BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn quy tien te the gioi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quy tien te the gioi. Hiển thị tất cả bài đăng

5/5/14

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới

1. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng và suy thoái

Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh, được thể hiện qua sức tăng trong Tổng sản phẩm quốc nội – GDP, nhu cầu chi tiêu tiêu dùng mạnh, giá cả các hàng hóa cũng tăng theo, số lượng người thất nghiệp giảm xuống rõ rệt,…biến động của các kênh đầu tư như tiền tệ, chứng khoán là những kênh đầu tư hứa hẹn lợi nhuận tiềm tàng hấp dẫn và rủi ro vừa phải, trong khi đó các tài sản đầu tư mang tính chất an toàn và dài hạn như kim loại quý, đặc biệt là kim loại vàng rất hiếm khi nằm trong danh mục đầu tư triển vọng của nhà đầu tư.

Tuy nhiên vì một nguyên do nào đó mà nền kinh tế chuyển dịch từ giai đoạn tăng trưởng cực thịnh sang giai đoạn tăng trưởng chậm, rồi tới suy thoái, thì kim loại vàng lại trở thành tài sản đầu tư đứng đầu trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư. Ví dụ điển hình là biến động của giá vàng trong hai năm tài chính 2007 và 2008, giá tăng gần 800 USD/oz từ mức thấp 650 USD/oz lên mức cao kỷ lục 1032 USD/oz vào giữa tháng 03-2008.

2. Lạm phát và giảm phát

Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mạnh dễ dẫn đến lạm phát gia tăng, đồng tiền mất giá, ngược lại khi nền kinh tế tăng trưởng chậm và trì trệ trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng giảm phát, khi giá cả hàng hóa giảm nhiều hơn so với mức giá chung của nền kinh tế. 

Trong bối cảnh lạm phát, nhà đầu tư thường có xu hướng tìm đến các kim loại quý, đặc biệt là kim loại vàng như một lựa chọn tối ưu nhất cho danh mục đầu tư của mình, nhằm bảo vệ tài sản của mình trước nguy cơ mất giá khi thị trường có biến động giá lớn. Mặt khác, khi nền kinh tế chuyển sang giảm phát, kim loại vàng cũng khó tránh khỏi số phận giảm giá tương tự như các hàng hóa khác, khi nhu cầu thanh khoản tăng cao. Tuy nhiên, tầm quan trọng của vàng trong cả thời kỳ kinh tế lạm phát hay giảm phát vẫn không thay đổi, nó vẫn là tài sản vô cùng quý giá.

Đối với chính phủ hay ngân hàng trung ương: vàng là một loại hàng hóa có giá trị cao và là một trong những kênh đầu tư chống lạm phát hiệu quả, góp phần ổn định nội tệ và chống phá giá một số ngoại tệ mạnh. Trong thời kỳ kinh tế lạm phát hoặc có dấu hiệu lạm phát cao, chính phủ hay ngân hàng trung ương thường bán vàng cho doanh nghiệp kinh doanh vàng; doanh nghiệp kinh doanh vàng sẽ bán vàng cho nhân dân, thu một phần tiền mặt trong lưu thông về ngân hàng trung ương.

Đối với ngân hàng: lãi suất tín dụng của ngân hàng sẽ hạ nhiệt khi các doanh nghiệp kinh doanh vàng tăng cường huy động vốn bằng vàng với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với huy động vốn bằng tiền mặt. Doanh nghiệp dùng vàng huy động bán cho nhân dân, thu về tiền mặt, hỗ trợ thanh khoản và trung hòa lượng VNĐ đã mua ngoại tệ USD.
Đối với người dân: người dân gửi vốn bằng vàng vừa bảo toàn vốn mà vẫn có lãi, mặc dù lãi suất gửi vốn bằng vàng không cao như gửi bằng tiền mặt, nhưng trong bối cảnh lạm phát thì gửi tiết kiệm bằng vàng vẫn có lãi.

3. Nguồn cung và nhu cầu vàng vật chất
Ø Nguồn cung vàng vật chất


Tài nguyên vàng vốn được coi là loại tài nguyên hữu hạn, do đó việc khai thác tài nguyên này thường không mang lại hiệu suất lao động cao như trong khai thác và sản xuất các hàng hóa hay dịch vụ khác trong nền kinh tế không ngừng vận động và phát triển như hiện nay.



Lượng vàng lưu thông trên thế giới có được từ hoạt động khai thác hằng năm là rất ít, chỉ đạt trung bình 2.500 tấn do vàng chủ yếu nằm trong dự trữ của các quỹ đầu tư, các ngân hàng trung ương, nhà đầu tư,…chưa kể lượng vàng có trong các linh kiện điện tử, vàng trang sức do người dân nắm giữ. Do đó nguồn cung vàng không chỉ có được từ khai thác, mà còn từ dự trữ của các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư và kể cả từ nhà đầu tư, từ dân chúng, khi các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư và dân chúng thực hiện bán vàng.

Tổng lượng vàng dự trữ ở trên toàn thế giới vào khoảng 125.000-130.000 tấn, trong đó các ngân hàng trung ương nắm giữ khoảng 25.000 tấn. Nắm giữ vàng nhiều nhất là các ngân hàng trung ương của Mỹ, Đức, Thụy Sĩ, Pháp và Italy.

Trong năm 2008, sản lượng vàng toàn cầu đạt mức 2.400 tấn, trong đó Trung Quốc đã trở thành quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới với sản lượng 288 tấn và Mỹ đứng thứ hai với 234 tấn.
Sản lượng vàng năm 2009 được kỳ vọng sẽ giảm sút do bối cảnh kinh tế bất ổn, trong đó sản lượng vàng của Australia là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản lượng, được dự kiến sẽ chỉ đạt 224 tấn, trong khi đó Nam Phi – quốc gia có sản xuất vàng hàng đầu thế giới chưa có số liệu dự kiến, nhưng người ta dự đoán sản lượng năm nay chắc chắn thấp hơn so với mức 296 tấn của năm 2008.

Theo dự đoán của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp và Kinh tế Tài nguyên Australia (ABARE), sản lượng vàng thế giới năm 2009 sẽ tăng đạt 2.476 tấn, nhờ sản lượng của Trung Quốc và Indonesia tăng.

Ø Nhu cầu vàng vật chất 


Nhu cầu vàng chủ yếu bị lèo lái từ các nhân tố như lạm phát, đồng tiền mất giá, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng,…buộc các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư phải tăng mức nắm giữ vàng nhiều hơn bình thường để bảo toàn giá trị tài sản, làm cho nhu cầu vàng tăng nhanh. Trong khi đó, nền kinh tế ổn định với lạm phát vừa phải sẽ hạn chế nhu cầu vàng.

Nhu cầu vàng toàn cầu hàng năm thường chỉ đạt mức trung bình 4000 tấn, trong đó Ấn Độ - quốc gia có sức tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới đạt nhập khẩu trung bình 700 tấn đến 800 tấn vàng mỗi năm, tương đương gần 30% nhu cầu toàn thế giới. Nhu cầu vàng của Ấn Độ thường tăng cao trong các dịp lễ hội, mùa cưới,… đặc biệt là trong hai mùa lễ hội lớn của người Hindu là lễ hội Akshaya Tritiya vào ngày 27/04 và lễ hội Dhanteras thường diễn ra vào tháng 10 hằng năm.

Trong năm 2008 vừa qua, nhu cầu vàng thế giới tăng lên tới 3,66 nghìn tấn, tăng 4% so với năm 2007 mặc dù nhu cầu sử dụng kim loại quý cho ngành kim hoàn và công nghiệp đều giảm. Nhu cầu vàng năm 2008 tăng là do nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, xuất hiện nhiều dấu hiệu suy thoái, thị trường tài chính khủng khoảng và niềm tin của nhà đầu tư giảm sút,…khiến hoạt động giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán thưa thớt, tạo điều kiện phát triển cho thị trường vàng khi dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ kênh chứng khoán và bất động sản sang kênh đầu tư vàng, hỗ trợ nhu cầu đầu tư vàng tăng.

Năm 2009 với bối cảnh kinh tế chưa có dấu hiệu sáng sủa hơn so với năm 2008, nhiều quốc gia vẫn chìm ngập trong hàng loạt các chính sách kích thích kinh tế và chi tiêu chưa hiệu quả, thì nhu cầu trên thị trường vàng thế giới thời gian này sẽ chủ yếu phụ thuộc vào các quỹ đầu tư vàng lớn và hoạt động đầu cơ vàng. Nhu cầu về vàng trang sức và vàng công nghiệp có thể sẽ giảm sút do kinh tế khó khăn, nhưng lượng giảm này sẽ ít hơn nhiều so với lượng tăng của nhu cầu vàng đầu tư.

4. Chính sách tiền tệ và mức dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương (NHTW)

Ø Chính sách tiền tệ và động thái lãi suất của các NHTW


Chính sách tiền tệ và động thái lãi suất của các NHTW thường ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của đồng nội tệ, tỷ giá ngoại tệ và tác động gián tiếp lên thị trường vàng và giá vàng. Do giao dịch vàng được tham chiếu từ đồng USD, do đó chính sách tiền tệ cùng động thái lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED và Uỷ ban Thị trường Mở - FOMC thường có những ảnh hưởng nhất định tới thị trường vàng và giá vàng. 

Năm 2008 có thể xem là năm mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED linh hoạt với chính sách tiền tệ và động thái lãi suất không ngừng thay đổi nhiều hơn so với các năm trước đây. Mức lãi suất cao 5,25% được duy trì kể từ năm 2003 đã được cắt giảm lần đầu tiên về 4,75% vào tháng 09-2007 và cho tới tháng 12-2008 lãi suất đã được đưa về biên độ thấp kỷ lục 0-0,25%. Lãi suất cắt giảm và chính sách nới lỏng số lượng mà FED mạnh tay thực hiện trong năm 2008 đã ảnh hưởng xấu tới giá trị của đồng USD trong tương quan với các ngoại tệ khác, nhưng ngược lại đã hỗ trợ rất nhiều cho thị trường vàng và giá vàng. 

Mặc dù góp phần chi phối giá vàng không nhỏ nhưng chính sách tiền tệ và động thái lãi suất của các ngân hàng trung ương chỉ có tác động giới hạn tới thị trường vàng và biến động của giá vàng. Thay vào đó giá vàng vẫn chịu ảnh hưởng chính từ yếu tố nguồn cung, nhu cầu theo mùa tại các thị trường giao dịch vàng chủ chốt là Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ,….Thực tế năm 2008 đã chứng minh điều này. 

Giá vàng đầu năm 2008 chỉ đạt mức 883 USD/oz, sau đó đến giữa tháng 3 vàng lập kỷ lục 1.032 USD/oz. Từ thời điểm này trở đi vàng bắt đầu chu kỳ giảm mạnh, đặc biệt giảm mạnh trong suốt mùa hè và mùa thu, từng chạm mức thấp 682 USD/oz. Trong hai mùa lễ hội lớn tại Ấn Độ là Akshaya Tritiya vào tháng 4, giá vàng tăng tới 933 USD/oz do trước đó giá giảm thấp về 862 đã hỗ trợ tăng sức mua, tương tự trong mùa lễ Dhanteras vào tháng 10 giá giảm về mức thấp 682 trước đó đã hỗ trợ cho sức mua trong suốt mùa lễ và đẩy giá vàng tăng dần lên 930 USD/oz.
Ba tháng đầu năm 2009, giá vàng cũng lặp lại tương tự như những gì xảy ra trong năm 2008, khi một lần nữa giá vàng thiết lập mức kỷ lục 1.006 USD/oz vào đầu tháng 2.

Ø Mức dự trữ vàng của các NHTW


Hầu hết các NHTW toàn cầu đều coi vàng là tài sản dự trữ quan trọng không kém gì so với dự trữ ngoại tệ, do vàng là tài sản lưu giữ giá trị đảm bảo nhất và chống khủng hoảng trên thị trường tài chính hữu hiệu nhất trong bối cảnh kinh tế bất ổn. Mức dự trữ vàng tại các NHTW đóng vai trò khá quan trọng trong việc bình ổn giá vàng, cũng như có khả năng tạo ra biến động giá lớn khi các NHTW thực hiện mua hay bán vàng ra thị trường. 

Thông thường nếu có ý định bán vàng từ kho dự trữ hay mua vàng từ thị trường, các NHTW thường chia nhỏ lượng vàng bán hay mua trong nhiều năm thay vì một đợt, do khối lượng bán hay mua nhiều làm gia tăng rủi ro sụp đổ thị trường vàng. Hiệp ước vàng giữa các NHTW (The Central Bank Gold Agreement - CBGA) ra đời vào năm 1999 nhằm hạn chế rủi ro sụp đổ cho thị trường vàng.

Hiệp ước vàng giữa các NHTW được gia hạn vào năm 2004 bởi 15 NHTW thuộc khu vực Châu Âu, sau khi hiệp ước được ký vào năm 1999 hết hạn. CBGA hạn chế doanh số bán vàng hàng năm của các ngân hàng trung ương tại 500 tấn và tổng cộng là 2.500 tấn trong vòng 5 năm để điều hòa lượng vàng đổ vào thị trường. CBGA đã hết hạn vào ngày 26-09-09.
Tổng lượng vàng dự trữ ở trên toàn thế giới vào khoảng 125.000-130.000 tấn, trong đó các NHTW nắm giữ khoảng 25.000 tấn. Trong khi đó giao dịch vàng toàn cầu mỗi năm thường đạt khoảng 500 tấn vàng.
Các NHTW dẫn đầu trên thế giới về trữ lượng vàng hiện nay là:
- NHTW Mỹ nắm giữ 8.133 tấn, chiếm tới 76,5% lượng dữ trữ ngoại hối.
- NHTW Đức xếp thứ hai trên thế giới với mức dự trữ 3.412,6 tấn.
- NHTW Pháp có trữ lượng 2.508 tấn, chiếm 58,7% giá trị tài sản ngoại hối.
- NHTW Italia có tới 2.451,8 tấn, chiếm 61,9% trị giá dự trữ ngoại hối.
- NHTW Trung Quốc vừa tăng dự trữ vàng thêm 76%, tức 454 tấn, lên mức 1.054 tấn.
- NHTW Thuỵ Sỹ có 1.040 tấn vàng, tương đương 23,8% dự trữ ngoại hối.
- NHTW Ấn Độ hiện tụt xuống vị trí thứ 14 với dự trữ vàng 357.7 tấn, chiếm 3% dự trữ ngoại hối.

Hai tổ chức nắm giữ vàng hàng đầu thế giới là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với 3.217 tấn và quỹ đầu tư vàng SPDR Gold Trust với 1.104,45 tấn. Tuy nhiên nếu như IMF không thay đổi kế hoạch bán ra 403 tấn vàng trong năm 2009 -2010, tương đương 12% từ kho dự trữ vàng, với giá khoảng 11 tỷ USD nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách và cải tổ tài chính, thì lượng dự trữ vàng của IMF sẽ chỉ còn 2.814 tấn.



5. Giá trị đồng USD


Đồng USD vốn được coi đồng tiền quan trọng trong giao dịch quốc tế cùng với các đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ như đồng EUR, đồng GBP, đồng JPY,…, thậm chí nhiều quốc gia còn sử dụng đồng USD làm đơn vị tiền tệ chính thức như Ecuador, El Salvador, Đông Timor. Đồng USD còn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trên thị trường quốc tế cho các mặt hàng như vàng và dầu hỏa. 

Trước thời điểm diễn ra cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2008, những quy luật liên quan tới biến động giá của đồng USD trong tương quan so với các yếu tố như các chỉ số kinh tế Mỹ - Châu Âu – Châu Á, thị trường chứng khoán, thị trường dầu, thị trường vàng, …được coi là quy luật bất biến. Bên cạnh đó giá trị của đồng USD trong tương quan so với các đồng ngoại tệ khác như EUR, GBP, JPY còn được quyết định bởi động thái lãi suất của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là động thái lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED và Uỷ ban Thị trường Mở - FOMC. 

Theo quy luật bất biến trước thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 nổ ra, dầu và vàng là hai nhân tố thường có biến động cùng chiều, trong đó dầu là nhân tố hỗ trợ cho vàng, dầu tăng vàng tăng và ngược lại dầu giảm vàng giảm, do dầu là biểu hiện của lạm phát trong khi vàng là tài sản phòng chống lạm phát. Người ta thường có xu hướng tăng dự trữ vàng khi nhận thấy rủi ro lạm phát tăng cao, ngược lại giảm dự trữ vàng khi an tâm với tỷ lệ lạm phát vừa phải. Trong biến động giá khi giao dịch thường ngày, khi dầu và vàng tăng, đồng USD sẽ giảm giá và ngược lại giá dầu và vàng giảm sẽ hỗ trợ cho đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác. 

Tương tự như thế, các chỉ số kinh tế quan trọng từ Mỹ - Châu Âu – Châu Á được công bố hằng ngày thường là nhân tố hậu thuẫn cho thị trường chứng khoán Mỹ - Châu Âu – Châu Á nếu các chỉ số này cho ra kết quả tốt, cho thấy dấu hiệu kinh tế tăng trưởng ổn định, hứa hẹn lợi nhuận của các công ty tăng cao, thu hút đại bộ phận nhà đầu tư dịch chuyển vốn đầu tư vào kênh chứng khoán từ các kênh đầu tư khác như vàng và dầu, tạo áp lực giảm giá cho vàng và dầu. Ngược lại, khi các chỉ số với kết quả tiêu cực, thị trường chứng khoán sẽ là thị trường gánh chịu thua lỗ nhiều nhất, do nhà đầu tư chuyển hướng chiến lược sang kênh vàng và dầu. Tầm ảnh hưởng của các chỉ số kinh tế cũng như thế lên đồng USD, các chỉ số tích cực sẽ làm tăng giá trị của đồng USD và ngược lại chỉ số tiêu cực sẽ làm giảm giá trị của đồng USD. 

Tuy nhiên trong năm 2008, năm ghi dấu những kỷ lục trên các thị trường, thì những quy luật tưởng như bất biến trên lại thay đổi hoàn toàn. Bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng ở đầu tàu kinh tế Mỹ lan rộng trong năm 2008 đã kéo tụt giá trị không chỉ riêng đồng USD mà cả các đồng khác như EUR, GBP và JPY, khi các NHTW đua nhau cắt giảm lãi suất chống suy thoái. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED đã khởi động chương trình cắt giảm lãi suất đầu tiên với mức cắt 0,5% vào tháng 09-2007, hạ mức lãi suất chuẩn xuống 4,75% từ mức 5,25% được duy trì trong suốt 4 năm trước đó, và cho tới nay mức lãi suất cơ bản đồng USD chỉ còn nằm trong biên độ thấp kỷ lục 0-0,25%. Trong khi đó NHTW Châu Âu – ECB, NHTW Anh – BOE, NHTW Nhật – BOJ cùng với một số NHTW khác chính thức phối hợp cắt giảm vào ngày 08-10-2008. Mức lãi suất đồng EUR hiện nay chỉ còn 1,25%, lãi suất đồng GBP chỉ còn 0,5%, lãi suất đồng JPY còn 0,1%.

Tương tự như thế, trong những tháng đầu năm 2009, giá trị đồng USD cùng với các đồng tiền chính khác vẫn tiếp tục bị đe dọa từ những biến động ngược quy luật của thị trường trong bối cảnh khủng hoảng, bên cạnh đó còn có nhân tố quan trọng khác là nỗ lực và kế hoạch bơm tiền từ chính phủ các nước trên toàn cầu. Trong đó tiên phong là Mỹ với hàng loạt các gói kích thích kinh tế có quy mô lớn dưới chính quyền Tổng thống Barrack Obama trong những tháng đầu năm 2009 đã thổi bùng mối quan ngại lạm phát khi chúng chính thức được tung ra. Gói kích thích kinh tế Mỹ khổng lồ từ Văn phòng Obama là 787 tỷ USD, trong khi đó gói kích thích kinh tế toàn cầu được thống nhất trong Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào ngày 02-04-09 lên tới con số 5000 tỷ USD, mặc dù tổng giá trị thực tế của gói kích thích toàn cầu hiện nay chỉ đạt 3000 tỷ USD, còn thiếu 2000 tỷ USD để đạt mục tiêu. 

Đồng USD đã giảm ở mức thấp nhất trong lịch sử của đồng tiền này khi USD Index (chỉ số tượng trưng cho sức khỏe của đồng USD) từng giảm sát 69 điểm. Tỷ giá một số ngoại tệ mạnh khác so với đồng USD từng lập kỷ lục là tỷ giá GBP/USD đạt ngưỡng 2.1 hay tỷ giá EUR/USD đạt 1.6.
Thay vào đó giá vàng liên tục lập kỷ lục với nhiều đỉnh nhờ vào động thái mua vàng ồ ạt của các quỹ đầu tư và ngân hàng trung ương nhằm bảo toàn giá trị tài sản trước nguy cơ lạm phát bùng phát, khi giá dầu liên tục leo thang và đạt cực đỉnh tại mức 147 USD/thùng vào giữa tháng 07-2008. Đỉnh kỷ lục của giá vàng trong năm 2008 là 1.032 USD/oz vào giữa tháng 03 một lần nữa được lập lại vào đầu tháng 02-2009 khi giá vàng đạt mức 1006.

6. Bất ổn chính trị và giá dầu

Hai yếu tố địa chính trị và giá dầu là hai yếu tố có ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới biến động của giá vàng. Mỗi khi bất ổn địa chính trị nổ ra tại các điểm nóng của thế giới, đặc biệt là tại các nước thuộc khu vực Trung Đông như Iran, Irac, Afghanistan, Pakistan…thì giá dầu không ngừng tăng, do nhu cầu sử dụng xăng dầu trong chiến tranh tăng cao, kéo theo giá cả các loại hàng hóa khác tăng theo, làm dấy lên mối quan ngại lạm phát bùng phát, đồng thời làm gia tăng tính hấp dẫn của vàng với vai trò là công cụ chống lạm phát. 

Trải qua bao cuộc chiến tranh như Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945),… dầu hay còn gọi là vàng đen luôn được xem là loại hàng hóa vô cùng quý giá, trong đó trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhu cầu dầu đã tăng tới mức chóng mặt do sự gia tăng trong sức tiêu thụ các loại vũ khí như xe tăng, tàu chiến, tàu ngầm, máy bay ngốn nhiên liệu như xăng, dầu, dầu hoả một cách khủng khiếp. Trước Thế chiến lần thứ nhất, nhu cầu vàng đen tăng mạnh đã khiến nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu phải bước vào cuộc chiến tranh giành các mỏ dầu, trong đó cuộc tranh giành mỏ dầu đầu tiên xảy ra giữa gia tộc Rothschild (Anh)Nobel (Thuỵ Điển) với đích nhắm là các vỉa dầu ở Bakou (Nga). Riêng Mỹ là quốc gia duy nhất có đủ khả năng tự sản xuất và đáp ứng nhu cầu dầu trong nước, thậm chí còn thặng dư để xuất khẩu sang các nước khác. 

Chiến tranh cùng với quá trình công nghiệp hóa phát triển tại nhiều quốc gia phương Tây, dầu lửa nhanh chóng qua mặt các loại hàng hóa khác như than đá để trở thành hàng hóa bậc nhất được sử dụng trong ngành công nghiệp ôtô, hàng không, tàu thuỷ, phục vụ nhu cầu sưởi ấm và sau này là ngành công nghiệp hoá dầu.

Ngoài yếu tố về chính trị, giá dầu còn chịu ảnh hưởng từ hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu theo hạn ngạch của các quốc gia thành viên trong tổ chức Các Quốc gia Xuất khẩu Dầu lửa (Organization of Petroleum Exporting Countries- OPEC). Việc OPEC điều chỉnh sản lượng dầu cung ứng cho thị trường không chỉ ảnh hưởng lên giá dầu mà còn tác động lên giá vàng theo cùng chiều. 

Khai thác của các nước thành viên OPEC chiếm tới 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới, do đó OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và khống chế giá dầu. Mặc dù hiệp định thành lập của OPEC vào ngày 14-09-1960 có đề ra mục tiêu là ổn định thị trường dầu thô, nhưng hầu hết các chính sách được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia. Dựa trên việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định, OPEC được xem như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.

Biến động của giá dầu trong năm 2008 phản ánh rõ bản chất độc quyền của OPEC, khi giá dầu vào thời điểm đầu năm 2008 đã đạt 96 USD/thùng và sau đó vào giữa tháng 7-2008 giá đã tạo đỉnh kỷ lục với 147 USD/thùng trước ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, cùng với các vấn đề bất ổn chính trị leo thang tại khu vực Trung Đông, …nhưng OPEC vẫn kiên quyết cho rằng nguồn cung dầu cho thị trường toàn cầu là đủ mà không tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu. Sau đó, khi cuộc khủng hoảng lan tràn rộng khắp, khiến người dân lo ngại nguy cơ kinh tế suy thoái và thực hiện cắt giảm chi tiêu, giá dầu dần hạ nhiệt và rớt giá khủng khiếp còn 40 USD/thùng vào cuối năm 2008. 

Bước sang năm 2009, tình hình thị trường dầu vẫn không khá hơn, giá dầu vẫn trụ quanh mức 40 USD/thùng hiện nay, có lúc giá phục hồi ngắn hạn với 60 USD/thùng. Trước bối cảnh giá dầu rớt thê thảm, đe dọa lợi nhuận và khả năng duy trì hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các quốc gia trong khối, OPEC mới lên tiếng cắt giảm sản lượng lần đầu với hạn ngạch 4,2 triệu thùng vào tháng 1-2009, cùng với những hứa hẹn sẽ tiếp tục thực hiện cắt giảm sản lượng tiếp nữa nhằm vực dậy giá dầu. Tuy nhiên nguyên căn giá dầu giảm hiện nay là từ sức tiêu thụ dầu yếu kém khi hiểm họa suy thoái đang rình rập nền kinh tế toàn cầu, thì OPEC cũng khó có thể phát huy vai trò là tổ chức duy nhất có khả năng lèo lái giá dầu.

7. Vùng cản tâm lý trong yếu tố kỹ thuật

Vùng cản tâm lý trong yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quyết định cho biến động của giá vàng trong thời điểm hiện nay, khi thị trường vàng chịu ảnh hưởng mạnh từ hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư, các ngân hàng trung ương, các nhà đầu tư,…
Tại các cản tâm lý, biến động giá thường giằng co trong nhiều ngày, nhiều tuần và chỉ cần được hỗ trợ từ thông tin cơ bản có liên quan, cản tâm lý sẽ dễ dàng bị phá vỡ. Tuy nhiên trong trường hợp cản không thể bị phá vỡ sẽ trở thành cản tâm lý vững chắc khó phá vỡ. Biến động giá khi tiến tới gần cản tâm lý thường có xu hướng bị dội ngược trở lại do hoạt động nhà đầu tư chốt lời hoặc dừng lỗ sớm hơn để tránh rủi ro giá không phá được cản.

8. Thị trường chứng khóan

Biến động của thị trường chứng khoán thường chịu ảnh hưởng chính từ các chỉ số kinh tế quan trọng từ Mỹ - Châu Âu và Châu Á được công bố mỗi ngày trên các trang tin tiếng Anh đáng tin cậy như Forexfactory, Fxstreet, …hơn nữa là từ báo cáo lợi nhuận của các công ty hoạt động trong nhiều ngành nghề từ công nghiệp, công nghệ cho tới dược phẩm, nông nghiệp, hóa chất,…quan trọng hơn cả là báo cáo lợi nhuận từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, do trong hơn 2 năm trở lại đây cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đang là vấn đề nóng bỏng mà hầu hết những nhà đầu tư đều quan tâm. Cuối cùng và quan trọng nhất, khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu của hầu hết các công ty hoạt động trong các lĩnh vực nêu trên chịu ảnh hưởng mạnh từ các chính sách kinh tế và các gói cứu trợ hay kích thích kinh tế của chính phủ các nước.

Chứng khoán toàn cầu từng sụt giảm thê thảm tới mức kỷ lục, điển hình gần nhất là vào ngày 10-11-2008 chỉ số Down Jones của Mỹ từng giảm 780 điểm và sau đó tăng gần 1.000 điểm chỉ trong một phiên giao dịch do ảnh hưởng từ quyết định không thống nhất giữa Hạ viện Mỹ và Thượng viện Mỹ dưới thời Tổng thống George Bush về gói cứu trợ 700 tỷ USD cho ngành xe hơi.

Điểm đáng chú ý là thị trường chứng khoán Mỹ luôn là thị trường quyết định cho biến động của các thị trường chứng khoán khác gồm Châu Âu và Châu Á do khối lượng giao dịch lớn. Theo đó tầm ảnh hưởng của chứng khoán Mỹ lên giá vàng là quan trọng hơn cả so với các thị trường chứng khoán khác. Biến động giá của thị trường chứng khoán thường ngược chiều với biến động của giá vàng, tuy nhiên chứng khoán không phải là nhân tố thường xuyên ảnh hưởng lên giá vàng.


Nguồn Internet

21/4/14

Đồng Yên tiếp tục giảm so với những đồng tiền chính của nó sau khi nhập siêu tiếp tục được nới rộng

Đồng Yên tiếp tục giảm so với 16 cặp chính của nó sau khi một bản báo cáo đã cho thấy nhập siêu của Nhật tiếp tục đào sâu so với dự báo tháng trước.


Đồng Dollar tiếp tục giữ vững giá trị cao nhất trong những tuần qua so với đồng Yên và Euro sau khi những chỉ số kinh tế có thể tạo thêm động lực cho FED cắt giảm gói nới lỏng định lượng trong năm nay. Đồng dollar NewZealand tiếp tục ở mức thấp trước khi ngân hàng trung ương thiết lập chính sách vào ngày 24/4 tới. Sự biến động của đồng New Zealand xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua vào ngày 17 tháng 4. 

“ Nhập siêu của Nhật đã cao hơn mức dự đoán rất nhiều và đó là lí do đẩy đồng Yên xuống mức thấp nhất”, Marito Ueda, một giám đốc của công ty FX tại Tokyo phát biểu: “ Chúng ta đang dịch chuyển câu chuyện về sự tăng giá của đồng dollar sang câu chuyện về sự rớt giá của của đồng Yên sau khi chúng ta đã thấy được những dữ liệu kinh tế đang tốt lên từ Mỹ”

Đồng Yên rớt 0.2% từ 102.61 mỗi dollar vào sang 10:04 Tokyo từ hôm 18 tháng 4, khi nó đã hoàn tất 1 tuần rớt giá 0.8%, . Đồng Yên rớt 0.2% xuống 141.69 mỗi Euro. Đồng dollar giao dịch $1.3808 mỗi EU từ mức $1.3813 tiếp tục mức tăng 0.5%.

Thị trường tài chính tại UK, Đức, Hong Kong, Úc và NewZealand đều nghỉ lễ. Thị trường Mỹ mở cửa lại vào 18/4

Những dự đoán không chính xác 

Nhập siêu của Nhật đã nới rộng $14.1 tỷ (1.45 nghìn tỷ yên)vào tháng 3, so với 802.5 tỷ Yên tháng trước, theo báo cáo của bộ trưởng tài chính hôm qua. Theo dự đoán của hãng tin Bloomberg là 1.1 tỷ yên. Nhập siêu đạt mức kỉ lục là 2.8 nghìn tỷ yên vào tháng 1.

Tại Mỹ, những chỉ số quan trọng đều tăng lên 0.7% trong tháng 3, tháng tăng nhiều nhất từ tháng 11, theo những dự đoán của hãng tin Bloomberg trước khi dữ liệu được đưa ra vào hôm nay. 

FED đã bắt đầu cắt giảm gói nới lỏng định lượng vào tháng 1, và rất nhiều nhà kinh tế đưa ra dự đoán là FED sẽ hoàn toàn cắt giảm gói nới lỏng định lượng vào cuối tháng 10. 

Đồng dollar New Zealand đã có một sự tha đổi nhỏ tại mức giá $0.8583. Nó đã trượt 1.2% so với tuần trước, cao nhất từ ngày 31 tháng giêng. 

Tất cả 15 nhà kinh tế Bloomberg đều mong đợi rằng Ngân hàng trung ương New Zealand sẽ nâng lãi suất tiền gởi lên 3% vào cuộc họp ngày 24 tháng 4. Ngân hàng trung ương đã nâng mức chi phí vay lên 0.25% vào tháng trước. 


Nguồn Bloomberg

Hy vọng cho Phố Wall trong mùa báo cáo lợi nhuận của Mỹ



Mùa báo cáo lợi nhuận hy vọng sẽ tạo nên nhân tố xúc tác thúc đẩy giới đầu tư mua chứng khoán.



Tuần này, gần 1/3 công ty trong chỉ số S&P 500 dự kiến sẽ công bố kết quả doanh thu. Một số "đại gia" như Apple, Microsoft, McDonald's và AT&T hay những công ty sở hữu cổ phiếu giá cao như Netflix và Facebook dự kiến sẽ làm thị trường nóng lên với báo cáo doanh thu trong tuần này.

Đợt báo cáo doanh thu đầu tiên diễn ra trong khi thị trường chứng khoán đang chứng kiến đợt bán tháo ồ ạt dẫn đầu là các cổ phiếu được ưa chuộng và giao dịch nhiều như Netflix và các cổ phiếu công nghệ sinh học. Với sự phục hồi lại vào cuối tuần, giới đầu tư hy vọng thị trường sẽ bớt biến động. Nếu tuần này báo cáo doanh thu của các công ty thể hiện hiệu quả hoạt động kém thì rất có thể sẽ dấy lên đợt báo tháo mới.

Theo số liệu của Reuters, doanh thu quý I của các công ty trong S&P 500 dự báo sẽ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Giới đầu tư cũng sẽ dõi theo tình hình suy thoái tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả doanh thu của khối doanh nghiệp Mỹ.

IBM cho rằng, doanh số bán hàng tại Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác sẽ kéo giảm doanh thu hàng quý của công ty. Đầu tuần trước, số liệu cho biết, tăng trưởng của Trung Quốc ở tốc độ chậm nhất trong 18 tháng.

Lịch sự kiện tuần từ 21/4 – 25/4

Ngày
Quốc gia
Giờ
Sự kiện
21/4
Nhật Bản
7h50
22/4
EU
22h00
Mỹ
23/4
9h45
EU
16h00
Chỉ số sản xuất PMI, chỉ số dịch vụ PMI
21h45
22h00
22h30
24/4
17h00
20h30
22h30
Dự trữ khí đốt tự nhiên
25/4
7h30
12h30
Số liệu hoạt động của tất cả các ngành theo tháng
Mỹ
21h45
Chỉ số dịch vụ PMI
21h55
Chỉnh sửa chỉ số niềm tin tiêu dùng và dự báo lạm phát




Nguồn Gafin/ Reuters/ NCDT

Trung Quốc có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động thương mại và dự trữ ngoại hối đã tăng lên đáng kể, góp phần củng cố nền tài chính quốc gia.

Vừa qua, Vụ Thống kê của Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra báo cáo cập nhật, tổng hợp 146 báo cáo của các quốc gia thành viên IMF, các quốc gia không phải là thành viên IMF và một số tổ chức khác về dự trữ ngoại hối chính thức (COFER). Báo cáo thống kê một số loại ngoại tệ chủ chốt trong cơ cấu dự trữ, bao gồm USD, bảng Anh, euro, yên Nhật, Frank Thụy Sĩ, dollar Canada, dollar Australia và một số ngoại tệ khác.
Số liệu thống kê cho thấy, cơ cấu dự trữ ngoại tệ có những thay đổi nhất định kể từ khi đồng tiền chung Euro được lưu hành và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Trước năm 1999, một số đồng tiền châu Âu được các nước sử dụng trong giỏ dự trữ ngoại tệ, bao gồm: đồng mác của CHLB Đức, frank của Pháp, frank Thụy Sĩ, guider của Hà Lan, ECU (đồng tiền của Thị trường chung châu Âu). Những đồng tiền này không còn giá trị lưu hành và được thay thế bằng đồng tiền chung euro, khi đồng tiền chung này bắt đầu lưu hành chính thức từ ngày 01/01/1999.
Do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 và USD trượt giá, nhiều nước trên thế giới bắt đầu điều chỉnh cơ cấu dự trữ ngoại hối theo hướng tăng dự trữ vàng và một số đồng tiền chuyển đổi khác như dollar Canada và dollar Australia, điều này phản ánh những thay đổi lớn trong quan điểm của một số ngân hàng trung ương (NHTW) về thói quen dự trữ ngoại hối. Một số ngoại tệ khác như dollar New Zealand, Peso Mexicô, Nhân dân tệ Trung Quốc cũng bắt đầu được một số nước sử dụng trong giao dịch thanh toán thương mại và dự trữ ngoại tệ, nhưng không đưa vào bảng thống kê do tỉ trọng còn thấp. Tỉ trọng USD trong cơ cấu dự trữ tuy giảm dần, nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất. Dữ liệu thống kê cũng phân ra hai nhóm quốc gia: nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển và mới nổi.
Đến cuối năm 2013, tổng dự trữ ngoại hối thế giới đạt 11.673,6 tỉ USD, tăng từ gần 1.000 tỉ USD vào các năm 1991-1993, khoảng 2.000 tỉ USD vào năm 2000 và 4.000 tỉ USD vào năm 2005. Trong số này, phần lớn dự trữ ngoại hối tập trung vào tốp 20 quốc gia với tổng cộng 11.187 tỉ USD. Đứng đầu danh sách là Trung Quốc đại lục (không kể Hồng Kông) với 3.820 tỉ USD, tăng từ 18 tỉ USD vào năm 1990 và 146 tỉ USD vào năm 2000. Đứng thứ hai là Nhật Bản với 1.268 tỉ USD (giảm từ mức 1.300 tỉ USD vào cuối năm 2012), những quốc gia còn lại có dự trữ ngoại hối dưới 1.000 tỉ USD.
Mục tiêu cơ bản của nỗ lực tích lũy ngoại hối quốc gia là trang trải nhu cầu nhập khẩu và thanh toán nợ nước ngoài đến hạn trong năm tài khóa, góp phần giảm thiểu biến động từ thị trường quốc tế. Ngoài ra, một số nước cũng dành phần lớn dự trữ ngoại hối quốc gia để mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
eFinance Online

16/4/14

Đồng Bảng Anh thiệt hại nặng sau công bố dữ liệu lạm phát

Vào tháng 3, bộ dữ liệu về lạm phát của Anh được công bố cho thấy rằng tình trạng lạm phát đang đi đúng theo sự dự đoán. So với cùng kì năm ngoái chỉ số CPI đo lường mức tăng trưởng giá của Anh giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2009 và chỉ số lạm phát ngành bán lẻ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

10/4/14

Warren Buffett thừa nhận mắc 5 sai lầm

Tỷ phú huyền thoại Warren Buffett thừa nhận mắc 5 sai lầm


Được biết đến như nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới,

sở hữu khối tài sản hơn 40 tỷ USD, vậy nhưng Warren Buffett cũng đã mắc không ít sai lầm trong đầu tư. Ông vừa lên tiếng thừa nhận trong bức thư thường niên gửi cổ đông.
Trong quý 4 vừa qua, lợi nhuận của tập đoàn Berkshire Hathaway Inc. mà Warren Buffett làm Chủ tịch kiêm CEO đã sụt giảm đến 30% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 3,05 tỷ USD. Và trong bức thư thường niên gửi tới các cổ đông của mình, nhà đầu tư huyền thoại này đã không ngần ngại chỉ ra những sai lầm mắc phải thời gian qua.

Không chỉ là nhà đầu tư đại tài, Warren Buffett còn nổi tiếng thẳng thắn

1. Sự phục hồi của thị trường BĐS

Sai lầm: Trong bức thư thường niên năm ngoái Buffett dự đoán rằng thị trường nhà ở Mỹ sẽ bắt đầu phục hồi trong năm nay và là động lực giúp kinh tế phục hồi.

Giải thích: Buffett đã không hề vòng vo khi thừa nhận rằng ông đã “phạm sai lầm chết người” khi đưa ra nhận định trên. Nhưng ông cho rằng nhu cầu nhà ở trong tương lai tất yếu sẽ tăng do tăng dân số tự nhiên. Và bức thư có đoạn: “Vào những thời điểm nhất định người ta có thể quyết định tạm ngừng việc kết hôn nhưng cuối cùng việc đó vẫn sẽ xảy ra. Trong giai đoạn suy thoái, phản ứng đầu tiên của mọi người có thể là chọn cách sống chung với gia đình chồng/vợ nhưng việc này sẽ nhanh chóng trở nên kém hấp dẫn”.

2. Ngành năng lượng

Sai lầm: Buffett đã chi khoảng 2 tỷ USD mua trái phiếu của tập đoàn năng lượng Energy Future Holdings ở Texas. Thế nhưng đến nay giá trị số trái phiếu này hiện chỉ còn 878 triệu USD. Và ông thừa nhận ngay cả con số khiêm tốn còn lại này cũng có thể bị xóa sạch

Đầu tư vào Energy Future Holdings là sai lầm của Buffet.

Giải thích: Nhà đầu tư huyền thoại thẳng thắn thừa nhận ông đã nhận định sai về triển vọng của công ty trên cũng như về diễn biến của giá xăng dầu. “Tuy nhiên sự thật là tôi đã đánh giá sai khả năng lời/lỗ khi tôi mua trái phiếu. Như cách nói của những người chơi tennis, đây là một sai lầm không đáng có”.

3. Hoạt động M&A

Sai lầm: Một số công ty mà Berkshire Hathaway mua lại thời gian qua không đóng góp nhiều cho lợi nhuận của họ. Mặc dù không chỉ ra đích danh những thương vụ nào nhưng Buffett thừa nhận một số công ty đang có kết quả kinh doanh nghèo nàn.

Giải thích: Vị tỷ phú người Mỹ cho biết ông đánh giá sai các doanh nghiệp này trước khi Berkshire mua lại chúng vì đôi lúc ông không lắng nghe vị Phó Chủ tịch của mình là Charlie Munger. “Tôi cố gắng dự đoán tình hình trong vòng 10 – 20 năm mỗi khi tiến hành một thương vụ mua lại nhưng đôi khi thị lực của tôi không được tốt”, Buffett tự châm biến. “Trong khi đó Charlie có đôi mắt tinh tường hơn. Ông ấy đã bỏ phiếu chống trong nhiều thương vụ sai lầm của tôi”.

4. Cổ phiếu dầu mỏ

Sai lầm: Trong năm 2008 Buffett đã tăng gấp 4 lần tỷ lệ sở hữu tại tập đoàn dầu mỏ ConocoPhillips khi giá dầu và gas gần đạt đỉnh. Và đến nay khoản đầu tư này khiến Berkshire thiệt hại vài tỷ USD.

Dù có những sai lầm nhưng quan điểm của Buffett vẫn rất được trân trọng

Giải thích: Buffett cho biết ông không thể lường trước giá dầu lại sụt giảm ghê gớm như cuối năm 2008. “Trong năm 2008 tôi đã phạm nhiều sai lầm ngớ ngẩn trong đầu tư. Ít nhất đã có một quyết định sai lầm nghiêm trọng cùng một vài bước đi kém sáng suốt khác và tất cả đều gây tổn thất”.

5. Ngành dệt may

Sai lầm: Buffett cho rằng bản thân việc mua lại Berkshire Hathaway chính là quyết định đầu tư tệ hại nhất của mình. Vào những năm 1960 đây còn là một nhà máy dệt may hoạt động cầm chừng ở New England. Thế nhưng ông vẫn để cho nó hoạt động thêm 20 năm trước khi đóng cửa hoàn toàn.

Giải thích: Buffett cho biết ông đã không nhận ra rằng ngành dệt may sẽ nhanh chóng thua lỗ. “Điều ngớ ngẩn nhất tôi đã từng làm đó là theo đuổi những cơ hội để cải thiện và mở rộng hoạt động dệt may đang có. Vậy nên tôi đã mất nhiều năm cho việc đó. Và rồi, tôi lại bỏ tiền mua một công ty dệt may nữa. Nhưng cuối cùng trực giác mách bảo và tôi chuyển sang lĩnh vực bảo hiểm, sau đó là các ngành khác”.

Theo AP

Gia tộc chi phối cả hệ thống tiền tệ châu Âu

Ngày nay, khi nhắc tới người giàu nhất thế giới, người ta thường chỉ nghĩ tới ba cái tên: Bill Gates, Warren Buffett và Carlos Slim.

Ba người này chỉ thay đổi vị trí từ số 1 đến số 3 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, thực chất, những gia tộc quyền thế như Rothschild mới thực sự là những người giàu nhất thế giới, dù chưa bao giờ họ công khai lộ diện…

1. Ngày 23/2 năm 1744, Mayer Amschel Bauer chào đời tại một khu dân cư của người Do Thái ở Frankfurt. Gia đình đình của Mayer đã chuyển tới đây từ giữa thế kỷ thứ 16 và làm nghề cho vay lãi. Khu tập trung của người Do Thái ở Frankfurt là khu dân cư nổi tiếng ở Đức cũng như trên toàn châu Âu. Thời bấy giờ, người ta gọi nó bằng cái tên “Phố Do Thái” (Judengasse).

Từ thời Trung Cổ cho tới khi Mayer chào đời, địa vị xã hội của người Do Thái ở Franfurt luôn được coi là thấp kém, thường bị khinh rẻ. Những người Do Thái ở Frankfurt chỉ được ở tại Judengasse, không được phép sống ở bên ngoài.

Thậm chí ra ngoài còn phải mặc những bộ quần áo đặc biệt để nhận biết họ là người Do Thái. Xung quanh Judengasse có một bức tường bao rất kiên cố và chỉ có 3 cánh cổng thông ra bên ngoài. Những cánh cổng này vào ban đêm hoặc những ngày lễ của Thiên Chúa Giáo đều bị đóng kín. Nói cách khác, vào những ngày này, người Do Thái ở Judengasse không được phép ra ngoài.

Năm Mayer 12 tuổi, cha mẹ cậu lần lượt mắc bệnh và qua đời. Mayer được đưa vào học trường đào tạo các giáo sĩ Do Thái giáo.

Sau đó ít lâu, Mayer rời quê hương tới làm việc với tư cách một thực tập sinh tại ngân hàng Heimer ở Hannover. Với sự mẫn cảm và tính cần cù phấn đấu hơn người, Mayer đã nhanh chóng nắm bắt được các kỹ năng chuyên môn trong ngành ngân hàng.

Trong suốt 7 năm làm việc Mayer đã hấp thu những kỳ mưu diệu kế trong ngành tài chính được truyền từ Anh sang. Nhờ vào khả năng làm việc xuất sắc của mình, anh được đề bạt trở thành cổ đông sơ cấp.Anh còn đổi họ của mình thành Rothschild (Roth trong tiếng Đức có nghĩa là màu đỏ còn Schild có nghĩa là dấu mốc).

Ngoài việc học những kiến thức trong ngành ngân hàng, Mayer còn rất dụng công trong việc sưu tập và nhận diện các loại tiền cổ. Điều này bắt nguồn từ truyền thống gia đình, đồng thời cũng là hứng thú cá nhân của Mayer. Và chính sở thích riêng này đã tạo ra cho Mayer những cơ hội để xây dựng đế chế ngân hàng cho gia tộc mình.

Lúc bấy giờ, có một vị tướng quân của Đức tên là Stuaffer rất thích sưu tập tiền cổ. Nhờ mối quen biết khi làm ở ngân hàng, Mayer đã tìm cách lợi dụng tướng Stuaffer để tìm kiếm cơ hội cho mình bằng cách vận dụng những hiểu biết rất có nghề của anh về sưu tập tiền cổ đểm làm hài lòng vị tướng này.

Không chỉ giúp cho khả năng sưu tập của tướng Stuaffer được nâng cao, Mayer còn khiến Stuaffer rất vui vì hơn một lần anh ta tự nguyện bán cho vị tướng này mấy đồng tiền cổ quý hiếm với giá rất hời. Dần dần, Stuaffer bắt đầu coi Mayer như một tri kỷ. Mối quan hệ với Stuffer sau này đã giúp ích rất lớn cho sự nghiệp của Mayer.

2. Năm 1764, Mayer trở về Frankfurt và mở cửa hàng của riêng mình tại “Phố Do Thái” chuyên đổi tiền và mua bán các loại tiền cổ. Tới năm 1770, Mayer kết hôn với một con gái của một thương nhân Do Thái tên là Guttle Schnapper. Cuộc hôn nhân này đã giúp Mayer có được một khoản tiền hồi môn khổng lồ trở thành món tiền vốn đầu tiên của Mayer.

Điều quan trọng hơn nữa là, cuộc hôn nhân với Guttle đã giúp Mayer có một đàn con tổng cộng 19 đứa. Tuy nhiên, trong đó những đứa con sống được bao gồm 5 cậu con trai, 5 cô con gái. Chính 5 người con trai này sau này trở thành những ông trùm tài chính của các quốc gia châu Âu, được người ta gọi là “5 con hổ nhà Rothschild”.

Nhờ mối quan hệ với tướng Stuaffer, một hôm, Mayer được vua William tiếp kiến, và anh nhanh chóng nhận ra vị vua này cũng là một nhà sưu tầm tiền cổ, vậy là Mayer đã có cách tương tự để lấy lòng William.

Sau nhiều lần được Mayer bán cho những đồng tiền giá rẻ, vua William tỏ ra ấy náy bèn hỏi Mayer có cần giúp gì không. Và không bỏ lỡ thời cơ, Mayer đề xuất muốn trở thành người đại diện chính thức cho hoàng cung và ngay tức khắc anh được William đồng ý.

Ngày 21/9/1769, Mayer đã gắn huy hiệu hoàng gia lên tấm biển hiệu của mình với dòng chữ “Rothschild, người đại diện do vua William chỉ định”. Uy tín của Mayer lên như cồn và công việc làm ăn cũng theo đó mà lên.

Năm 1800, dòng họ Rothschild trở thành một trong những dòng họ Do Thái giàu có nhất ở Frankfurt. Trong năm này Mayer còn được nhận danh hiệu” đại diện hoàng gia đế chế” do quốc vương của xứ La Mã thần thánh trao cho.

Danh hiệu này khiến ông có thể đi lại khắp nơi trong đất nước, được miễn trừ các loại thuế đánh vào người Do Thái, thậm chí nhân viên công ty của ông còn có thể mang vũ khí theo người. Tới năm 1806, Kassel, vua William buộc phải bỏ trốn ra nước ngoài.

May mắn, toàn bộ số tài sản của hoàng thất đã được quan tài chính Buderus chuyển sang nơi khác. Sau đó, Buderus nỗ lực để William ký bản hợp đồng giao quyền quản lý tài chính cho Rothschild. Thực chất, Buderus và Rothschild đã thỏa thuận với nhau từ trước để ăn chia khoản lời do bản hợp đồng mang lại.

Có trong tay một khoản tiền lớn, chiến tranh trở thành thời cơ để Rothschild triển khai tham vọng phát tài của mình: Cho các vương công quý tộc, buôn bán vải bông, lương thực, vũ khí… phục vụ chiến tranh…. Nhờ sự nhạy bén trong việc kinh doanh, đế chế của Rothschild phát triển rất nhanh và bắt đầu lan ra khỏi phạm vi nước Đức.

Mayer có 5 người con như năm mũi tên sắc bén nhằm vào khu vực trung tâm của Châu Âu. Người con cả Amschel trấn giữ toàn vùng Frankfurt, con thứ Salomon được cử đến Vienna khai phá chiến trường mới, người thứ 3 Nathan được phái đến Anh để nắm giữ đại cuộc, người thứ 4 Calmann được cử đến Napoli của Ý để xây dựng căn cứ địa và đóng vai trò con thoi truyền đạt thông tin giữa các anh em, và người con út là James thì nắm giữ nhiệm vụ tác nghiệp ở Paris. Một đế quốc tài chính trong lịch sử loài người đã được hình thành.

3. Trong số 5 người con của gia tộc Rothschild, cậu con trai thứ 3, Nathan là người gan dạ, thông minh nhất. Năm 1789, Nathan được cha điều chuyển từ Frankfurt đến Anh để khai phá lĩnh vực ngân hàng của dòng họ Rothschild.

Nathan là một chuyên gia ngân hàng có lòng dạ thâm hiểm và cách hành xử quyết đoán. Do có tài năng thiên bẩm đáng kinh ngạc về tài chính cũng như các thủ đoạn tinh vi, đến năm 1815, ông ta đã trở thành một trong những ông trùm ngân hàng nổi tiếng tại London. Hệ thống ngân hàng của dòng họ Rothschild xây dựng là tập đoàn ngân hàng đầu tiên trên thế giới

Thời gian này 5 anh em nhà Rothschild đang tập trung chú ý tình hình chiến tranh châu Âu năm 1815.Đây là một cuộc chiến quan trọng có liên quan đến số phận và tiền đồ của đại lục Châu Âu.

Nếu như Napoleon giành thắng lợi chung cuộc thì nước Pháp sẽ ở vào vị thế của đại lục châu Âu. Còn nếu công tước Wellington đánh bại được quân Pháp thì nước Anh sẽ ở vào thế cân bằng chiến lược của một nước lớn chủ đạo Châu Âu lục địa này.

Ngày 18/6/1815, trận Waterloo được triển khai ở ngoại ô Brussel, nước Bỉ. Đó ko chỉ là cuộc chiến sinh tử giữa hai đoàn hùng binh của Napoleon và Wellington mà còn là canh bạc lớn của hàng vạn nhà đầu tư, kẻ thắng sẽ giàu vô biên, còn kẻ thua sẽ trắng tay, mất nghiệp.

Không khí trên thị trường giao dịch cổ phiếu London căng thẳng đến cực điểm, tất cả mọi người đều chờ đợi kết quả cuối cùng của Waterloo trong lo âu. Nếu nước Anh thất bại thì giá trái phiếu của xứ sở xương mù sẽ rớt xuống đáy vực, còn nếu thắng, trái phiếu sẽ tăng lên ngút trời.

Khi hai đoàn hùng binh chạm trán nhau trong những trận chiến sống mái thì các gián điệp của Rothschild cũng khẩn trương cố gắng hết sức để thu thập thông tin tình báo chính xác về tình hình chiến sự của hai bên.

Đến tối Napoleon thất bại thì sáng sớm hôm sau Nathan đã có được thông tin. Sau khi biết được thông tin chiến sự, Nathan thúc ngựa lao thẳng về phía Sở giao dịch chứng khoán London.

Khi Nathan vừa bước chân vào sở giao dịch chứng khoán, tất cả những người đang chờ tin chiến tranh trong bầu không khí sốt ruột ở đó lập tức yên lặng. Mọi con mắt đều đổ dồn vào gương mặt đầy bí ẩn ko lộ chút cảm xúc của Nathan. Im lặng trong giây lát, Nathan liếc mắt ra hiệu cho nhà đầu tư cổ phiếu của gia tộc Rothschild đang đứng bên, bắt đầu bán đổ bán tháo công trái Anh.

Đại sảnh thoáng chốc trở nên hoảng loạn. Cuối cùng, trong đại sảnh sở giao dịch có người đã thét lên: “Rothschild đã biết rồi, Wellington đã thất bại!”. Tất cả mọi người ngay lập tức hoảng loạn như bị điện giật. Cuộc bán tháo trái phiếu cuối cùng trở nên hỗn loạn.

Trong lúc mất hết lí trí, người này đã bắt chước người kia tạo nên một hiệu ứng tự phát. Mỗi người đều muốn bán tống bán đổ những trái phiếu nước Anh trong tay vốn đã ko còn chút giá trị, cố vớt vát được gì hay nấy. Sau mấy giờ bán đổ bán tháo như vậy, trái phiếu của Anh đã chất đống như một đống rác.

Trong lúc đó, Nathan vẫn thản nhiên ngồi quan sát mọi chuyện xảy ra. Rồi ông liếc mắt ra lệnh cho người đầu tư cổ phiếu của dòng họ Rothschild mua lại toàn bộ công trái Anh vừa được bán ra với giá rẻ như bèo. Đêm ngày 21/6, nghĩa là hơn một ngày sau đó, người đưa tin của công tước Wellington mới về đến London.

Tin cho hay, đại quân của Napoleon đã thất bại hoàn toàn sau trận đánh suốt 8h, tổn thất một phần 3 số quân, nước Pháp đã thua trận.

Tuy nhiên, lúc này thông tin này đã trở nên vô nghĩa, Nathan đã kiếm được một lượng tiền gấp 20 lần so với tổng số của cải mà Napoleon và Wellington đã có được trong mấy chục năm chiến tranh.

Trận chiến Waterloo đã biến Nathan thành chủ nợ lớn nhất của chính phủ Anh để từ đó chi phối quyền phát hành công trái của nước này. Công trái Anh chính là chứng từ thu thuế của chính phủ trong tương lai, và nghĩa vụ nộp các khoản thuế của người dân Anh cho chính phủ đã biến tướng thành việc trưng thu thuế mà ngân hàng Rothschild đánh vào người dân.

Khi đã nắm giữ công trái Anh với số lượng áp đảo, trên thực tế Nathan là người đang quyết định giá trị của công trái, chi phối hoàn toàn lượng cung ứng tiền tệ của nước Anh, và như vậy, mạch máu kinh tế của nước Anh đã bị gia tộc Rothschild siết chặt.

Ngày nay, khi nhắc tới người giàu nhất thế giới, người ta thường chỉ nghĩ tới ba cái tên: Bill Gates, Warren Buffett và Carlos Slim. Ba người này chỉ thay đổi vị trí từ số 1 đến số 3 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, thực chất, những gia tộc quyền thế như Rothschild mới thực sự là những người giàu nhất thế giới, dù chưa bao giờ họ công khai lộ diện.

Phunutoday.vn

Các chỉ số kinh tế cơ bản


Tiền tệ không tự nhiên trở nên yếu hơn hay mạnh hơn. Phần lớn giá trị tiền tệ được dựa trên sự bảo mật trong sức mạnh kinh tế của 1 quốc gia. Sức mạnh kinh tế được thẩm định bằng những chỉ số quan trọng nhất định được theo dõi rất sát trong giao dịch FX. Khi những chỉ số kinh tế này thay đổi thì giá trị của tiền tệ sẽ dao động.

Tại sao những sự kiện kinh tế lại quan trọng đối với những người giao dịch tiền tệ?

Tiền tệ là sự ủy quyền cho một quốc gia mà nó tượng trưng, tiềm lực kinh tế của đất nước được định giá sẽ thông qua tiền tệ. Những chỉ số kinh tế là thước đo tiềm lực của một nền kinh tế. Điều thách thức ở đây là nền kinh tế của đất nước có theo kịp tiềm lực kinh tế của một đất nước khác nào đó hay không.

Biết rõ thời gian những chỉ số được chuẩn bị công bố rất quan trọng. Theo dõi trong tương lai và biết những tin tức nào sẽ được tung ra và được thị trường đánh giá sẽ giúp người giao dịch dự đoán được xu hướng thị trường.

Tại sao những chỉ số lại quan trọng hơn những thứ khác?

Những điều kiện thị trường hiện tại sẽ ảnh hưởng đến những tin tức nào trên thị trường cho là quan trọng nhất. Quan trọng là bạn đánh giá được những chỉ số kinh tế nào đang chiếm giữ sự chú ý nhất trên thị trường. Ví dụ, khi Mỹ đang gánh chịu 1 số lượng tiền thiếu hụt trong giao dịch, thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu cân bằng thương mại. Tin tức được công bố có thể phân loại khối lượng lớn và những di chuyển về giá. Tuy nhiên, trong sự bùng nổ kinh tế của Mỹ với việc làm cao, thị trường sẽ không tập trung vào nạn thất nghiệp.

Những điều kiện kinh tế có thể thay đổi. Sự thiếu hụt lớn tiền trong giao dịch của Mỹ có thể làm yếu đồng đô la. Khi đồng đô la bị yếu, thị trường sẽ chuyển sự tập trung của nó sang sự lạm phát. Những người theo dõi thị trường sẽ chuyển sự tập trung đến CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) và những quyết định về lãi suất của FOMC.

Ý nghĩa của “hiện thực so với dự đoán của thị trường” là gì?

Bản thân dữ liệu không quan trọng khi nó giảm hay không nếu không có sự kì vọng của thị trường. Bí quyết là biết khi nào dữ liệu sẽ được công bố, thêm vào đó những người dự báo thị trường đang trông mong chỉ số nào.

Một khi bạn biết được kì vọng của thị trường cho chỉ số kinh tế, hãy để ý nếu ý kiến số đông (đồng tình) được thỏa mãn. Sự khác nhau mạnh mẽ giữa sự đồng tình và những kết quả thật sự có thể gây ra sự biến động giá.

Kết quả của sự gia tăng hằng tháng không mong đợi 0.3% trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI), hiện thực không thật sự quan trọng tới những quyết định giao dịch ngắn hạn của bạn vì người ta biết rằng thị trường sẽ trông đợi CPI rớt 0.1%, đó là sự đồng tình.

Hãy đợi đến sau khi bạn tận dụng được từ dữ liệu những cơ hội giao dịch ngắn hạn, thông thường là trong vòng 30 phút đầu tiên kể từ khi được công bố, để phân tích những xu hướng phân nhánh dài hạn của sự gia tăng không mong đợi hằng tháng trong giá tiêu dùng.

Nhớ rằng những chờ đợi của thị trường cho tất cả những thông tin kinh kế được công bố trên lịch kinh tế của chúng ta.

Tại sao những người giao dịch theo kỹ thuật lại chú ý đến tác động của tin tức?

Phân tích kỹ thuật không hoạt động khi những yếu tố thông tin hoặc những dữ liệu kinh tế trở thành tâm điểm chính của thị trường vì những người tham gia sẽ trở nên nhạy cảm với bất kỳ sự phát triển nào. Với sự xem xét giá thị trường trên những kết quả có thể, những tin tức cơ bản được công bố như Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ đã tạo ra những tình huống trên thị trường và không tham gia vào phân tích kỹ thuật như khối lượng và tính đột ngột. Mặc dù kết quả sẽ lại 1 lần nữa không tham gia vào, sự xem xét giá thị trường hàng loạt sinh ra sự đảm bảo rằng các nhà giao dịch đang góp nhặt những giá tốt nhất có sẵn để điền vào những vị trí của họ hơn là áp dụng moving average hàng ngày của bạn hay oscillator.

Tại sao những tin tức kinh tế lại tác động đến giao dịch ngắn hạn?

Bản thân dữ liệu không quan trọng khi nó rớt hay không trong sự chờ đợi của thị trường. Bên cạnh việc biết được khi nào tất cả những dữ liệu được công bố, nó còn rất quan trọng để biết nền kinh tế nào đang dự báo cho chỉ số nào. Ví dụ, biết được kết quả kinh tế của sự gia tăng không mong đợi hằng tháng của chỉ số giá tiêu dùng là 0.3%, hiện thực thì không thật sự cần thiết đến những quyết định giao dịch ngắn hạn của bạn vì nó biết rằng tháng này thị trường đa số đang trông đợi CPI giảm 0.1%.

Phân tích những phân nhánh dài hạn của sự gia tăng không mong đợi hằng tháng về giá có thể đợi đến sau khi bạn tận dụng được dữ liệu để có những cơ hội giao dịch ngắn hạn, thường là trong vòng 30 phút đầu tiên. Sự mong chờ thị trường cho tất cả những tin tức kinh tế được công bố trên lịch kinh tế của chúng ta và bạn có thể theo dõi những mong đợi này vào ngày công bố của chỉ số.

Giao dịch sử dụng tin tức: 5 chỉ số quan trọng thường được theo dõi nhất.

Những thông tin được công bố cơ bản đã trở thành người chuyển dịch thị trường quan trọng. Khi tập trung vào tác động ảnh hưởng của chỉ số kinh tế có giá trên thị trường Forex, có 5 chỉ số kinh tế được theo dõi nhiều nhất bởi vì chúng có tiềm năng phát ra khối lượng và làm thay đổi giá trong thị trường.

Những biên độ giao động trung bình:



Bảng lương Phi Nông nghiệp (Non-Farm Employment Change) – Tỷ lệ thất nghiệp


Tỷ lệ thất nghiệp là thước đo của thị trường lao động. Một trong những cách phân tích thước đo sức mạnh của 1 nền kinh tế là số việc làm được tạo ra. Chỉ số này mạnh chỉ ra sự phát triển của nền kinh tế vì những công ty phải tạo ra năng lực để thỏa mãn nhu cầu.

Lịch công bố: Thứ Sáu đầu tiên của tháng vào lúc 8g30 sáng EST


Những quyết định về lãi suất của FOMC (FOMC Statement -Federal Funds Rate) :

Thị trường mở liên bang thành lập ra giảm giá lãi suất mà Cục dự trữ liên bang tính vào thành viên gởi tiền ở ngân hàng cho những số nợ qua đêm. Lãi suất được thiêt lập trong suốt những cuộc họp FOMC của những ngân hàng khu vực và Cục dự trữ liên bang

Lịch công bố: mỗi năm có 8 cuộc họp. Ngày được biết trước vì thế hãy kiểm tra trên lịch kinh tế.



Cán cân thương mại ( Trade Balance) :


Cán cân thương mại đo sự khác nhau của giá trị hàng hóa và dịch vụ mà 1 quốc gia xuất khẩu và giá trị hàng hoá dịch vụ mà nó nhập khẩu. Cán cân thương mại thặng dư nếu giá trị của hàng xuất khẩu vượt qua hàng nhập khẩu, ngược lại, nếu cán cân thương mại thâm hụt xảy ra nếu hàng nhập khẩu vượt quá hàng xuất khẩu.

Lịch công bố: nói chung thường được công bố vào khoảng giữa của tháng thứ 2 theo sau thời kỳ báo cáo. Bạn nên kiểm tra lịch kinh tế mỗi tháng.


EUR/USD biến động sau khi cán cân thương mại được công bố.


CPI – Chỉ số giá tiêu dùng

CPI là thước đo chính của nạn lạm phát vì nó đo giá của giá cố định hàng hoá tiêu dùng. Giá cao hơn được xem là tiêu cực cho 1 nền kinh tế, nhưng vì ngân hàng trung tâm thường đáp lại sự lạm phát giá bằng cách tăng lãi suất nên thỉnh thoảng tiền tệ phản ứng lại 1 cách tích cực trong những báo cáo của lạm phát cao hơn.

Lịch công bố: hàng tháng – khoảng ngày 13 mỗi tháng vào lúc 8g30 sáng EST


EUR/USD biến động sau khi CPI được công bố.



Chỉ số bán lẻ ( Retail Sales):

Chỉ số bán lẻ là thước đo tổng số lượng hàng hoá đã bán bằng cách lấy ví dụ của 1 cửa hàng bán lẻ. Nó được sử dụng như thước đo của hoạt động tiêu dùng và niềm tin khi những con số bán cao hơn sẽ chỉ ra hoạt động kinh tế tăng.

Lịch công bố: hàng tháng – khoảng ngày 11 mỗi tháng vào lúc 8g30 sáng EST.

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức