BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan tich ky thuat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan tich ky thuat. Hiển thị tất cả bài đăng

22/7/14

Bài 13: Mô hình Bullish Long Legged Doji


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: trung bình 

- Yêu cầu xác nhận: hoàn toàn được yêu cầu

- Số nến: 1

(2) Mô tả:

Một Doji chân dài (Long Legged Doji) là một hình nến sâu sắc hơn cả một Doji thường. Doji chân dài đặc trưng bằng những cái bóng nến rất dài cho thấy giá dao động lên cao trong ngày hoặc trong tuần (hoặc tháng …) nhưng rồi hoạt động chốt lời chi phối khiến cho giá xuống thấp; khi đó người đầu cơ giá lên thấy giá thấp là cơ hội mua vào vì thế tạo ra bóng dưới của nến khá dài với giá đóng cửa gần hoặc bằng với mức giá mở cửa. Nó thể hiện sự thiếu quả quyết của người mua và người bán và là một dấu hiệu đảo chiều quan trọng.

chi tiết Một Doji chân dài (Long Legged Doji),ý nghĩa Một Doji chân dài (Long Legged Doji),phân tích tâm lý Một Doji chân dài (Long Legged Doji) trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Tiêu chí nhận diện mô hình chính là thị trường đặc trưng với xu hướng chung giảm giá, sau đó xuất hiện một Doji tại cuối xu hướng mà Doji này có thân nến là đường nằm ngang hoặc khá nhỏ, và cả bóng trên và bóng dưới đều dài và hầu như dài gần bằng nhau.


(4) Phân tích tâm lý:

Doji chân dài cho thấy sự thiếu quả quyết và bối rối rất lớn trong thị trường. Long-legged Doji thể hiện giá dao động mạnh trên và dưới mức mở cửa tuy nhiên khi đóng cửa thì rất gần mức mở cửa nên kết quả có sự thay đổi nhỏ so với mức mở cửa ban đầu và sự phấn khích trong ngày giao dịch phản ánh rõ nét là thị trường đã mất đi cảm giác xu hướng của nó.

Long Legged Doji chỉ thể hiện rằng xu hướng trước đó mất đi sức mạnh do hoạt động chốt lời chi phối và báo hiệu khả năng thay đổi xu hướng. Đối với nhà đầu tư thận trọng nên kỳ vọng sự xác nhận xu hướng sau đó. Những dạng nến xác nhận sau đó sẽ cho biết người thắng trong cuộc chiến giữa người đầu cơ giá lên và người đầu cơ giá xuống.

(5) Kinh nghiệm: 

Dấu hiệu Doji chân dài thường xuất hiện ở các đồ thị ngày. Để xác định đúng xu hướng thì nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như đường trung bình động MA để đưa ra quyết định chính xác. Doji chân dài nằm trên đường MA quan trọng ví dụ MA21, MA50 thì khả năng cảnh báo đảo chiều của Doji chân dài càng tin cậy hơn.

Bài 12: Mô hình Bullish Dragonfly Doji


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: cao

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 1

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Dragonfly Doji là mô hình nến đơn xuất hiện tại đáy thị trường hoặc trong suốt một xu hướng downtrend. Mô hình này rất giống với mô hình Bullish Hammer. Điểm khác biệt giữa 2 mô hình là ở thân của nến. Trong mô hình Bullish Dragonfly Doji thì giá mở cửa và giá đóng cửa giống nhau và không có thân nến, trong khi đó mô hình Bullish Hammer thì có thân nến nhỏ tại biên trên cùng của biên độ giao dịch.

chi tiết Mô hình Bullish Dragonfly Doji,ý nghĩa Mô hình Bullish Dragonfly Doji,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Dragonfly Doji trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Tiêu chí nhận diện mô hình chính là thị trường đặc trưng với xu hướng chung giảm giá, sau đó xuất hiện một Doji tại cuối xu hướng và nhô cao với bóng dưới của nến khá dài và bóng trên của nến dường như không có hoặc rất ngắn.


(4) Phân tích tâm lý:

Thị trường trong xu hướng giảm giá thì hành động giá bất ngờ sell-off nhanh khi thị trường mở cửa. Tuy nhiên đợt sell-off bất ngờ bị chặn lại và giá đảo xu hướng và bắt đầu tăng trong thời gian còn lại của phiên giao dịch và đóng cửa tại hoặc gần với mức giá cao nhất trong ngày khiến cho nến có bóng dưới khá dài. Việc thị trường không thể tiếp tục chiều hướng sell-off làm hạn chế xu thế giảm giá. Người bán ngày càng khó khăn với trạng thái bán của họ. Nếu thị trường mở cửa ngày kế tiếp với giá mở cửa cao hơn thì nhiều người bán sẽ có xu thế đóng trạng thái bán của mình.

Việc xác nhận sự đảo xu hướng cần phải đảm bảo bằng một White Candlestick, một khoảng trống Gap up lớn hoặc mức giá đóng cửa cao hơn ở ngày giao dịch kế tiếp. 

Dựa vào Dragonfly Doji với khả năng cảnh báo điểm đảo xu hướng, nhà đầu tư có thể nhận diện điểm vào trạng thái hoặc điểm thoát trạng thái hợp lý hơn.

(5) Kinh nghiệm: 

Trong các thị trường không phải forex thì các khoảng trống được yêu cầu đối với mô hình này. Giữa giá đóng cửa của ngày 1 và giá đóng cửa của ngày 2 có một khoảng trống phản ánh sự đẩy giá lên của nhà đầu tư giá lên khi phiên giao dịch kết thúc. Trong khi các thị trường forex thường giao dịch 24/24 vì thế giá đóng cửa ngày 1 thường bằng với giá mở cửa ngày 2.

Dù mô hình này có độ tin cậy trung bình song nó cảnh báo cho người đầu tư giá lên rằng xu hướng downtrend đang mất dần xung lượng và người đầu tư giá lên có thể giành quyền kiểm soát thị trường. Phần lớn các nhà phân tích sẽ chờ xác nhận dấu hiệu, kỳ vọng một dạng nến màu xanh vào ngày kế tiếp.

Mô hình Bullish Dragonfly Doji khá hiếm và đáng tin cậy hơn mô hình Bullish Hammer và nó xu thế là một dấu hiệu tăng giá mạnh hơn.

Trong các thị trường không phải forex, nhà đầu tư chấp nhận một khoảng trống giữa ngày Doji và ngày trước đó. Vì những khoảng trống như thế không thường xảy ra ở các thị trường forex giao dịch 24/24 giờ nên khi mô hình này được diễn giải trong thị trường forex thì Bulllish Dragonfly Doji có thể trông giống như một Hanging Man và vẫn sẽ có sức mạnh tương đối như nhau.

Dù sức mạnh của dấu hiệu nến này như thế nào thì Dragonfly càng giống Doji thì nó càng phản ánh rằng người mua kiểm soát đợt sell-off và dấu hiệu đảo chiều càng mạnh.

Bài 11: Mô hình Bullish Side By Side White Lines


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: tiếp tục xu hướng

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: cao

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 3

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Side By Side White Lines bao gồm một dạng nến tăng giá theo sau là 2 dạng nến tăng giá có cùng kích cỡ trong một xu hướng uptrend. Nét đặc trưng của mô hình này thể hiện ở chỗ 2 ngày sau tạo khoảng trống trên ngày thứ nhất.
 

chi tiết Mô hình Bullish Side By Side White Lines,ý nghĩa Mô hình Bullish Side By Side White Lines,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Side By Side White Lines trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Chúng ta thường thấy mô hình này trong một xu hướng uptrend. Ngày thứ nhất là một dạng nến tăng giá. Ngày thứ 2 là một dạng nến tăng giá tạo khoảng trống lên trên so với dạng nến ngày thứ nhất. Ngày thứ 3 là một dạng nến tăng giá có cũng kích cỡ với ngày thứ 2 với giá đóng cửa bằng với giá đóng cửa của ngày thứ 2 và thiết lập mức giá cao nhất mới (tức là bóng trên của nến ngày thứ 3 cao hơn bóng trên của nến ngày thứ 2).


(4) Phân tích tâm lý:

Mô hình Bullish Side By Side White Lines xuất hiện trong thị trường theo xu hướng tăng giá. Dạng nến tăng giá ngày thứ nhất xác nhận sự tiếp tục xu hướng tăng giá. Ngày thứ 2 thị trường mở cửa tạo khoảng trống đi lên và đóng cửa ở mức giá cao hơn. Ngày thứ 3 thị trường bất ngờ mở cửa bằng với giá mở cửa của ngày thứ 2. Tuy nhiên sau đó thị trường tăng giá đạt mức giá cao mới. Điều này cho thấy xu hướng tăng giá vẫn tiếp tục.

Mô hình Bullish Side By Side White Lines rất hiếm thấy. Hai dạng nến tăng giá kề bên nhau sau khi tạo khoảng trống trên dạng nến tăng giá không chỉ có cùng kích cỡ mà giá mở cửa cũng gần bằng nhau.

Độ tin cậy của mô hình này rất cao song sự xác nhận cần thiết dưới hình thức một dạng nến tăng giá, một khoảng trống đi lên hoặc một mức giá đóng cửa cao hơn ở ngày kế tiếp để đảm bảo xu hướng uptrend vẫn tiếp tục.

(5) Kinh nghiệm:
 


Trong các thị trường không phải forex thì các khoảng trống được yêu cầu đối với mô hình này. Giữa giá đóng cửa của ngày 1 và giá đóng cửa của ngày 2 có một khoảng trống phản ánh sự đẩy giá lên của nhà đầu tư giá lên khi phiên giao dịch kết thúc. Trong khi các thị trường forex thường giao dịch 24/24 vì thế giá đóng cửa ngày 1 thường bằng với giá mở cửa ngày 2.

Bài 10: Mô hình Bullish Rising Three Methods


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: tiếp tục xu hướng

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: cao

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 5

(2) Mô tả:

Bullish Rising Three Methods là một mô hình tiếp tục xu hướng cho thấy sự tạm ngừng xu hướng giá mà không gây sự đảo chiều. Mô hình này đặc trưng với một dạng nến tăng giá có thân dài trong một xu hướng uptrend. Theo sau đó là 3 dạng nến có thân nến ngắn nối tiếp nhau trông giống một xu hướng downtrend ngắn. Sẽ tốt hơn nếu 3 dạng nến này giảm giá song đôi khi cũng hỗn hợp. Tuy nhiên 3 dạng nến nhỏ này phải nằm trong biên độ cao nhất – thấp nhất của dạng nến ngày thứ nhất. Mô hình này hoàn thành bằng dạng nến tăng giá có thân dài, mở cửa trên mức đóng cửa của ngày liền trước và đóng cửa tại mức giá cao mới và cho thấy người đầu tư giá lên cuối cùng đã kiểm soát. Sau sự phá vỡ tạm thời thì xu hướng uptrend tiếp tục.

mô hình tăng giá tiếp diễn,chi tiết mô hình Bullish Rising Three Methods,ý nghĩa mô hình mô hình Bullish Rising Three Methods,phân tích tâm lý mô hình Bullish Rising Three Methods trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng uptrend. Xuất hiện một dạng nến tăng giá có thân dài vào ngày thứ nhất. Sau đó 3 ngày liên tiếp hình thành 3 dạng nến có thân nhỏ biểu hiện xu hướng downtrend ngắn. Nhưng 3 thân nến nhỏ này nằm trong biên độ của ngày thứ nhất. Ngày thứ 5 là một dạng nến tăng giá có thân dài mở cửa trên mức đóng cửa của ngày liền trước và giá mở cửa ở mức cao mới.
 


(4) Phân tích tâm lý:

Mô hình Bullish Rising Three Methods là một mô hình tiếp tục xu hướng nổi bật với sự phá vỡ tạm thời xu hướng chung mà không gây đảo chiều. Sự phá vỡ này phản ánh sự nghi ngờ về khả năng xu hướng tiếp tục. Sự nghi ngờ này tăng lên khi thấy những ngày giao dịch phản ứng trong biên độ hẹp xảy ra. Tuy nhiên căn cứ vào thực tế mức thấp mới không thể có được thì sự tăng giá tiếp tục và các mức giá cao mới được thiết lập nhanh chóng.

Biên độ cao nhất – thấp nhất tính cả các bóng nến.

Độ tin cậy của mô hình này rất cao. Tuy nhiên sự xác nhận dưới dạng nến tăng giá vẫn cần thiết.

(5) Kinh nghiệm:
 

Mô hình Bullish Rising Three Methods bắt đầu bằng một dạng nến gọi là "Long white day" (ngày tăng giá mạnh). Sau đó vào các phiên giao dịch ngày thứ 2, 3, 4 thì các dạng nến có thân nhỏ xuất hiện hình thành một đợt giảm giá nhưng vẫn nằm trong biên độ giá của ngày thứ nhất. Ngày thứ 5 và cũng là ngày cuối cùng của mô hình cho thấy thêm một ngày Long white day.
 


Mô hình này trong giới phân tích nến Nhật là mô hình tăng giá rất mạnh. Nó cho thấy một xu hướng uptrend vào ngày thứ nhất trong khi nhà đầu tư dành vài phiên ít giao dịch để giải lao chuẩn bị cho đợt tăng giá kế tiếp vào ngày thứ 5. Cho dù mô hình này cho thấy rằng giá giảm trong phiên liên tiếp song vẫn không thiết lập mức giá thấp mới và người đầu tư giá lên chuẩn bị cho đợt tăng giá kế tiếp.

Bài 09: Mô hình Bullish Concealing Baby Swallow


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: cao

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 4

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Concealing Baby Swallow (mô hình đứa bé bị che dấu báo hiệu tăng giá) nổi bật với 2 dạng nến Black Marubozu liên tiếp nhau (Marubozu là dạng nến không có 2 bóng nến mà thân nến thường dài tương đối). Tiếp đến là một dạng nến giảm giá tạo khoảng trống xuống dưới với bóng trên của nến khá dài. Sau đó có thêm một Black Marubozu cho thấy xu thế bán khống vì giá đóng cửa ở mức thấp. Tuy nhiên điều này báo hiệu tình trạng bán khống bảo vệ trạng thái ám chỉ sự đảo chiều theo xu hướng tăng giá sắp xảy ra.

chi tiết Mô hình Bullish Concealing Baby Swallow,ý nghĩa Mô hình Bullish Concealing Baby Swallow,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Concealing Baby Swallow trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng downtrend, xuất hiện 2 dạng nến Black Marubozu liên tiếp, ngày thứ 3 xuất hiện một dạng nến giảm giá với giá mở cửa tạo khoảng trống đi xuống song vùng giao dịch vẫn nằm trong thân nến của ngày thứ 2 với bóng trên của nến khá dài. Ngày tiếp theo xuất hiện thêm một Black Marubozu hoàn toàn bao trùm thân nến và bóng nến của ngày thứ 3.


(4) Phân tích tâm lý:

Hai dạng nến Black Marubozu cho thấy rằng xu hướng downtrend đang tiếp tục thể hiện sự thỏa mãn của người đầu cơ giá xuống. Ngày thứ 3 xuất hiện một khoảng trống đi xuống khẳng định thêm cho xu hướng giảm giá này. Tuy nhiên giá vào ngày thứ 3 bắt đầu đi lên trên mức giá đóng cửa của ngày thứ 2 gây hoài nghi về xu hướng giảm giá cho dù ngày này giá đóng cửa bằng hoặc gần với mức thấp nhất trong ngày. Ngày kế tiếp cho thấy một khoảng trống tương đối lên cao với giá mở cửa. Tuy nhiên sau khi mở cửa thì giá lại đi xuống và đóng cửa tại mức thấp mới. Ngày cuối cùng này được được giải thích là một cơ hội tốt cho người bán khống bảo vệ trạng thái bán của mình.

Độ tin cậy của mô hình này rất cao nhưng cần có sự xác nhận dưới hình thức một dạng nến tăng giá với mức giá đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống đi lên.

(5) Kinh nghiệm:
 

Người đầu tư giá xuống chiếm ưu thế trong 2 ngày đầu tiên hình thành mô hình. Tuy nhiên mức giá cao nhất ở ngày thứ 3 nằm trên giá đóng cửa của ngày trước đó và sau một xu hướng tăng giá mạnh thì xuất hiện một khoảng trống khi giá mở cửa ngày cuối cùng. Vì ngày cuối cùng đóng cửa ở mức giá thấp nhất mới vì thế đây là cơ hội hoàn hảo cho người đầu tư giá xuống đóng trạng thái của mình. Việc đóng trạng thái bán sẽ đẩy giá lên cao dần trong những ngày kế tiếp.

Mô hình này khá giống với mô hình Bearish Three Black Crows và mô hình Bullish Ladder Bottom.


Bài 08: Mô hình Bullish Three Inside Up


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: cao

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 3

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Three Inside Up là tên gọi khác của mô hình Bullish Harami đã được xác nhận. Ngày thứ 3 xác nhận sự đảo chiều theo xu hướng tăng giá. Bullish Harami là một mô hình 2 nến đặc trưng với một thân nến trắng (hoặc xanh) nhỏ nằm gọn trong lòng sau một thân nến đen (hoặc đỏ) tương đối dài. “Harami” là từ tiếng Nhật cổ có nghĩa là “mang bầu”. Nến đen dài là “mẹ” và nến trắng nhỏ là “thai nhi”.
chi tiết Mô hình nến Bullish Three Inside Up,ý nghĩa Mô hình nến Bullish Three Inside Up,phân tích tâm lý Mô hình nến Bullish Three Inside Up trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng downtrend, xuất hiện mô hình Bullish Harami vào 2 ngày đầu, ngày thứ 3 là một dạng nến màu trắng hoặc xanh có giá đóng cửa cao hơn ngày thứ 2.


(4) Phân tích tâm lý:

Hai ngày đầu tiên của mô hình là dấu hiệu Bullish Harami và ngày thứ 3 xác nhận sự đảo chiều do Bullish Harami cảnh báo vì nó là dạng nến tăng giá có giá đóng cửa tạo mức cao nhất trong 3 ngày.

Độ tin cậy của mô hình này rất cao nhưng vẫn cần sự xác nhận dưới hình thức một dạng nến màu trắng hoặc xanh có giá đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống gap-up ở ngày kế tiếp.

(5) Kinh nghiệm:
 


Chỉ trong 2 ngày đã có mô hình Bullish Harami phản ánh người mua giành lấy sức mạnh trong xu hướng downtrend. Chỉ với mô hình Harami thì người phân tích nến Nhật thường sẽ đợi thêm sự xác nhận trước khi vào trạng thái mua. Mô hình Bullish Three Inside Up cho sự xác nhận đó. Để mô hình xác nhận sức mạnh thì dạng nến ngày thứ 3 cần phải đóng cửa trên mức giá cao nhất của ngày thứ nhất và tạo mức giá cao nhất mới. Mô hình Bullish Three Inside Up cho thấy người mua đã giành lấy một mức độ kiểm soát lớn đối với xu hướng đầu tư giá xuống và người phân tích sẽ kỳ vọng thêm những cơ hội mua mới.

Bài 07: Mô hình Bullish Three Outside Up

(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: cao

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 3

(2) Mô tả:

Bullish Three Outside Up là tên gọi khác của mô hình Bullish Engulfing đã được xác nhận (tức là khi mô hình Bullish Engulfing được xác nhận bằng một dạng nến tăng giá thì nó được gọi là mô hình Bullish Three Outside Up). Ngày thứ 3 xác nhận sự đảo chiều theo xu hướng uptrend.
 

(Mô hình Bullish Engulfing (mô hình bao trùm tăng giá) bao gồm một dạng nến tăng giá mạnh bao trùm một dạng nến giảm giá có thân nhỏ trong một xu hướng downtrend (có thể không cần bao trùm cả các bóng của dạng nến nhỏ này). Đây là một dạng mẫu báo hiệu sự đảo chiều tại đáy thị trường.)

ý nghĩa mô hình nến Bullish Three Outside Up,phân tích chi tiết mô hình nến Bullish Three Outside Up,phân tích tâm lý mô hình nến Bullish Three Outside Up trong giao dịch vang ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:


Thị trường đặc trưng theo xu hướng downtrend. Xuất hiện mô hình Bullish Engulfing trong 2 ngày đầu tiên. Sau đó xuất hiện một dạng nến màu trắng hoặc xanh có giá đóng cửa cao hơn giá đóng cửa của ngày thứ 2.
br /> (4) Phân tích tâm lý:

Hai ngày đầu tiên hình thành mô hình Bullish Engulfing và ngày thứ 3 xác nhận sự đảo chiều theo mô hình Bullish Engulfing dưới hình thức một dạng nến tăng giá.

Độ tin cậy của mô hình này rất cao nhưng vẫn cần sự xác nhận dưới hình thức một dạng nến màu trắng hoặc xanh với giá đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống gap-up.

(5) Kinh nghiệm:
 


Mô hình Bullish Three Outside Up là một trong những mô hình đảo chiều theo xu hướng tăng giá kéo dài 3 ngày khá rõ nét. Mô hình này phản ánh rằng người mua kìm chế sức bán của thị trường và thường báo trước một đợt tăng giá tiếp tục. Thực ra cho đến ngày thứ 2 thì đã thấy mô hình Bullish Engulfing mà tự nó đã là mô hình đảo chiều kéo dài 2 ngày mạnh mẽ.

Bài 06: Mô hình Bullish Three White Soldiers

(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: cao

- Yêu cầu xác nhận: đề nghị

- Số nến: 3

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Three White Soldiers (mô hình 3 chàng lính trắng tăng giá) báo hiệu sự đảo chiều mạnh trong một xu hướng downtrend. Nó bao gồm 3 dạng nến tăng giá có thân nến dài, trông giống một bậc thang đi lên. Giá mở cửa mỗi ngày hơi thấp hơn giá đóng cửa ngày trước cho thấy sự dao động lên mức cao mới trong ngắn hạn.
ý nghĩa Mô hình Bullish Three White Soldiers,chi tiết Mô hình Bullish Three White Soldiers,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Three White Soldiers trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng downtrend, xuất hiện 3 dạng nến tăng giá có thân dài nối tiếp nhau. Mỗi ngày đóng cửa ở mức giá cao mới và gần mức giá cao nhất trong ngày, giá mở cửa mỗi ngày nằm trong thân nến của ngày liền trước.


(4) Phân tích tâm lý:

Mô hình Bullish Three White Soldiers xuất hiện trong một hoàn cảnh thị trường ở mức giá thấp quá lâu. Thị trường vẫn giảm giá song đang chạm đến hoặc đã chạm đến mức đáy. Sau đó có sự nỗ lực quả quyết đi lên phản ánh qua dạng nến tăng giá có thân dài. Đợt tăng giá tiếp tục trong 2 ngày kế tiếp biều hiện qua các mức giá đóng cửa cao hơn. Người đầu cơ giá xuống buộc phải đóng các trạng thái bán. Giá mở cửa của 2 dạng nến này có thể nằm bất kỳ vị trí nào trong thân nến của ngày liền trước song sẽ tốt hơn nếu nó nằm trên phần giữa của thân nến liền trước.

Nếu các dạng nến giảm giá rất dài thì nhà đầu tư nên cảnh giác về một thị trường ở trạng thái siêu mua.

Độ tin cậy của mô hình này rất cao song vẫn cần sự xác nhận dưới hình thức một dạng nến tăng giá với giá đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống đi lên.

Chú ý: Mô hình Bullish Three White Soldiers trái ngược với mô hình Bearish Three Black Crows.

(5) Kinh nghiệm: 

Mô hình này nhấn mạnh sự cảnh giác đối với những ai kỳ vọng bán khống khi thị trường theo xu hướng giảm giá sắp kết thúc. 

Khi mô hình này hình thành thì nhà đầu tư phân tích nến Nhật sẽ chờ thêm các dấu hiệu tăng giá hoặc dao động dập dềnh trong tương lai nhưng nếu các dạng nến tăng giá cứ tiếp tục nối đuôi nhau thì các nhà phân tích thường lo ngại thị trường cớ thể ở trạng thái siêu mua và do đó có thể ngừng nghỉ. Đôi khi nguy cơ đảo chiều có thể xảy ra.

Trước đây khi công nghệ phần mềm chưa phát triển mạnh thì nhiều phần mềm phân tích thường sử dụng nến trắng để biểu thị xu hướng tăng giá vì thế mô hình này mới có tên Three White Soldiers. Khi dịch sang tiếng Việt có tên là Ba chàng lính trắng. Tuy nhiên một số phương ngữ Việt Nam đọc chữ “trắng” thành chữ “chắng” và người ta cứ lầm tưởng là “chắn” nên có người đọc là “Ba chàng lính chắn”. Tuy nhiên tên gọi đó không được chấp nhận bởi vì từ nguyên bản tiếng Anh không biểu thị như vậy.

Bài 05: Mô hình Bullish Kicking


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: cao

- Yêu cầu xác nhận: cần thiết

- Số nến: 2

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Kicking (mô hình cú đá báo hiệu xu hướng tăng giá) hình thành từ 1 dạng nến Black Marubozu theo sau là một dạng nến White Marubozu. Marubozu là dạng nến không có bóng trên và bóng dưới. Sau Black Marubozu thì thị trường tăng giá nhanh tại giá mở cửa tạo khoảng trống đi lên. Giá mở cửa ngày thứ 2 nằm trên giá mở cửa ngày hôm trước (ngày này hình thành dạng nến White Marubozu).

Mô hình Bullish Kicking,chi tiết Mô hình Bullish Kicking,ý nghĩa Mô hình Bullish Kicking,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Kicking trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Xu hướng thị trường như thế nào thì không quan trọng. Xuất hiện một dạng Marubozu giảm giá vào ngày thứ nhất, rồi xuất hiện một dạng Marubozu tăng giá tạo khoảng trống đi lên vào ngày thứ 2.


(4) Phân tích tâm lý:

Mô hình Bullish Kicking là một dấu hiệu mạnh cho thấy thị trường đang đi lên. Xu hướng trước đó của thị trường không quan trọng ở mô hình này (không giống như phần lớn các mô hình nến khác). Thị trường đã theo một xu hướng tăng giá khi mà giá tạo khoảng trống đi lên vào ngày kế tiếp. Giá của ngày thứ 2 không bao giờ đi vào biên độ giá ngày thứ nhất và xuất hiện giá đóng cửa ngày thứ 2 với một khoảng trống.

Các 2 dạng nến theo mô hình này không có bóng nến (hoặc bóng nến rất ngắn nếu có). Nói cách khác chúng được gọi là Marubozu.

Mô hình Bullish Kicking có độ tin cậy cao song vẫn cần sự xác nhận vào ngày thứ 3 dưới hình thức một dạng nến tăng giá với giá đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống đi lên.

(5) Kinh nghiệm: 

Mô hình Bullish Kicking rất hiếm thấy nhưng đó là một mô hình rất đáng tin cậy. Khi nó xuất hiện trong một xu hướng uptrend thì nó báo hiệu cho nhà đầu tư cần duy trì trạng thái mua. Khi xuất hiện trong một xu hướng downtrend thì nên mua sau khi dấu hiệu được xác nhận.


Bài 04: Mô hình Bullish Piercing Line


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: cao

- Yêu cầu xác nhận: có

- Số nến: 2

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Piercing Line bao gồm 2 dạng nến báo hiệu sự đảo chiều tại đáy thị trường sau một xu hướng downtrend. Nó bao gồm một dạng nến giảm giá mạnh có thân nến dài (màu đen hoặc đỏ) vào ngày thứ nhất. Ngày thứ 2 giá mở cửa nằm thấp dưới mức giá thấp nhất của ngày thứ nhất (dưới điểm đáy bóng nến dưới của dạng nến 1). Tuy nhiên sau đó thị trường đóng cửa cao hơn điểm giữa của thân nến ngày thứ nhất hình thành dạng nến tăng giá mạnh.

Mô hình Bullish Piercing Line,chi tiết Mô hình Bullish Piercing Line,ý nghĩa Mô hình Bullish Piercing Line,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Piercing Line trong giao dịch vàng ngoại hối forex


(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng downtrend, xuất hiện một dạng nến giảm giá dài vào ngày thứ nhất, ngày thứ 2 xuất hiện một dạng nến tăng giá có giá mở cửa nằm dưới mức giá thấp nhất của ngày trước đó. Dạng nến thứ 2 này có mức giá đóng cửa nằm trong thân nến ngày thứ nhất và nằm trên điểm giữa thân nến của ngày thứ nhất đó.


(4) Phân tích tâm lý:

Thị trường đi theo xu hướng downtrend thì xuất hiện dạng nến giảm giá mạnh củng cố xu hướng giảm giá này. Ngày kế tiếp mở cửa thấp tạo khoảng trống cho thấy người đầu cơ giá xuống vẫn còn kiểm soát. Sau đó thị trường bất ngờ đi lên khiến giá đóng cửa tăng và nằm cao hơn so với mức giá đóng cửa ngày trước đó. Người bán đang mất niềm tin và định giá lại trạng thái bán của mình. Người mua tiềm năng bắt đầu nghĩ rằng các mức giá thấp có thể không duy trì được nữa và đã đến lúc vào trạng thái mua.

Với mô hình Bullish Piercing Line thì nếu mức giá đóng cửa của dạng nến tăng giá nhô cao vào thân nến giảm giá trước đó thì cơ hội tạo đáy thị trường tăng lên. Nếu dạng nến tăng giá không đóng cửa trên điểm giữa của dạng nến giảm giá thì tốt nhất nên đợi sự xác nhận dưới hình thức một dạng nến tăng giá với mức đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống lớn đi lên (gap up) vào ngày giao dịch kế tiếp.

Chú ý: Mô hình Bullish Piercing Line là phiên bản trái ngược với mô hình Bearish Dark Cloud Cover.

(5) Kinh nghiệm: 

Trong thị trường forex, nhà đầu tư cho rằng dạng nến ngày thứ 2 càng nằm thấp hơn thì càng tốt vì đợt sell-off sau khi mở cửa phiên càng lớn thì càng có nhiều người mua có thể đẩy giá lên cao trở lại.

Một số nhà đầu tư chờ sự xác nhận bất kể dạng nến ngày thứ 2 có nhô xuống sâu đến đâu.

Trong các thị trường không phải forex thì nhà đầu tư muốn nhìn thấy ở ngày thứ 2 một khoảng trống đi xuống, tức là giá mở cửa ngày thứ 2 nằm dưới giá đóng cửa của ngày trước đó.


Bài 03: Mô hình Bullish Abandoned Baby

(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: cao

- Yêu cầu xác nhận: có

- Số nến: 3

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Abandoned Baby (mô hình đứa bé bị bỏ rơi báo hiệu tăng giá) là một dạng đảo chiều tại đáy thị trường rất hiếm có. Nó bao gồm một ngôi sao Doji (Doji Star) tạo khoảng trống (tính cả bóng nến) so với dạng nến đứng trước và sau Doji Star này.


Mô hình Bullish Abandoned Baby,chi tiết Mô hình Bullish Abandoned Baby,ý nghĩa Mô hình Bullish Abandoned Baby,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Abandoned Baby trong giao dịch vàng ngoại hối forex
(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng downtrend, xuất hiện một dạng nến giảm giá dài vào ngày thứ nhất, ngày thứ 2 xuất hiện một Doji có bóng nến tạo khoảng trống xuống dưới bóng dưới của dạng nến đứng trước nó và tạo khoảng trống theo hướng của xu hướng downtrend, ngày thứ 3 xuất hiện một dạng nến tăng giá với các bóng nến không quá dài tạo khoảng trống theo hướng ngược lại.


(4) Phân tích tâm lý:

Trong một xu hướng downtrend, thị trường cho thấy sức mạnh giảm giá thể hiện qua dạng nến giảm giá có thân dài và giá mở cửa tạo khoảng trống ở dạng nến ngày thứ 2. Biên độ dao động trong ngày thứ 2 hẹp và mức giá đóng cửa bằng hoặc gần bằng mức giá mở cửa. Điều này cho thấy khả năng tăng giá tiềm ẩn báo hiệu trạng thái thay đổi. Dấu hiệu đảo chiều xu hướng căn cứ vào một dạng nến tăng giá giá ở ngày thứ 3 với khoảng trống đi lên. 

Mô hình Bullish Abandoned Baby khá hiếm. Độ tin cậy của mô hình này rất cao nhưng vẫn cần sự xác nhận dưới hình thức một dạng nến tăng giá với mức giá đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống đi lên (gap up).

Chú ý: Cần phân biệt mô hình Bullish Abandoned Baby với mô hình Bullish Morning Doji Star. Điểm khác biệt ở chỗ với mô hình Bullish Abandoned Baby thì giữa Doji Star và dạng nến tăng giá sau đó có khoảng trống trong khi với mô hình Bullish Morning Doji Star thì không có khoảng trống này.

(5) Kinh nghiệm: 

Trong thị trường forex, mô hình này gần như giống với mô hình Bullish Morning Star Doji. Trong các thị trường không phải forex thì mô hình này yêu cầu khoảng trống giữa giá đóng cửa và giá mở cửa giữa các nến và bóng nến kế tiếp nhau. Thực ra thì cái tên Abandoned Baby cho thấy dạng nến đứa bé doji không có liên quan gì đến phần còn lại của mô hình. Điều này có thể do việc tạo khoảng trống là điều thường thấy ở các thị trường không phải forex nơi giao dịch hạn chế về giới hạn thời gian. Trong khi thị trường forex cho phép giao dịch 24/24 tiếng vì thế việc tạo khoảng trống thường hiếm vì chỉ thấy ở mức độ nhỏ sau những ngày nghỉ cuối tuần.

Bài 02: Mô hình Bullish Morning Doji Star


(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: cao

- Yêu cầu xác nhận: có

- Số nến: 3

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Morning Doji Star (mô hình ngôi sao Doji ban mai tăng giá) bao gồm 3 dạng nến báo hiệu sự đảo chiều tại điểm đáy thị trường. Nó bao gồm một thân nến giảm giá (màu đen hoặc đỏ) dài theo sau bởi một dạng nến Doji nhỏ (còn gọi là Cross) tạo khoảng trống xuống dưới để hình thành nên ngôi sao. Sau đó dạng nến thứ 3 là dạng nến tăng giá có mức giá đóng cửa nằm trong thân nến của dạng nến ngày thứ nhất. Đây là mô hình thể hiện đáy thị trường đầy ý nghĩa.

Mô hình Bullish Morning Doji Star, ý nghĩa Mô hình Bullish Morning Doji Star,phân tích tâm lý Mô hình Bullish Morning Doji Star trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng downtrend, xuất hiện một dạng nến giảm giá dài vào ngày thứ nhất, ngày thứ 2 xuất hiện một Doji tạo khoảng trống xuống dưới theo hướng của xu hướng downtrend, ngày thứ 3 xuất hiện một dạng nến tăng giá xác nhận sự đảo chiều.


(4) Phân tích tâm lý:

Dạng nến giảm giá có thân dài xuất hiện khi thị trường đang đi xuống cho thấy người đầu cơ giá xuống chi phối thị trường, rồi xuất hiện một Doji nhỏ cho thấy người bán ngày càng mất dần khả năng đẩy giá thị trường đi xuống. Thân nến tăng giá rõ nét vào ngày thứ 3 chứng tỏ người đầu cơ giá lên đã kiểm soát tình hình. Mô hình Bullish Morning Doji Star lý tưởng sẽ tạo khoảng trống (gap) trước và sau dạng nến nằm giữa. Khoảng trống thứ 2 (giữa dạng nến 2 và 3) thì hiếm song thiếu nó thì không đánh mất sức mạnh của mô hình này. 

Ngôi sao có thể có số lượng 1, 2 hoặc 3. Những khoảng trống của nó thì không quan trọng. Độ tin cậy của mô hình này rất cao nhưng vẫn cần sự xác nhận dưới hình thức một dạng nến tăng giá với mức giá đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống đi lên.

(5) Kinh nghiệm: 

Mô hình Bullish Morning Star là mô hình đảo chiều rất hiếm có. Trong thị trường vàng và ngoại hối thì dấu hiệu này thực tế giống với mô hình Bullish Abandoned Baby (mô hình đứa bé bị bỏ rơi). Trong các thị trường không phải forex thì các nhà phân tích nến Nhật về truyền thống thường chờ đợi khoảng trống để báo hiệu sức mạnh của mô hình Morning Doji Star. Các khoảng trống giữa giá mở cửa và giá đóng cửa rất phổ biến ở các thị trường không phải forex. Do thị trường forex giao dịch 24/24 nên các khoảng trống giá rất ít thấy, vì thế nếu đợi khoảng trống thì cơ hội đã tụt mất. Đối với nhà đầu tư kinh nghiệm thì họ sẽ vào trạng thái mua tại Doji Star dựa vào những phán đoán của mình chứ không cần phải đợi sự xác nhận. Cách này rất rủi ro, mà rủi ro cao thì lợi nhuận cao. Nếu chờ xác nhận thì tỷ lệ rủi ro sẽ ít đi và tỷ lệ lợi nhuận cũng ít đi. Đó là quy luật tự nhiên. Lựa chọn giải pháp nào đó là tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi nhà đầu tư.


Bài 01: Mô hình Bullish Morning Star

(1) Giới thiệu chung:

- Loại: đảo chiều

- Báo hiệu: tăng giá

- Độ tin cậy: cao

- Yêu cầu xác nhận: có

- Số nến: 3

(2) Mô tả:

Mô hình Bullish Morning Star (mô hình ngôi sao ban mai tăng giá) bao gồm 3 dạng nến báo hiệu điểm đáy thị trường quan trọng. Nó bao gồm một thân nến giảm giá (màu đen hoặc đỏ) dài theo sau bởi một thân nến nhỏ (màu trắng/xanh hoặc đen/đỏ) giảm giá tạo khoảng trống xuống dưới để hình thành nên ngôi sao. Hai dạng nến này tạo nên mô hình ngôi sao cơ bản. Dạng nến thứ 3 là dạng nến tăng giá có mưc giá đóng cửa nằm trên mức giá đóng cửa của dạng nến ngày thứ nhất. Nến thứ 3 này cho thấy thị trường đã xoay chuyển theo xu hướng tăng giá.

Mô hình  nến nhật Bullish Morning Star,ý nghĩa mô hình  nến nhật  Bullish Morning Star,Phân tích tâm lý mô hình nến Bullish Morning trong giao dịch vàng ngoại hối forex

(3) Tiêu chí nhận diện:

Thị trường đặc trưng theo xu hướng downtrend, xuất hiện một dạng nến giảm giá dài vào ngày thứ nhất, ngày thứ 2 xuất hiện một thân nến nhỏ (tăng giá hoặc giảm giá) tạo khoảng trống xuống dưới theo hướng của xu hướng downtrend, ngày thứ 3 xuất hiện một dạng nến tăng giá.


(4) Phân tích tâm lý:

Dạng nến giảm giá có thân dài cho thấy người đầu cơ giá xuống chi phối thị trường, rồi xuất hiện một thân nến nhỏ ám chỉ người bán không thể đẩy giá thị trường đi xuống. Thân nến tăng giá rõ nét vào ngày thứ 3 chứng tỏ người đầu cơ giá lên đã kiểm soát tình hình. Mô hình Bullish Morning Star lý tưởng sẽ tạo khoảng trống (gap) trước và sau dạng nến nằm giữa. Khoảng trống thứ 2 (giữa dạng nến 2 và 3) thì hiếm song thiếu nó thì không đánh mất sức mạnh của mô hình này. 

Ngôi sao có thể có số lượng 1, 2 hoặc 3. Màu của ngôi sao và những khoảng trống của nó thì không quan trọng. Độ tin cậy của mô hình này rất cao nhưng vẫn cần sự xác nhận dưới hình thức một dạng nến tăng giá với mức giá đóng cửa cao hơn hoặc một khoảng trống đi lên.

(5) Kinh nghiệm: 

Thông thường đối với nhà đầu tư dựa vào nến Nhật khi gặp tình huống xuất hiện mô hình Bullish Morning Star thì sẽ có những nhận định về chiến lược đầu tư khác nhau tùy theo khả năng và kinh nghiệm của chính nhà đầu tư đó về quá trình kiểm định mô hình này trong thực nghiệm.

Trên đồ thị, khi xu hướng giá đang giảm mạnh nếu “ngôi sao ban mai” xuất hiện thì cho thấy khả năng thị trường sẽ đảo chiều theo xu hướng đầu tư giá lên (bullish). Mẫu hình này bao gồm một cây nến đỏ (giá giảm) thân dài, cho thấy giá đang giảm mạnh, nối tiếp theo là một cây nến đỏ hoặc xanh thân rất ngắn có giá mở cửa bằng hoặc thấp hơn giá đóng cửa của cây nến thứ nhất, cho thấy giá tiếp tục giảm nhưng mức độ giảm đã yếu hẳn, cuối cùng là một cây nến xanh (giá tăng) thân dài cho thấy giá đã đảo chiều tăng mạnh. Thực tế đó cho thấy các nhà đầu tư giá xuống (bearish) đã không thể áp đảo các nhà đầu tư giá lên để đẩy giá tiếp tục giảm, do đó trong tương lai giá sẽ tăng.

Được biết gần đây một chuyên gia phân tích tiền tệ của DailyFX.com, ông David Rodriguez, đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về tính chính xác và hiệu quả của mô hình “ngôi sao ban mai”, một mô hình tiêu biểu trong phân tích kỹ thuật. Kết quả kiểm định đạt được hết sức thú vị.

Quá trình kiểm định được thực hiện bằng cách dựa trên chuỗi số liệu biến động tỷ giá hối đoái của các cặp đồng tiền chủ yếu bắt đầu từ ngày 1-1-2000 (thời điểm đồng EUR ra đời) cho đến ngày 15-11-2007. Chiến lược kinh doanh đưa ra là khi dấu hiệu “ngôi sao ban mai” xuất hiện thì đặt lệnh mua và ngược lại, thực hiện bán khống khi thấy mẫu hình “ngôi sao ban chiều”. 

Kết quả thực nghiệm đầu tiên dựa trên nghiệp vụ mua, bán khống mà không có các lệnh dừng lỗ (stop-loss) và giới hạn lợi nhuận (profit limit). Kết quả này cho thấy tính chính xác cao trong các chiến lược kinh doanh đối với các cặp đồng tiền chủ yếu. Ngoài ra, còn một điều quan trọng và thú vị hơn là các kết quả lợi nhuận sẽ được cải thiện đáng kể nếu áp dụng các mức dừng lỗ và giới hạn lợi nhuận khi mở vị thế mua/bán. Điều này được chứng minh qua kết quả kinh doanh cặp đồng tiền EUR/USD. 

Như vậy, kiểm định thực tế cho thấy, phân tích kỹ thuật trong nhiều trường hợp là khá chính xác trong việc dự báo biến động giá cả. Mặc dù, mẫu hình “ngôi sao ban mai - ban chiều” có khi đưa ra những dự báo đúng, có khi sai. Do đó, không loại trừ những trường hợp nhà đầu tư bị thua lỗ nếu hoàn toàn chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật để ra quyết định. Nhưng thật ra, phân tích kỹ thuật không chỉ có các mẫu hình nến, mà còn có rất nhiều các chỉ số khác như đường RSI, đường MA, MACD, dải băng Bollinger, sóng Elliott... Vì thế, nếu người sử dụng phân tích kỹ thuật biết cách kết hợp nhiều dấu hiệu với nhau, cộng với việc đặt các mức dừng lỗ và giới hạn lợi nhuận hợp lý thì sẽ phát huy được tác dụng của phân tích kỹ thuật một cách hữu hiệu nhất. Vậy phân tích kỹ thuật có chính xác hay không là còn tùy thuộc vào người phân tích sử dụng nó như thế nào. 

10/4/14

System đơn giản #8 (Breakout system đơn giản)

System này dựa theo nguyên tắc nắm bắt sớm biến động của giá khi giá bắt đầu thiết lập xu hướng mới trong ngày.

Như bạn đã biết, thị trường Frankfurt mở cửa lúc 2:00 am EST (tương đương 7:00 am GMT), sau đó một giờ thì tới thị trường lớn khác là London mở cửa vào lúc 3:00 am EST (tương đương 8:00 am GMT). Phiên giao dịch của EU là phiên giao dịch chính đầu tiên của một ngày giao dịch.

Vậy chúng ta làm gì?

Chúng ta bắt đầu với khung thời gian 1 giờ, trên cặp GBP/USD và không cần các công cụ khác.

Chúng ta sẽ chú ý đến phạm vi giá biến động trong khoảng thời gian 1:00 am EST đến 2:00 am EST. Chúng ta tìm giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian này và vẽ 02 đường ngang song song tạo thành một kênh ngang dựa trên 02 giá cao nhất và thấp nhất.

Bây giờ thì bạn hãy chuyển sang khung thời gian nhỏ hơn, chúng ta sử dụng khung thời gian 5 phút và chờ candle 5 phút đóng hoàn toàn bên ngoài đường kênh xuất hiện, đây chính là tín hiệu để bạn mở giao dịch với candle tiếp theo.

Bạn có thể sử dụng Stop loss 20 pips hoặc phía bên kia của kênh ngang.




Mục tiêu thu lợi của bạn ít nhất là 20 pips. Bạn có thể lựa chọn một số phương pháp sau : đóng giao dịch để chốt lời, hoặc bắt đầu đi theo giá bằng cách sử dụng trailing stop bằng mức giá thấp nhất của candle 5 phút trước đó…

System đơn giản #7 (System cực kỳ đơn giản)

Một trader có thể quyết định kế hoạch giao dịch chỉ cần nhìn thoáng qua đồ thị trong vài giây. Một hệ thống giao dịch cực kỳ đơn giản là ước mơ của các trader bận rộn.

Cặp tiền : bất kỳ
Khung thời gian : 1 ngày
Công cụ : 5 EMA, 12 EMA và RSI (21)

Nguyên tắc mở giao dịch : BUY khi đường 5 EMA quay lên và cắt qua đường 12 EMA, RSI trên 50. SEL khi đường 5 EMA quay xuống và cắt qua đường 12 EMA, RSI dưới 50.

Nguyên tắc đóng giao dịch : đóng giao dịch khi đường 5 EMA và 12 EMA cắt nhau lần nữa hoặc khi RSI cắt trở lại qua mức 50.


Bởi vì đây là một system dựa theo đồ thị ngày nên có thể xem đây là một system đơn giản theo xu hướng của đồ thị ngày. Bởi vì EMA là công cụ báo hiệu trễ nên chúng thực sự hữu ích cho bạn trong trường hợp này. Tín hiệu do các đường EMA cắt nhau xuất hiện sau khi thị trường lắng dịu một thời gian đủ sức cho một xu hướng mới được thiết lập.

System đơn giản #6 (System 5×5)

Đây là một system khá triển vọng. System này được xây dựng dựa trên một thời gian dài tìm hiểu và theo dõi biến động của giá.

Cặp tiền : bất kỳ
Khung thời gian : 1 ngày
Công cụ : 5 SMA và RSI (5)

Nguyên tắc mở giao dịch : BUY khi giá vượt lên trên đường 5 SMA và tăng thêm 10 pips, đường RSI phải trên 50. SELL khi giá cắt xuống dưới đường 5 SMA và giảm thêm 10 pips, đường RSI phải dưới 50.

Nguyên tắc đóng giao dịch : không đặt.


System này rất đơn giản và cho kết quả khá ấn tượng.

Luôn luôn nhớ rằng chỉ mở giao dịch khi candle báo hiệu đóng.

System hoặc ý tưởng giao dịch này có thể sử dụng để tạo nên những system hoàn chỉnh hơn.

System đơn giản #5 (1-2-3,RSI + MACD)

Cặp tiền : bất kỳ
Khung thời gian : 15 phút
Công cụ : các đường EMA 5, 10, 20 và RSI, MACD

Nguyên tắc mở giao dịch :khi xu hướng đi xuống, đợi một đáy cao hơn đáy trước đó. Xác định các điểm 1-2-3. Mở giao dịch BUY bên dưới điểm 2 và dừng lỗ (stop loss) dưới điểm 3. RSI phải trên 50. MACD phải vừa cắt nhau.

Nguyên tắc đóng giao dịch : đóng giao dịch khi lợi nhuận bằng stop loss.



System đơn giản #4 (1-2-3 Swings)

Hệ thống này dựa trên nguyên tắc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự và giao dịch khi mức kháng cự hoặc hỗ trợ bị phá vỡ.

Hệ thống giao dịch này chỉ cần đồ thị và không giới hạn cặp tiền, khung thời gian.

Nguyên tắc mở giao dịch :khi giá vượt qua “đường trục” (đường nét đứt ở hình bên dưới) được kẻ bằng cách sử dụng đỉnh/đáy trước đó và đóng bên trên (đối với xu hướng lên) hoặc bên dưới (đối với xu hướng xuống) thì tiến hành mở giao dịch BUY/SELL

Nguyên tắc đóng giao dịch : không đặt. Tuy nhiên, để xác định điểm đóng giao dịch bạn có thể sử dụng Fibonacci hoặc có thể đo khoảng cách giữa điểm 2 và điểm 3.

Bổ sung : bạn có thể thêm công cụ MACD (12,26,9). Hãy xem nguyên tắc mở một giao dịch SELL :

Khi đường MACD cắt nhau hướng xuống, bạn sẽ chờ dạng 1-2-3 hình thành. Khi giá bắt đầu “tấn công” đường trục thì bạn hãy kiểm tra xem MACD vẫn còn trong xu hướng SELL hay không (02 đường MACD hướng xuống). Khi giá đóng bên dưới đường trục thì tiến hành mở giao dịch SELL.


Cùng đồ thị trên nhưng thêm đường MACD (12, 26, 9).



Ưu điểm : 100% cho lợi nhuận.



Nguyên tắc đóng giao dịch bổ sung : sử dụng công cụ Fibonacci Expansion (FE). Khi sử dụng Fibonacci Expansion trên đồ thị, bắt đầu với điểm 1, sau đó kéo FE chạm tất cả các điểm 1-2-3 (đường đỏ trong hình bên dưới). Mục tiêu thu lợi nhuận của bạn sẽ là mức Fibonacci Expansion 161.8.

Đường Stochastis được thêm vào chỉ để bạn dễ thấy các đỉnh/đáy và không phải khó nhọc trong việc xác định các điểm 1-2-3.

System nâng cao #2 (Breakout của Breakout)

System này phát triển dựa trên system “Midnight setup” nhưng có thể kết hợp với các system khác. System này có thể loại bỏ bớt các breakout giả trong system “Midnight setup”.

Setup: đồ thị ngày và 5 phút, không cần các công cụ khác.

Nguyên tắc mở giao dịch :

Sử dụng nguyên tắc từ system “Midnight setup” chúng ta mở giao dịch khi giá cao nhất hoặc thấp nhất của ngày trước đó bị phá vỡ.

Tuy nhiên, thay vì order bên trên và bên dưới giá cao nhất/ thấp nhất của ngày trước đó chúng ta sẽ đợi đến khi breakout xảy ra. Bạn có thể đặt tín hiệu cảnh báo trên trading platform để khi có breakout thì bạn sẽ được báo.

Ngay khi có breakout trên hoặc dưới candle của ngày trước đó chúng ta sẽ theo dõi đồ thị 5 phút, đợi đến khi kết thúc đợt biến động đầu tiên và giá retrace trở lại.

Và đây là cách trade theo breakout của breakout :

Trên đồ thị 5 phút, đánh dấu mức đạt đến tối đa của đợt biến động đầu tiên (giá cao nhất hoặc thấp nhất tùy thuộc vào chiều breakout) và đặt Buy Stop Order hoặc Sell Stop Order cách mức đánh dấu 10 pips (để tránh breakout giả).




Khá thường xảy ra trường hợp sau khi breakout trên đồ thị ngày, mức đạt đến tối đa trên đồ thị 5 phút trở thành mức kháng cự/ hỗ trợ mạnh. Giá không thể chạm lại mức này nữa, hoặc có thể chạm đến và tạo thành dạng double top/bottom rồi quay đầu. Không phải tất cả, nhưng nhiều giao dịch thua lỗ như thế này có thể tránh được nhờ trade theo breakout của breakout.

Khuyết điểm của system :

Trước tiên, chúng ta sẽ mở giao dịch chậm sau khi breakout xảy ra trên đồ thị ngày và do đó sẽ mất một ít pips.

Thứ hai, nếu breakout quá mạnh, việc retrace trên đồ thị 5 phút có thể không xảy ra hoặc xảy ra quá muộn. Cơ hội để giao dịch đối với trường hợp này rất ít.

Thứ ba, bạn không thể cài đặt vào buổi sáng rồi sau đó đi chơi. Bạn cần phải theo dõi đồ thị 5 phút để chờ retrace và cài đặt order.

System nâng cao #1 (Midnight setup)

Lưu ý : system này xây dựng trên cặp GBP/USD năm 2007, các thông số cần được thay đổi theo cặp tiền và thuộc tính biến động của cặp tiền tùy theo thời điểm.
Cặp tiền : GBP/USD hoặc bặp bất kỳ

Khung thời gian : 1 day
Công cụ : không sử dụng

Nguyên tắc : System này dựa trên thực tế là bạn hiếm khi tìm được 02 ngày liên tiếp có các candle bằng kích thước trên đồ thị daily.



Nguyên tắc mở giao dịch :
Lúc 00:00 theo thời gian trên trading platform của bạn, khi daily candle mới xuất hiện, xác định giá cao nhất và thấp nhất của ngày trước.

Nếu khoảng cách giá cao nhất và thấp nhất của ngày ít hơn 90 pips thì không mở giao dịch trong ngày kế tiếp. (Đây là điều kiện cho cặp GBP/USD, điều kiện này có thể điều chỉnh lại với cặp tiền khác).

Nếu giá của ngày trước là một “Inside bar” thì bạn cần phải cẩn thận khi mở giao dịch trong ngày kế tiếp. Bởi vì candle dạng “inside bar” là một dấu hiệu tốt cho breakout trong ngày kế tiếp theo cả 02 hướng, và đây lại là điều không tốt cho system này.

Nếu bạn quyết định mở giao dịch trong ngày kế tiếp thì đặt “Buy Stop order” trên giá cao nhất của ngày trước + 5 pips và “Sell stop order” bên dưới giá thấp nhất của ngày trước – 5 pips.

Đặt stop loss cho giao dịch Long dưới giá thấp nhất của ngày trước – 3 pips và cho giao dịch Short trên giá cao nhất của ngày trước + 3 pips.

Giá trị pips thêm vào cho order và stop loss có thể điều chỉnh khi bạn nắm được thuộc tính biến động của cặp tiền mà bạn chọn.


Nguyên tắc đóng giao dịch :
Khi giao dịch được mở thì giữ nguyên cho đến hết ngày, khi hết ngày điều chỉnh stop loss cho giao dịch dựa theo candle mới; giữ giao dịch cho đến khi đạt 100 pips thì có thể đóng giao dịch để thu lợi.

Một phương pháp khác là bạn có thể mở 02 giao dịch, giao dịch thứ nhất sẽ được đóng khi đạt lợi nhuận 100 pips, và giao dịch thứ 2 sẽ để tiếp đến khi bạn quyết định đóng (hoặc có thể sử dụng trailing stop).

Đóng các giao dịch đang mở (dù lời hay lỗ) nếu candle của ngày hôm đó trở thành dạng Doji hay gần như một doji (nghĩa là giá mở gần bằng giá đóng).

Bạn cũng đóng các giao dịch nếu gặp dạng Shooting Star trong xu hướng lên hoặc Hammer trong xu hướng xuống.






Hãy xem ví dụ dưới đây :



Chúng ta sẽ bắt đầu từ candle đầu tiên là candle được khoanh tròn.

Candle thứ nhất : (high – low trên 90 pips) cho phép mở giao dịch trong ngày kế tiếp vì vậy đặt các order.

Candle thứ 2 : giá không vượt qua giá cao nhất và thấp nhất của candle thứ nhất cho nên không có giao dịch mở. Hết ngày : candle thứ 2 biến động hơn 90 pips nên chúng ta điều chỉnh lại order theo candle thứ 2. Do candle thứ 2 là dạng Inside bar nên nếu bạn quyết định giao dịch thì rủi ro sẽ cao hơn.

Candle thứ 3 : giao dịch long được mở. Hết ngày : giao dịch đang lỗ nhưng không chạm stop loss, chúng ta giữ giao dịch và điều chỉnh stop loss dưới giá thấp nhất của candle thứ 3 là – 3 pips. Candle thứ 3 biến động ít hơn 90 pips nên ngày tiếp theo sẽ không order thêm mà chỉ giữ giao dịch đang có.

Candle thứ 4 : khi đạt giao dịch đạt lợi nhuận mong muốn đóng giao dịch.

Candle thứ 5 : không giao dịch khi giá không vượt khỏi phạm vi candle ngày trước đó. Hết ngày : candle thứ 5 ít hơn 90 pips và là Inside bar do đó không order trong ngày kế tiếp.

Candle thứ 6 : chúng ta không giao dịch, nếu đặt order theo system này thì có thể cả 02 order đều mở và bị đóng bởi stop loss. Cuối ngày chúng ta sẽ đánh giá lại đồ thị và quyết định cho ngày kế tiếp.

Candle thứ 7 : mở giao dịch Long và stop loss đặt dưới giá thấp nhất của candle thứ 6, giao dịch này mang đến cho chúng ta hơn 150 pips. Hết ngày : tiếp tục đặt order cho ngày kế tiếp.

Bạn có thể dễ dàng xác định mức thu lợi nếu bạn xác định được mức biến động trung bình của cặp tiền. Mức thu lợi khoảng một nửa mức biến động trung bình .VD :

GBP/USD có mức biến động trung bình là 180-200 pips

EUR/USD có mức biến động trung bình là 110-120 pips

USD/JPY có mức biến động trung bình là 80-90 pips

USD/CHF có mức biến động trung bình là 120-130 pips

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức