104,45 tấn. Tuy nhiên nếu như IMF không thay đổi kế hoạch bán ra 403 tấn vàng trong năm 2009 -2010, tương đương 12% từ kho dự trữ vàng, với giá khoảng 11 tỷ USD nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách và cải tổ tài chính, thì lượng dự trữ vàng của IMF sẽ chỉ còn 2.814 tấn.



5. Giá trị đồng USD


Đồng USD vốn được coi đồng tiền quan trọng trong giao dịch quốc tế cùng với các đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ như đồng EUR, đồng GBP, đồng JPY,…, thậm chí nhiều quốc gia còn sử dụng đồng USD làm đơn vị tiền tệ chính thức như Ecuador, El Salvador, Đông Timor. Đồng USD còn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trên thị trường quốc tế cho các mặt hàng như vàng và dầu hỏa. 

Trước thời điểm diễn ra cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2008, những quy luật liên quan tới biến động giá của đồng USD trong tương quan so với các yếu tố như các chỉ số kinh tế Mỹ - Châu Âu – Châu Á, thị trường chứng khoán, thị trường dầu, thị trường vàng, …được coi là quy luật bất biến. Bên cạnh đó giá trị của đồng USD trong tương quan so với các đồng ngoại tệ khác như EUR, GBP, JPY còn được quyết định bởi động thái lãi suất của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là động thái lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED và Uỷ ban Thị trường Mở - FOMC. 

Theo quy luật bất biến trước thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 nổ ra, dầu và vàng là hai nhân tố thường có biến động cùng chiều, trong đó dầu là nhân tố hỗ trợ cho vàng, dầu tăng vàng tăng và ngược lại dầu giảm vàng giảm, do dầu là biểu hiện của lạm phát trong khi vàng là tài sản phòng chống lạm phát. Người ta thường có xu hướng tăng dự trữ vàng khi nhận thấy rủi ro lạm phát tăng cao, ngược lại giảm dự trữ vàng khi an tâm với tỷ lệ lạm phát vừa phải. Trong biến động giá khi giao dịch thường ngày, khi dầu và vàng tăng, đồng USD sẽ giảm giá và ngược lại giá dầu và vàng giảm sẽ hỗ trợ cho đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác. 

Tương tự như thế, các chỉ số kinh tế quan trọng từ Mỹ - Châu Âu – Châu Á được công bố hằng ngày thường là nhân tố hậu thuẫn cho thị trường chứng khoán Mỹ - Châu Âu – Châu Á nếu các chỉ số này cho ra kết quả tốt, cho thấy dấu hiệu kinh tế tăng trưởng ổn định, hứa hẹn lợi nhuận của các công ty tăng cao, thu hút đại bộ phận nhà đầu tư dịch chuyển vốn đầu tư vào kênh chứng khoán từ các kênh đầu tư khác như vàng và dầu, tạo áp lực giảm giá cho vàng và dầu. Ngược lại, khi các chỉ số với kết quả tiêu cực, thị trường chứng khoán sẽ là thị trường gánh chịu thua lỗ nhiều nhất, do nhà đầu tư chuyển hướng chiến lược sang kênh vàng và dầu. Tầm ảnh hưởng của các chỉ số kinh tế cũng như thế lên đồng USD, các chỉ số tích cực sẽ làm tăng giá trị của đồng USD và ngược lại chỉ số tiêu cực sẽ làm giảm giá trị của đồng USD. 

Tuy nhiên trong năm 2008, năm ghi dấu những kỷ lục trên các thị trường, thì những quy luật tưởng như bất biến trên lại thay đổi hoàn toàn. Bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng ở đầu tàu kinh tế Mỹ lan rộng trong năm 2008 đã kéo tụt giá trị không chỉ riêng đồng USD mà cả các đồng khác như EUR, GBP và JPY, khi các NHTW đua nhau cắt giảm lãi suất chống suy thoái. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED đã khởi động chương trình cắt giảm lãi suất đầu tiên với mức cắt 0,5% vào tháng 09-2007, hạ mức lãi suất chuẩn xuống 4,75% từ mức 5,25% được duy trì trong suốt 4 năm trước đó, và cho tới nay mức lãi suất cơ bản đồng USD chỉ còn nằm trong biên độ thấp kỷ lục 0-0,25%. Trong khi đó NHTW Châu Âu – ECB, NHTW Anh – BOE, NHTW Nhật – BOJ cùng với một số NHTW khác chính thức phối hợp cắt giảm vào ngày 08-10-2008. Mức lãi suất đồng EUR hiện nay chỉ còn 1,25%, lãi suất đồng GBP chỉ còn 0,5%, lãi suất đồng JPY còn 0,1%.

Tương tự như thế, trong những tháng đầu năm 2009, giá trị đồng USD cùng với các đồng tiền chính khác vẫn tiếp tục bị đe dọa từ những biến động ngược quy luật của thị trường trong bối cảnh khủng hoảng, bên cạnh đó còn có nhân tố quan trọng khác là nỗ lực và kế hoạch bơm tiền từ chính phủ các nước trên toàn cầu. Trong đó tiên phong là Mỹ với hàng loạt các gói kích thích kinh tế có quy mô lớn dưới chính quyền Tổng thống Barrack Obama trong những tháng đầu năm 2009 đã thổi bùng mối quan ngại lạm phát khi chúng chính thức được tung ra. Gói kích thích kinh tế Mỹ khổng lồ từ Văn phòng Obama là 787 tỷ USD, trong khi đó gói kích thích kinh tế toàn cầu được thống nhất trong Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào ngày 02-04-09 lên tới con số 5000 tỷ USD, mặc dù tổng giá trị thực tế của gói kích thích toàn cầu hiện nay chỉ đạt 3000 tỷ USD, còn thiếu 2000 tỷ USD để đạt mục tiêu. 

Đồng USD đã giảm ở mức thấp nhất trong lịch sử của đồng tiền này khi USD Index (chỉ số tượng trưng cho sức khỏe của đồng USD) từng giảm sát 69 điểm. Tỷ giá một số ngoại tệ mạnh khác so với đồng USD từng lập kỷ lục là tỷ giá GBP/USD đạt ngưỡng 2.1 hay tỷ giá EUR/USD đạt 1.6.
Thay vào đó giá vàng liên tục lập kỷ lục với nhiều đỉnh nhờ vào động thái mua vàng ồ ạt của các quỹ đầu tư và ngân hàng trung ương nhằm bảo toàn giá trị tài sản trước nguy cơ lạm phát bùng phát, khi giá dầu liên tục leo thang và đạt cực đỉnh tại mức 147 USD/thùng vào giữa tháng 07-2008. Đỉnh kỷ lục của giá vàng trong năm 2008 là 1.032 USD/oz vào giữa tháng 03 một lần nữa được lập lại vào đầu tháng 02-2009 khi giá vàng đạt mức 1006.

6. Bất ổn chính trị và giá dầu

Hai yếu tố địa chính trị và giá dầu là hai yếu tố có ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới biến động của giá vàng. Mỗi khi bất ổn địa chính trị nổ ra tại các điểm nóng của thế giới, đặc biệt là tại các nước thuộc khu vực Trung Đông như Iran, Irac, Afghanistan, Pakistan…thì giá dầu không ngừng tăng, do nhu cầu sử dụng xăng dầu trong chiến tranh tăng cao, kéo theo giá cả các loại hàng hóa khác tăng theo, làm dấy lên mối quan ngại lạm phát bùng phát, đồng thời làm gia tăng tính hấp dẫn của vàng với vai trò là công cụ chống lạm phát. 

Trải qua bao cuộc chiến tranh như Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945),… dầu hay còn gọi là vàng đen luôn được xem là loại hàng hóa vô cùng quý giá, trong đó trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhu cầu dầu đã tăng tới mức chóng mặt do sự gia tăng trong sức tiêu thụ các loại vũ khí như xe tăng, tàu chiến, tàu ngầm, máy bay ngốn nhiên liệu như xăng, dầu, dầu hoả một cách khủng khiếp. Trước Thế chiến lần thứ nhất, nhu cầu vàng đen tăng mạnh đã khiến nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu phải bước vào cuộc chiến tranh giành các mỏ dầu, trong đó cuộc tranh giành mỏ dầu đầu tiên xảy ra giữa gia tộc Rothschild (Anh)Nobel (Thuỵ Điển) với đích nhắm là các vỉa dầu ở Bakou (Nga). Riêng Mỹ là quốc gia duy nhất có đủ khả năng tự sản xuất và đáp ứng nhu cầu dầu trong nước, thậm chí còn thặng dư để xuất khẩu sang các nước khác. 

Chiến tranh cùng với quá trình công nghiệp hóa phát triển tại nhiều quốc gia phương Tây, dầu lửa nhanh chóng qua mặt các loại hàng hóa khác như than đá để trở thành hàng hóa bậc nhất được sử dụng trong ngành công nghiệp ôtô, hàng không, tàu thuỷ, phục vụ nhu cầu sưởi ấm và sau này là ngành công nghiệp hoá dầu.

Ngoài yếu tố về chính trị, giá dầu còn chịu ảnh hưởng từ hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu theo hạn ngạch của các quốc gia thành viên trong tổ chức Các Quốc gia Xuất khẩu Dầu lửa (Organization of Petroleum Exporting Countries- OPEC). Việc OPEC điều chỉnh sản lượng dầu cung ứng cho thị trường không chỉ ảnh hưởng lên giá dầu mà còn tác động lên giá vàng theo cùng chiều. 

Khai thác của các nước thành viên OPEC chiếm tới 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới, do đó OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và khống chế giá dầu. Mặc dù hiệp định thành lập của OPEC vào ngày 14-09-1960 có đề ra mục tiêu là ổn định thị trường dầu thô, nhưng hầu hết các chính sách được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia. Dựa trên việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định, OPEC được xem như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.

Biến động của giá dầu trong năm 2008 phản ánh rõ bản chất độc quyền của OPEC, khi giá dầu vào thời điểm đầu năm 2008 đã đạt 96 USD/thùng và sau đó vào giữa tháng 7-2008 giá đã tạo đỉnh kỷ lục với 147 USD/thùng trước ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, cùng với các vấn đề bất ổn chính trị leo thang tại khu vực Trung Đông, …nhưng OPEC vẫn kiên quyết cho rằng nguồn cung dầu cho thị trường toàn cầu là đủ mà không tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu. Sau đó, khi cuộc khủng hoảng lan tràn rộng khắp, khiến người dân lo ngại nguy cơ kinh tế suy thoái và thực hiện cắt giảm chi tiêu, giá dầu dần hạ nhiệt và rớt giá khủng khiếp còn 40 USD/thùng vào cuối năm 2008. 

Bước sang năm 2009, tình hình thị trường dầu vẫn không khá hơn, giá dầu vẫn trụ quanh mức 40 USD/thùng hiện nay, có lúc giá phục hồi ngắn hạn với 60 USD/thùng. Trước bối cảnh giá dầu rớt thê thảm, đe dọa lợi nhuận và khả năng duy trì hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các quốc gia trong khối, OPEC mới lên tiếng cắt giảm sản lượng lần đầu với hạn ngạch 4,2 triệu thùng vào tháng 1-2009, cùng với những hứa hẹn sẽ tiếp tục thực hiện cắt giảm sản lượng tiếp nữa nhằm vực dậy giá dầu. Tuy nhiên nguyên căn giá dầu giảm hiện nay là từ sức tiêu thụ dầu yếu kém khi hiểm họa suy thoái đang rình rập nền kinh tế toàn cầu, thì OPEC cũng khó có thể phát huy vai trò là tổ chức duy nhất có khả năng lèo lái giá dầu.

7. Vùng cản tâm lý trong yếu tố kỹ thuật

Vùng cản tâm lý trong yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quyết định cho biến động của giá vàng trong thời điểm hiện nay, khi thị trường vàng chịu ảnh hưởng mạnh từ hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư, các ngân hàng trung ương, các nhà đầu tư,…
Tại các cản tâm lý, biến động giá thường giằng co trong nhiều ngày, nhiều tuần và chỉ cần được hỗ trợ từ thông tin cơ bản có liên quan, cản tâm lý sẽ dễ dàng bị phá vỡ. Tuy nhiên trong trường hợp cản không thể bị phá vỡ sẽ trở thành cản tâm lý vững chắc khó phá vỡ. Biến động giá khi tiến tới gần cản tâm lý thường có xu hướng bị dội ngược trở lại do hoạt động nhà đầu tư chốt lời hoặc dừng lỗ sớm hơn để tránh rủi ro giá không phá được cản.

8. Thị trường chứng khóan

Biến động của thị trường chứng khoán thường chịu ảnh hưởng chính từ các chỉ số kinh tế quan trọng từ Mỹ - Châu Âu và Châu Á được công bố mỗi ngày trên các trang tin tiếng Anh đáng tin cậy như Forexfactory, Fxstreet, …hơn nữa là từ báo cáo lợi nhuận của các công ty hoạt động trong nhiều ngành nghề từ công nghiệp, công nghệ cho tới dược phẩm, nông nghiệp, hóa chất,…quan trọng hơn cả là báo cáo lợi nhuận từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, do trong hơn 2 năm trở lại đây cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đang là vấn đề nóng bỏng mà hầu hết những nhà đầu tư đều quan tâm. Cuối cùng và quan trọng nhất, khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu của hầu hết các công ty hoạt động trong các lĩnh vực nêu trên chịu ảnh hưởng mạnh từ các chính sách kinh tế và các gói cứu trợ hay kích thích kinh tế của chính phủ các nước.

Chứng khoán toàn cầu từng sụt giảm thê thảm tới mức kỷ lục, điển hình gần nhất là vào ngày 10-11-2008 chỉ số Down Jones của Mỹ từng giảm 780 điểm và sau đó tăng gần 1.000 điểm chỉ trong một phiên giao dịch do ảnh hưởng từ quyết định không thống nhất giữa Hạ viện Mỹ và Thượng viện Mỹ dưới thời Tổng thống George Bush về gói cứu trợ 700 tỷ USD cho ngành xe hơi.

Điểm đáng chú ý là thị trường chứng khoán Mỹ luôn là thị trường quyết định cho biến động của các thị trường chứng khoán khác gồm Châu Âu và Châu Á do khối lượng giao dịch lớn. Theo đó tầm ảnh hưởng của chứng khoán Mỹ lên giá vàng là quan trọng hơn cả so với các thị trường chứng khoán khác. Biến động giá của thị trường chứng khoán thường ngược chiều với biến động của giá vàng, tuy nhiên chứng khoán không phải là nhân tố thường xuyên ảnh hưởng lên giá vàng.


Nguồn Internet

29/4/14

Tìm hiểu về SPDR Gold Trust - quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới

Với lượng vàng nắm giữ khổng lồ, mỗi động thái mua bán của SPDR Gold Trust đều ảnh hưởng mạnh tới thị trường.

Với lượng vàng nắm giữ khổng lồ, mỗi động thái mua bán của SPDR Gold Trust đều ảnh hưởng mạnh tới thị trường. SPDR Gold Trust là một trong số những quỹ tín thác (ETF) SPDR điều hành bởi State Street Global Advisors – một bộ phận của State Street Corporation, tập đoàn quản lý tài sản lớn thứ hai thế giới. SPDR trước đây có tên là StreetTracks Gold Trust và đến ngày 20/5/2008, quỹ này đã được đổi tên thành SPDR Gold Trust. Tính đến tháng 6/2012, SPDR Gold Trustquỹ tín thác lớn thứ sáu tại Mỹ và là quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới. Thay vì giao dịch mua bán vàng vật chất, nhà đầu tư mua bán cổ phiếu của SPDR Gold Trust

SPDR Gold Share là cổ phiếu do SPDR Gold Trust phát hành, được bảo trợ bởi Hội Đồng Vàng Thế Giới. Cổ phiếu này đã được niêm yết trên Sàn chứng khoán New York vào ngày 18/11/2004 với mã là GLD và được giao dịch trên NYSE Arca từ ngày 13/12/2007. Cho đến nay SPDR Gold Share được giao dịch tại 4 sàn bao gồm: Sàn giao dịch chứng khoán New York Arca (NYSE Arca), Sàn giao dịch chứng khoán Singapore, Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo và Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong. Mỗi cổ phiếu GLD ban đầu có giá trị tương đương với 1/10 ounce vàng. Khi giá cổ phiếu có khác biệt với giá vàng hiện thời, quỹ sẽ trao đổi cổ phiếu lấy vàng. Thường mỗi lần mua bán, quỹ sẽ trao đổi ít nhất 1 basket tương đương 100.000 cổ phiếu, mỗi basket khi đó được trao đổi với 10.000 ounce vàng. Với cơ chế này, giá cổ phiếu của SPDR luôn được đảm bảo tương đồng với giá vàng. Số lượng vàng mua vào và bán ra mỗi phiên đều được SPDR Gold Trust công khai. Tuy nhiên, mỗi ngày quỹ đều phải chi trả những khoản chi phí hoạt động nhất định (lệ phí trả cho nhà tài trợ, lệ phí trả cho người ủy thác, lệ phí trả cho các giám sát, lệ phí trả cho các đại lý tiếp thị, các chi phí điều hành quỹ...). 

Các chi phí hoạt động của quy tín thác được tích luỹ hàng ngày và được phản ánh trong giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ. Tiền thu từ bán vàng sẽ trích ra để chi trả những chi phí này. Kết quả là lượng vàng tương ứng với mỗi cổ phiếu sẽ giảm dần theo thời gian, từ mức khởi điểm 1 cổ phiếu bằng 1/10 ounce vàng. Tính đến phiên ngày 11/1/2013, giá mỗi cổ phiếu GLD là 161,06 USD, và giá mỗi ounce vàng trên sàn Comex đứng ở 1.660,6 USD/oz. Như vậy, mỗi cổ phiếu GLD hiện tương đương với 0,097 ounce vàng. Giai đoạn năm 2007 đến nay, mỗi ngày, trung bình có khoảng từ 5 đến 20 triệu cổ phiếu GLD được giao dịch, có những thời điểm lượng giao dịch tăng đột biến cũng là lúc giá vàng có nhiều biến động. Ngày 25/4/2008, khi SPDR Gold Trust bán ra 20,5 tấn vàng, giá vàng trên thế giới đã bị đẩy xuống mức thấp nhất trong vòng một tháng, dao động ở mức 884 – 890 USD/oz. Quỹ đầu tư Paulson & Co của tỷ phú John Paulson hiện là cổ đông lớn nhất của SPDR Gold Trust với tài sản lên tới 3,62 tỷ USD vào cuối năm 2012. Quỹ đầu tư Soros Fund Management LLC của tỷ phú George Soros cũng tăng lượng nắm giữ cổ phiếu SPDR Gold Trus thêm 49% trong quý III/2012 lên 1,32 triệu cổ phiếu.Mỗi động thái mua vào và bán ra của các cổ đông này đều có ảnh hưởng mạnh lên thị trường vàng thế giới. Nhiều ý kiến còn cho rằng, giá vàng biến động mạnh trong quý III/2011 chủ yếu do bàn tay chèo lái của các “phù thủy” tỷ phú, hơn là những tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và Mỹ. Để bù đắp phần thua lỗ trong chứng khoán, tỷ phú Paulson đã phải thanh lý vàng hồi quý III/2011. Báo cáo của Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) về tình hình hoạt động của các quỹ cho thấy, quỹ Paulson & Co. đã giảm cổ phần trong SPDR Gold Trust lần đầu tiên trong hơn 2 năm. Tới hết quý III/2011, quỹ này chỉ nắm giữ 20,3 triệu cổ phiếu SPDR, so với 31,5 triệu ở thời điểm cuối quý II. Động thái này khiến giá vàng thời điểm đó sụt giảm 12 USD/oz. 

Vàng vật chất nắm giữ bởi SPDR Gold Trust nằm dưới hầm chứa vàng tại London của Ngân hàng HSBC – nhà giám sát của quỹ, hoặc dưới hầm những ngân hàng chi nhánh của HSBC dưới dạng các thỏi vàng 400 oz. Lượng vàng nắm giữ bởi SPDR Gold Trust ngày càng tăng. Nếu 8 tấn là số vàng mà quỹ nắm giữ vào ngày đầu giao dịch hôm 18/11/2004 thì tính đến ngày 10/1/2013, quỹ này nắm giữ 1.337,73 tấn vàng, tương đương hơn 43 triệu ounce vàng, trị giá 72,02 tỷ USD. Lượng nắm giữ của quỹ lên kỷ lục 1.353,34 tấn vào ngày 7/12/2012. Hiện nay, các quỹ tín thác vàng đang nắm giữ khoảng 2.630 tấn vàng, tương đương với sản lượng vàng khai thác của thế giới trong vòng 1 năm. Với lượng nắm giữ lớn như vậy, các quỹ ETF vàng nói chung và SPDR Gold Trust nói riêng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến thị trường vàng thế giới. Trong những trường hợp nhạy cảm, khi đồng USD và thị trường dầu mỏ có những biến động khó lường thì những động thái mua bán của các quỹ ETF rất được chú ý.

28/4/14

Những cuộc khủng hoảng định hình nền tài chính hiện đại

Đây là phần đầu tiên trong báo cáo đặc biệt của The Economist mang tên "A history of finance in five crises", đề cập đến lịch sử nền tài chính hiện đại qua 5 cuộc khủng hoảng quan trọng nhất.


Hai xu hướng chính của nền tài chính hiện đại: bắt đầu bằng những thứ không được xây dựng cẩn thận dẫn đến đổ vỡ và sau đó, để lại những đặc trưng khó có thể thay đổi thời hậu khủng hoảng.

Tài chính không đơn thuần là dễ bị khủng hoảng, mà tài chính được định hình bởi chính những cuộc khủng hoảng ấy. Năm cuộc khủng hoảng lịch sử cho thấy, các khía cạnh của hệ thống tài chính hiện nay đã bắt nguồn như thế nào, đồng thời cũng cung cấp những bài học cho các nhà quản lý trong thời đại hậu khủng hoảng ngày nay.

Phát minh vĩ đại nhất của nhân loại là gì? Nếu yêu cầu mọi người trả lời câu hỏi này thì sự lựa chọn của họ sẽ là những công nghệ đang phổ biến như in ấn hoặc năng lượng điện. Họ không thể nghĩ ra một điều đổi mới thực sự quan trọng, đó là hợp đồng tài chính.

Thứ bị khắp nơi ghét bỏ và thường bị xem là không đàng hoàng lại đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của con người trong ít nhất 7000 năm.

Về bản chất cốt lõi, tài chính chỉ thực hiện hai điều đơn giản.

Về bản chất, tài chính chỉ thực hiện hai điều đơn giản, như một cỗ máy thời gian và như một mạng lưới an toàn.

Một mặt, tài chính có thể hoạt động tựa như một cỗ máy thời gian kinh tế, bằng cách cho phép những người tiết kiệm chuyển thặng dư thu nhập của họ từ hiện tại sang tương lai hoặc ngược lại, giúp những người đi vay kiếm được số tiền (mà đáng lẽ phải trong tương lai họ mới có được) ngay trong hiện tại.
Mặt khác, tài chính cũng có thể hoạt động như một mạng lưới an toàn, bảo hiểm cho những rủi ro như lũ lụt, hỏa hoạn hay bệnh tật.

Bằng cách cung cấp hai loại dịch vụ trên, một hệ thống tài chính khéo léo có thể làm giảm bớt đi những thăng trầm biến động nhất trong cuộc đời và biến một thế giới vốn không chắc chắn trở nên có thể dự đoán hơn.

Hơn nữa, nền tài chính còn là động cơ của tăng trưởng do các nhà đầu tư luôn tìm kiếm nguồn nhân lực và các công ty có ý tưởng tuyệt vời nhất.

Tuy nhiên, nền tài chính cũng có thể trở nên đáng sợ. Đó là khi bong bóng nổ tung và thị trường sụp đổ, những bản kế hoạch với tầm nhìn nhiều năm hướng tới tương lai có thể bị phá hủy. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng 2008 lắng xuống, những gì nó để lại vẫn là nợ và thất nghiệp. Vậy câu hỏi có giá trị là liệu việc làm đúng có phải là ủng hộ những gì tốt và loại bỏ những gì có hại cho nền tài chính?

Lịch sử là một nơi tốt để tìm ra câu trả lời. Năm cuộc khủng hoảng tàn phá nền tài chính: bắt đầu từ sự sụp đổ đầu tiên của Mỹ năm 1792 và kết thúc bằng cuộc đại khủng hoảng lớn nhất thế giới năm 1929, làm nổi bật lên hai xu hướng lớn trong sự phát triển của nền tài chính.

Xu hướng đầu tiên xuất phát từ sự ra đời của những tổ chức nhằm nâng cao đời sống kinh tế của con người, chẳng hạn như các ngân hàng trung ương, dịch vụ bảo hiểm tiền gửi và thị trường chứng khoán. Đó không phải là những sản phẩm được thiết kế cẩn thận trong một khoảng thời gian yên tĩnh, mà được lát cùng nhau ở tầng dưới cùng của vách đá tài chính. Thường thì những gì bắt đầu bước ra từ hậu khủng hoảng lại trở thành đặc trưng lâu dài trong hệ thống tài chính. Và nếu lịch sử là một bài học và một sự chỉ dẫn nào đó thì việc ra quyết định giờ đây sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều thập kỷ trước.

Điều này làm cho xu hướng thứ hai trở nên rắc rối hơn. Cách ứng phó với một cuộc khủng hoảng thường đi theo một kiểu quen thuộc. Đầu tiên là việc quy trách nhiệm. Các bộ phận mới trong hệ thống tài chính chịu sự nói xấu, một loại hình mới của ngân hàng, nhà đầu tư hoặc những tài sản được xác định là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng sau đó sẽ bị cấm hoặc bị luật lệ điều chỉnh để không còn tồn tại được nữa. Và cuối cùng kết thúc bằng sự cố thủ xung quanh luận điểm ủng hộ công khai cho thị trường tư nhân, trong khi phần còn lại của thị trường tài chính được xem là thiết yếu thì sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa từ phía nhà nước. Đây là một cách tiếp cận có vẻ hợp lý và làm cho người ta yên tâm.

Nhưng thực ra, nó lại đang phá hủy đi hệ thống tài chính một cách từ từ.

Walter Bagehot, biên tập viên của The Economist vào khoảng thời gian giữa những năm 1860-1877 cho rằng, cơn hoảng loạn tài chính đã xảy ra khi dòng vốn "tư bản mù" của khu vực công lũ lượt chảy vào những khoản đầu tư mang tính đầu cơ thiếu khôn ngoan. Tuy nhiên, những cải cách với thiện chí tốt lại càng làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Bagehot đã lo lắng về tầm nhìn của người Anh khi gắn chặt các ngân hàng Iceland với đồng bảng Anh với nhận thức rằng 35.000 bảng Anh tiền gửi luôn an toàn nhờ được bảo hiểm bởi nhà nước. Nhưng trên thực tế, các nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể dựa vào chính nhà nước để làm cho Bagehot phải nổi giận.

Năm cuộc khủng hoảng được đề cập trong báo cáo này sẽ tiết lộ những người khổng lồ của nền tài chính hiện đại như Sàn giao dịch chứng khoán New York, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, những ngân hàng khổng lồ của Vương Quốc Anh, thực sự đã đến từ đâu? Đồng thời các bài học lịch sử từ năm cuộc khủng hoảng cũng nhấn mạnh cách thức mà nhiều cải cách liên tiếp có xu hướng ngăn cách các nhà đầu tư ra khỏi rủi ro và qua đó, cung cấp cho các nhà quản lý và hoạch định những bài học lớn trong thời đại hậu khủng hoảng hiện nay.


Nguồn Gafin/ The Economist 

17/4/14

Sổ tay các chỉ số kinh tế cơ bản (phần 3)



Định nghĩa: được xem như là một chỉ số thống kê số lượng nhà vừa bán ra cho các gia đình mới. chỉ số này dựa trên kết quả phỏng vấn 10,000 nhà thầu hoặc các chủ đầu tư của 15,000 dự án bất động sản được lựa chọn. chỉ số sẽ đo lường số lượng căn hộ mới được xây dựng so với doanh số bán cam kết trong 1 tháng.

Ý nghĩa: chỉ số này xem xét các số liệu lạc quan về chi tiêu cho việc mua nhà và các mặt hàng có liên quan cũng như chi phí tiêu dùng nói chung của người dân. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại thích sử dụng các báo cáo doanh thu căn hộ đã có sẵn hơn vì nó phản ánh tới gần 84% số lượng nhà được bán và thường được công bố vào đầu tháng.

Cơ quan phát hành: Cục thống kê dân số của Bộ Thương mại

Thời điểm phát hành: khoảng 10:00 sáng ngày làm việc cuối cùng của tháng (10h tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của tháng trước.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng so với dữ liệu tháng trước.


Định nghĩa: thu nhập cá nhân ở đây chỉ thu nhập của hộ gia đình có từ tất cả các nguồn khác nhau như: tiền lương, tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và kể cả tiền chuyển khoản.

Tiêu dùng cá nhân được phân ra thành tiêu dùng cho các sản phẩm thiết yếu, không thiết yếu và dịch vụ.

Ý nghĩa: thu nhập là yếu tố quan trọng quyết định việc tiêu dùng (ở Mỹ, cứ mỗi Dollar được làm ra thì sẽ có 95 cent được tiêu dùng) và tổng giá trị tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 nền kinh tế. Gia tăng tiêu dùng sẽ kích thích tăng trưởng và tạo thêm lợi nhuận cho thị trường chứng khoán.

Cơ quan phát hành: Cục phân tích kinh tế thuộc phòng Thương mại

Thời điểm phát hành: 8:30 (ET) sáng ngày làm việc đầu tiên của tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Lấy dữ liệu của tháng trước.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu của 3 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Sáu. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới ít nhất dữ liệu của 5 năm. Tầm quan trọng là vừa phải.


Định nghĩa: chỉ số sản xuất vùng tổng hợp kết quả của các bang Pennsylvania, New Jersey và Delaware. Những vùng này đại diện cho khu vực sản xuất hỗn hợp của quốc gia.

Ý nghĩa: nếu chỉ số có giá trị đạt trên 50% tức là khu vực sản xuất đang mở rộng, ngược lại nếu dưới 50% thì sản xuất đang thu hẹp.

Nếu kết hợp chỉ số này với chỉ số Chicago Purchasing Manager sẽ hỗ trợ cho việc dự báo chính xác hơn kết quả của chỉ số ISM- là chỉ số dẫn đầu trong các chỉ số đánh giá tổng quan hoạt động kinh tế.

Cơ quan phát hành: ngân hàng dự trữ bang Philadelphia

Thời điểm phát hành: 10:00 (ET) sáng ngày thứ năm thứ ba của tháng (10h tối giờ Việt Nam). Dữ liệu được lấy của tháng hiện tại.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: những nhân tố thay đổi theo thời gian mới sẽ được công bố vào đầu năm. Tầm quan trọng ở mức vừa phải.


Định nghĩa: PPI đo lường mức giá trung bình của một rổ hàng hoá và tiền vốn cố định ở mức giá bán sỉ. Có 3 dạng của PPI đó là : công nghiệp , hàng hoá và quá trình sản xuất.

Ý nghĩa: việc kiểm soát chỉ số PPI (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) được xem là rất quan trọng nhằm ổn định mức giá hàng tháng. Nó còn được gọi là core PPI, cho ta một bức tranh rõ ràng hơn về xu hướng lạm phát cơ bản.

Sự thay đổi của core PPI được coi là 1 dấu hiệu của lạm phát. Áp lực của lạm phát được sản sinh khi core PPI tăng cao trên mức dự kiến.

Cơ quan phát hành: Cục Thống kê Lao động thuộc Phòng Lao động Hoa Kỳ.

Thời điểm phát hành: 8:30 (ET) sáng ngày 11 hàng tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của tháng trước đó.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu của 3 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Hai. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới ít nhất dữ liệu của 5 năm. Tầm quan trọng là không đáng kể.


Định nghĩa: doanh số bán lẻ đo lường tổng doanh số của ngành bán lẻ tại Mỹ (không bao gồm doanh số ngành dịch vụ). số liệu này được tính toán trên đồng Dollar Mỹ, không điều chỉnh khi lạm phát nhưng điều chỉnh theo thời điểm: mùa, lễ, ngày giao dịch và những thời điểm này khác nhau giữa các tháng trong năm.

Ý nghĩa: đây là chỉ số chính xác nhất trong số những chỉ số tiêu dùng. Chỉ số này chỉ ra ý nghĩa của những xu hướng giữa những nhóm nhà bán lẻ khác nhau. Những xu hướng này sẽ giúp chỉ ra những cơ hội đầu tư đặc biệt.

Việc giám sát doanh số bán lẻ (không bao gồm sản phẩm ôtô và xe tải) là rất quan trọng nhằm tránh những biến động bất ngờ của nền kinh tế.

Cơ quan phát hành: ban điều tra dân số của phòng thương mại

Thời điểm phát hành: khoảng 8:30 (ET) sáng ngày 12 hàng tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của tháng trước đó.

Mật độ phát hành: Hàng tháng.

Xét duyệt: dữ liệu của 2 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Hai. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới dữ liệu của ít nhất 5 năm. Tầm quan trọng của chỉ số này là khá lớn.


Định nghĩa: báo cáo này đánh giá sự khác bịêt giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Mỹ.

Ý nghĩa: nhập khẩu và xuất khẩu là bộ phận quan trọng của toàn bộ hoạt động kinh tế, đóng góp lần lượt 14% và 12% vào GDP. Ngoài ra, xuất khẩu phát triển còn thúc đẩy sự phát triền của thị trường chứng khoán.

Bất kỳ biến động nào trong 1 nền kinh tế đều gây ảnh hưởng tới thương mại và chính sách thương mại của nó với các nước bạn hàng, vì thế, báo cáo này cũng rất quan trọng với các nhà đầu tư quan tâm tới đa dạng hoá toàn cầu.

Cơ quan phát hành: ban điều tra dân số và ban phân tích kinh tế của phòng thương mại.

Thời điểm phát hành: khoàng 9:30(ET) sáng ngày 19 hàng tháng (9h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của 2 tháng trước.

Mật độ phát hành: Hàng tháng.

Xét duyệt: dữ liệu của 3 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Bảy. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới dữ liệu của ít nhất 3 năm. Tầm quan trọng của chỉ số này là khá nhỏ.

Theo The Portfolio Crafter – Maxi-Forex biên soạn và lược dịch

Sổ tay các chỉ số kinh tế cơ bản (phần 2)


8. Existing Home Sales – Doanh số bán nhà sẵn có

Định nghĩa: Báo cáo này tính toán tỉ lệ bán nhà không sở hữu hoàn toàn. Nó được xem như là chỉ số hoạt động trong lĩnh vực nhà ở.

Ý nghĩa: Nó cung cấp tiêu chuẩn đánh giá không chỉ cho nhu cầu nhà ở mà còn là bước chuyển kinh tế. Mọi người phải có khả năng tài chính vững vàng khi mua một ngôi nhà.

Nguồn: Hiệp hội bất động sản quốc gia

Thời điểm phát hành: 10h sáng (10h tối giờ Việt Nam) ngày 25 hàng tháng (hoặc ngày giao dịch đầu tiên sau đó). Dữ liệu lấy từ tháng trước.

Mật độ: hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng cho tháng trước đó. Những xét duyệt đó có thể là đối tượng cho những thay đổi quan trọng. Cũng có kiểm tra hằng năm cho 3 năm trước đó. Mốc chuẩn là 10 năm.

9. Gross Domestic Product (GDP) – Tổng sản lượng nội địa

Định nghĩa: GDP tính toán giá trị đồng dollar của tất cả các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong biên giới Liên bang Mỹ, bất chấp các sản phẩm và dịch vụ thuộc sở hữu của ai hay quốc tịch của người lao động sản xuất ra hàng hóa đó.

Số liệu cho cả đồng tiền thực và ảo. Nhà đầu tư luôn theo dõi tỉ lệ tăng trưởng thật vì nó điều chỉnh mức độ lạm phát.

Ý nghĩa: Đây là thước đo nền kinh tế tốt nhất. GDP tăng trưởng tốt là từ 2% – 2.5% (khi tỉ lệ thất nghiệp trong khoản 5.5% – 6.0%) Chuyển sang khả năng hợp tác kiếm tiền, đó là dấu hiệu tốt cho thị trường chứng khoán.

Mức tăng trưởng GDP cao làm đẩy nhanh tốc độ lạm phát, trong khi mức tăng GDP thấp là biểu hiện của một nền kinh tế yếu kém.

Cơ quan phát hành: Cục phân tích kinh tế, Bộ Thương mại Mỹ

Thời điểm phát hành: tuần thứ 3 hoặc thứ 4 trong tháng của quý được ưu tiên, với những xét duyệt từ tháng 2 và 3 trong quý.

Mật độ: theo quý

Xét duyệt: Những đánh giá được đưa ra trong tháng thứ 2 và thứ 3 của quý dựa trên những thông tin hoàn chỉnh. Dữ liệu chuẩn và những yếu tố mới thay đổi theo mùa được giơi thiệu trong tháng 7 với dữ liệu của quý 2. Nó có hiệu lực nhất 3 năm và cũng khá quan trọng.

10. Housing Starts and Building Permits – Bắt đầu xây nhà và giấy phép công trình

Định nghĩa: Là số lượng nhà ở được xây dựng hằng tháng.

Ý nghĩa: Dùng để dự đóan sự thay đổi của GDP. Trong khi đầu tư nhà ở chiếm 4% GDP, tính không ổn định của nó chiếm phần nhiều hơn trong sự thay đổi GDP trong thời gian tương đối ngắn.

Nguồn: Bộ phận tính toán của Bộ thương mại

Thời điểm phát hành: khỏang ngày 16 của tháng, lúc 8h30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.

Mật độ: hàng tháng

Xét duyệt: Dữ liệu được xét duyệt hàng tháng lầy từ 2 tháng trước đó để kết hợp thông tin chặt chẽ hơn. Những yếu tố mới thay đổi theo mùa được giới thiệu trong thág 2 với những thông tin có được từ tháng 1. Nó có hiệu lực ít nhất 3 năm, và không quan trọng lắm.

11. Industrial Production and Capacity Utilization – Sản xuất công nghiệp và công nghiệp phục vụ công cộng

Định nghĩa: chỉ số sản xuất công nghiệp là một chuỗi đo lường trọng lượng sản phẩm của các ngành sản xuật vật chất, khai khóang và ngành công nghiệp phục vụ công cộng. Capacity utilization đo lường tỉ lệ giữa năng suất sử dụng đất và công cụ lao động được dùng trong các ngành công nghiệp nói trên.

Ý nghĩa: trong một nển kinh tế, khu vực công nghiệp chiếm khoảng 25% GDP, vì thế GDP thay đổi chủ yếu do tác động của khu vực công nghiệp. Do đó, sự biến đổi chỉ số sản xuất công nghiệp cung cấp những thông tin bổ ích về tình hình tăng trưởng hiện tại của GDP.

Các nhà đầu tư sử dụng chỉ số này như một chỉ báo lạm phát. Khi chỉ báo này tăng cao trên 85% tức là nguy cơ lạm phát xuất hiện.

Cơ quan phát hành: Uỷ ban điều hành Hệ thống dự trữ Liên bang

Thời điểm phát hành: vào khoảng 9:15 sáng ngày 15 hàng tháng (9h15 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu thu thập của tháng trước đó.

Mật độ phát hành: hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng so với 3 tháng trước đó nhằm giúp phản ánh thông tin hoàn chỉnh hơn. Các nhân tố điều chỉnh theo mùa sẽ được công bố vào tháng 12. Sự xét duyệt này ảnh hưởng tới dữ liệu của ít nhất 3 năm và tầm quan trọng là vừa phải.


Định nghĩa: một chỉ số của chính phủ nhằm theo dõi số lượng người than phiền để xác định tình hình bảo hiểm thất nghiệp.

Ý nghĩa: các nhà đầu tư sử dụng đường trung bình trượt 4 tuần của chỉ số này để dự đoán xu hướng của thị trường lao động. Sự dịch chuyển của 30,000 (hoặc hơn) than phiền báo hiệu tình hình tăng trưởng việc làm ổn định. Nên nhớ rằng số lượng than phiền càng thấp thì thị trường việc làm càng vững mạnh và ngược lại.

Cơ quan phát hành: ban điều phối đào tạo và việc làm của Bộ Lao động.

Thời điểm phát hành: 8:30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam), thứ năm. Dữ liệu thu thập trong 1 tuần và kết thúc trước ngày thứ bảy

Mật độ phát hành: hàng tuần

Xét duyệt: đối chiếu số liệu với số liệu tuần trước được công bố vào thứ năm hàng tuần. Tầm quan trọng ở mức độ vừa phải.


Định nghĩa: Chỉ số sản xuất ISM được xác đinh dựa trên bản khảo sát 300 giám đốc phụ trách mua hàng của các công ty trên toàn quốc, đại diện cho 20 ngành công nghiệp có liên quan tới hoạt động sản xuất. nó bao gồm những chỉ báo liên quan đến các đơn hàng mới, sản xuất, việc làm, tồn kho, giao nhận, giá cả và đơn hàng xuất nhập khẩu.

Ý nghĩa: chỉ số này được xem là dẫn đầu trong số tất cả các chỉ số sản xuất. nếu chỉ số này đạt giá trị trên 50% sẽ được coi là có dấu hiệu của sự phát triển mở rộng trong khu vực sản xuất và sự vững mạnh của nền kinh tế, trong khi một giá trị dưới 50 sẽ được liên hệ tới sự giảm sút hoặc thu hẹp.

Thêm vào đó, các thành phần thay thế khác của chỉ số cũng chứa đựng nhiều thông tin hữu ích về hoạt động sản xuất. các bộ phận của ngành sản xuất thì liên quan đến sản xuất công nghiệp, những đơn đặt hàng mới có liên quan tới những đơn đặt hàng lâu dài, việc làm sẽ liên quan tới bảng lương, giá thành sẽ liên quan tới giá sản xuất, đơn hàng xuất khẩu liên quan tới xuất khẩu mậu dịch, còn đơn hàng nhập khẩu liên quan tới nhập khẩu mậu dịch.

Chỉ số này sẽ điều chỉnh khác nhau tuỳ thuộc vào từng thời kỳ nhất định trong năm, sự khác biệt đó rơi vào các kỳ nghỉ lễ hoặc do sự thay đổi thể chế.

Cơ quan phát hành: Viện Quản trị Cung cấp, nguyên là NAPM (Hiệp hội các Giám đốc phụ trách thu mua Quốc gia)

Thời điểm phát hành: 10:00 sáng (ET) của ngày làm việc đầu tiên trong tháng. Dữ liệu của tháng trước đó.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu không được xét duyệt

14. ISM Services Index – Chỉ số dịch vụ ISM

Định nghĩa: chỉ số này cũng được xem là chỉ số ISM không bao gồm sản xuất. ISM service dựa trên kết quả khảo sát 370 chuyên viên phụ trách mua hàng trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm: tài chính, bảo hiểm, bất động sản, truyền thông và các ngành phục vụ công cộng. chỉ số này báo cáo hoạt động kinh doanh của khu vực dịch vụ.

Ý nghĩa: nếu chỉ số có giá trị trên 50% tức là các thành phần không thuộc khu vực sản xuất vật chất của nền kinh tế đang phát triển tốt, còn nếu dưới 50% thì các ngành này đang có dấu hiệu suy giảm.

Chỉ số này sẽ thay đổi vào các thời kỳ khác nhau trong năm, sự khác biệt xuất hiện trong các ngày lễ hay do có sự thay đổi thể chế.

ISM service chỉ vừa mới ra đời vào năm 1997 nên chưa được các nhà đầu tư quan tâm nhiều bằng chỉ số sản xuất ISM đã xuất hiện từ những năm 40.

Cơ quan phát hành: Viện Quản trị Cung cấp, nguyên là NAPM (Hiệp hội các Giám đốc phụ trách thu mua Quốc gia)

Thời điểm phát hành: 10:00 sáng (10h tối giờ Việt Nam) ngày làm việc thứ ba của tháng. Dữ liệu của tháng trước.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu này không được xét duyệt.


Theo The Portfolio Crafter – Maxi-Forex biên soạn và lược dịch

15/4/14

Những nhân vật bí mật trong “cỗ máy kiếm tiền” của George Soros

Phía sau thành công của huyền thoại đầu cơ George Soros là những nhân vật có khả năng làm khuynh đảo tài chính thế giới.

George Soros, ông chủ của Công ty Quản lý Quỹ Soros, quản lý hàng loạt quỹ trong đó nổi bật nhất là quỹ Quantum. Sau hơn 1 thập kỷ, Soros đã ủy quyền điều hành quỹ này cho Stanley Druckenmiller và Nicholas Roditi – những vật được coi là “vũ khí tối thượng” của nhà đầu tư lừng danh thế giới này.

11/4/14

Chỉ số kinh tế tài chính thế giới được công bố trong ngày


- Vào lúc 19h30 tối nay, chỉ số về giá cả sản xuất của nước Mỹ trong tháng vừa qua sẽ được công bố. Trong 6 tháng gần đây, giá thành sản xuất đầu vào của nước Mỹ liên tục nằm ở dưới mức dự đoán của các chuyên gia. Nếu chỉ số công bố tối nay cho thấy tín hiệu tích cực từ việc tăng giá trong tháng vừa qua, đây có thể sẽ là tín hiệu tốt giúp thị trường tài chính Mỹ tăng điểm.

- Vào lúc 20h55, chi số về niềm tin tiêu dùng của người Mỹ trong tháng 04/2014 sẽ được công bố. Chỉ số này sẽ cho thấy sự kỳ vọng của người dân Mỹ vào nền kinh tế nước này trong tương lai. Các chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong những tháng gần đây đang tiệm cận mức 80.0. Nếu trong tháng này, niềm tin của người dân Mỹ tăng lên, đây sẽ là hỗ trợ tốt cho sự tăng giá của các loại hàng hóa trong tương lai.

- Trong ngày hôm nay cũng diễn ra buổi họp thứ 2 của hiệp hội các nước công nghiệp phát triển - G20. Buổi họp dự kiến sẽ bàn về các vấn đề xoay quanh cuộc khủng hoảng của Ukraine.

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức