BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường tài chính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường tài chính. Hiển thị tất cả bài đăng

5/5/14

Châu Á tuần này: Trung Quốc và các cuộc họp chính sách



Trung Quốc sẽ công bố số liệu trong tháng 4, các ngân hàng trung ương trong khu vực sẽ ra quyết định chính sách trong tuần này.

Ngày 5/5, HSBC sẽ công bố chỉ số chính thức về hoạt động sản xuất của Trung Quốc. Chỉ số sơ bộ (48,3 điểm) cho thấy hoạt động sản xuất suy giảm tháng thứ 4 liên tiếp trong khi chỉ số chính thức mà chính phủ đưa ra là 50,4 điểm.

Tuy nhiên, tâm điểm của Trung Quốc vẫn là số liệu thương mại sau cú sốc về sự suy giảm mạnh của hoạt động xuất khẩu trong tháng 3 xuống còn 6.6%. 

Số liệu lạm phát tiêu dùng và sản xuất cũng sẽ được công bố vào ngày 9/5. Trong tháng 3, lạm phát tiêu dùng hàng năm đã giảm xuống nhờ thực phẩm hạ giá sau đợt tăng cao trong suốt đợt Tết truyền thống và có xu hướng tiếp tục giảm thấp. Shane Oliver, chiến lược gia đầu tư tại AMP Capital, dự báo lạm phát của Trung Quốc sẽ giảm xuống 2,1%.

Trong khi đó, giá sản xuất ở Trung Quốc vẫn duy trì ở mức thấp trong hơn hai năm do mức tồn kho cao trong các lĩnh vực công nghiệp buộc phải hạ giá thành. Các nhà phân tích đều cho rằng, số liệu của tháng 4 sẽ không có gì khác biệt.

Trong một bài báo xuất bản ngày 1/5, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhắc lại rằng, chính phủ sẽ không nới lỏng chính sách trong ngắn hạn.

Úc sẽ là nước đầu tiên trong khu vực họp chính sách. Theo dự báo của HSBC, Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ giữ nguyên mức lãi suất ổn định ở 2,5% trong một thời gian. Indonesia và Philippines sẽ công bố quyết định về chính sách tiền tệ vào 8/5 trong khi ngân hàng Hàn Quốc sẽ họp vào ngày 9/5.

Một số chuyên gia cho rằng, ngân hàng trung ương của Philippines có thể sẽ tăng lãi suất sau khi nâng hệ số dự trữ bắt buộc trong tháng 3, bắt đầu chu kỳ thắt chặt chính sách.

Ngoài ra, thị trường Nhật Bản sẽ tiếp tục dõi theo các báo cáo doanh thu của một số công ty như Nintendo, Softbank, Toyota Motor và Rakute.


Nguồn Theo DVO/ CNBC

3/5/14

Nhận định thị trường vàng tuần 1 tháng 5/2014

Điểm lại những thông tin tuần qua từ khu vực Mỹ



Ngày 30/4, Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) nhận định, nền kinh tế gần đây đã phục hồi tăng trưởng, chi tiêu sinh hoạt dường như tăng nhanh hơn sau khi báo cáo của chính phủ cho thấy GDP hầu như không tăng trưởng trong quý I. 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ cắt giảm chương trình mua hàng tháng tài sản thêm 10 tỷ USD xuống còn 45 tỷ và kết thúc chương trình kích thích - nhằm làm giảm chi phí vay mượn đối với các công ty và người tiêu dùng - lớn chưa từng thấy này vào cuối năm 2014.

Các quan chức Fed bao gồm cả bà Janet Yellen cho biết dự báo lạm phát dài hạn vẫn ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng của ngân hàng trung ương tăng 0,9% tính đến tháng 2 và chưa vượt qua mức mục tiêu của Fed kể từ tháng 3/2012. Fed nhắc lại rằng sẽ không thay đổi lập trường trong việc giữ nguyên lãi suất trong một khoảng "thời gian đáng kể" sau khi kết thúc chương trình mua trái phiếu.

Hôm 2/5, sau khi công bố tỷ lệ việc làm, giá vàng giao ngay tăng 1,4% - ngày tăng mạnh nhất trong 2 tháng bởi nhu cầu mua bù bán bên cạnh nỗi lo căng thẳng ở Ukraine leo thang.

Chốt phiên, giá vàng giao ngay lên 1.300,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex tăng 18,8 USD lên 1.302,2 USD/ounce.

Phân tích kỹ thuật giá vàng tuần 1 tháng 5/2014


Như trên biểu đồ nhận định của tuần trước, với nhận định giá vàng sẽ hồi giảm nhẹ và tạo lập xu hướng mới. Sau công bố tỷ lệ việc làm của Mỹ cũng như lo ngại về tình hình ở Ukraine. Giá vàng đã phá trend giảm từ giữa tháng 3 tới nay và đang cận kề mức cản 1305-1310.

- Nhận định giá vàng sau khi phá cản 1305-1310 và đồng thời là MA200, giá vàng sẽ theo xu hướng tăng
- Các mức Pivot tham khảo:
Daily pivot: 1284 - R1=1292, R2=1300, R3=1307
                             - S1=1276, S2=1268, S3=1260
Weekly pivot: 1292 - R1=1315, R2=1325, R3=1352 (được ưu tiên trong tuần này)
                                - S1=1279, S2=1255, S3=1242
Monthly pivot: 1296


Ngoài các mức cản theo pivot ở trên, cúng ta có thể xem xét thêm tại các mức fibo fan 50.061.8 khi tại đây, giá có sự phá cản hoặc tín hiệu nến xác nhận.

1/5/14

Fed tiếp tục giảm kích thích, tuyên bố ngừng bơm tiền từ cuối 2014


Fed cho biết sẽ duy trì việc cắt giảm chương trình mua tài sản do nền kinh tế đã thoát khỏi tình trạng ảm đạm vào mùa đông.


Ngày 30/4, Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) nhận định, nền kinh tế gần đây đã phục hồi tăng trưởng, chi tiêu sinh hoạt dường như tăng nhanh hơn sau khi báo cáo của chính phủ cho thấy GDP hầu như không tăng trưởng trong quý I. 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ cắt giảm chương trình mua hàng tháng tài sản thêm 10 tỷ USD xuống còn 45 tỷ và kết thúc chương trình kích thích - nhằm làm giảm chi phí vay mượn đối với các công ty và người tiêu dùng - lớn chưa từng thấy này vào cuối năm 2014.

Trong kế hoạch công bố ngày 30/4, Fed sẽ mua 30 triệu trái phiếu kho bạc trong 18 ngày của tháng 4 và trong 16 ngày của tháng 5. 

Chứng khoán và trái phiếu tăng do Fed nhắc lại rằng, có thể sẽ giữ nguyên mức lãi suất chuẩn ở mức cận 0 thêm một thời gian sau khi kết thúc chương trình mua trái phiếu.

Các quan chức Fed bao gồm cả bà Janet Yellen cho biết dự báo lạm phát dài hạn vẫn ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng của ngân hàng trung ương tăng 0,9% tính đến tháng 2 và chưa vượt qua mức mục tiêu của Fed kể từ tháng 3/2012.

Fed vẫn duy trì định hướng về chi phí cho vay và cho rằng, sẽ xem xét thêm một số các thông tin khác để quyết định khi nào sẽ tăng lãi suất liên bang hoặc lãi suất qua đêm giữa các ngân hàng.

Báo cáo của Bộ Thương mại cho biết, nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn so với báo của các nhà kinh tế học, ở 0,1%, thấp hơn nhiều so với quý IV/2013.

Trong khi đó, chi tiêu tiêu dùng vẫn tăng trưởng ở tốc nhanh với 3%. Số liệu việc làm, chỉ số sản xuất và doanh thu bán lẻ đều thể hiện nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ. Các nhà kinh tế học dự báo, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở 3% trong quý II.

Lần đầu tiên, tỷ lệ có việc việc làm trong lĩnh vực tư nhân vượt đỉnh trước suy thoái trong tháng 3 do số lượng công việc, ngoại trừ trong các cơ quan chính phủ, tăng 192.000 công nhân. Theo dự báo của Bloomberg, số người có việc làm có thể tăng thêm 215.000 người trong tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống 6,6%.

Thị trường nhà đất là một mối lo ngại khác khi giá cả và lãi suất vay thế chấp tăng cao đã hạn chế số người mua. Doanh thu bán nhà mới giảm 14,5% trong tháng 3 xuống 384.000 căn nhà, mức thấp nhất kể từ tháng 7.


Nguồn Theo DVO/ Bloomberg

30/4/14

Niềm tin tiêu dùng Mỹ chạm mức gần cao nhất trong 6 năm, giá nhà tăng


Niềm tin tiêu dùng giảm nhưng vẫn ở mức gần cao nhất trong 6 năm trong khi giá nhà tăng trong tháng 2, cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế.

Conference Board cho biết, niềm tin tiêu dùng của Mỹ giảm xuống 82,3 điểm trong tháng 4, mức cao thứ 2 kể từ tháng 1/2008 so với 83,9 điểm trong tháng 3

Thời tiết lạnh và tuyết rơi bất thường của mùa đông đã khiến hoạt động kinh tế bị gián đoạn vào đầu năm 2014. 

Chỉ số dự báo của Conference Board đã tăng lên 84,9 điểm trong tháng 4, mức cao nhất kể từ tháng 8/2013 và cao hơn so với 84,8 điểm trong tháng 3. Trong khi đó, chỉ số về tình hình hiện tại lại giảm xuống 78,3 điểm so với 82,5 điểm của tháng trước.

Một báo cáo khác cho biết, chỉ số S&P/Case-Shiller về giá nhà tại 20 khu đô thị đã tăng 0,8% trong tháng 2 trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, vượt dự báo của khảo sát của Reuters là 0,7%. Theo đó, giá nhà hàng tháng tăng 12,9% trong tháng 1, thấp hơn so với mức tăng 13,2% cùng kỳ năm 2013.

Tuy nhiên, mức tăng này lại không thể bù lại cho việc mất đà tăng trưởng trong giá nhà đất do các số liệu kinh tế mới được công bố gần đây gây ra. David Blitzer, chủ tịch của ủy ban chỉ số tại S&P Dow Jones Indices, cho rằng, mặc dù giá nhà tiếp tục tăng nhưng hầu hết số liệu thống kê về thị trường nhà đất lại rất yếu.

Chỉ số chứng khoán của lĩnh vực nhà đất giảm 0,3% trong ngày 29/4 và giảm 10% so với mức cao nhất đã đạt được vào cuối tháng 2/2014.

Số liệu tuần trước cho thấy, doanh số bán nhà mới của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng vào tháng 3, thúc đẩy hy vọng về sự phục hồi nhanh chóng của lĩnh vực nhà đất. 


Nguồn Theo DVO/ Reuters

28/4/14

Tổng hợp thị trường tuần từ 20 - 27 tháng 4/2014


Trong tuần qua, Vàng tăng 0.58%, đóng của tuần ở mức 1302.00 USD/Oz và là tuần tăng thứ 3 trong 4 tuần gần đây của Kim loại quý này (nhưng chỉ là mức hồi phục trở lại sau những tuần giảm giá mạnh trước đó). Nguyên nhân chủ yếu giúp Vàng tăng giá tuần qua chính là bạo lực bùng phát mạnh trở lại tại Ukraine (đặc biệt là tỉnh Donetsk ở miền đông nước này). Trong khi đó, Mỹ và Liên minh châu Âu đã thông qua lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga. Ở một thái cực ngược lại, Nga cũng đã tăng cường triển khai quân ở những vùng giáp ranh với biên giới với Ukraine.

Từ những căng thẳng trên đã làm lu mờ các chỉ số kinh tế của Mỹ khá tốt được công bố trong tuần qua như: Doanh số bán nhà của Mỹ tháng vừa qua đã đạt mức 4.59 triệu căn hay Lượng đơn đặt hàng lâu bền( không tính nghành vận tải) trong tháng 3 cũng đạt vượt mong đợi của các nhà đầu tư ở mức 2%.

Thêm vào đó thị trường chứng khoán thế giới tuần vừa qua chủ yếu trong sắc đỏ chủ đạo. Điều này cũng là một lực hỗ trợ giá Vàng đi lên trong tuần vừa qua.

Tại New Zealand tuần qua, ngân hàng dự trữ liên bang New Zealand đã tiếp tục tăng lãi suất đồng NZD từ mức 2.75% lên 3%. Đây là đồng tiền lớn đầu tiên tăng lãi suất trong 2 tháng liên tiếp kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong báo cáo của RBNZ, việc tăng lãi suất nhằm cân đối mục tiêu tăng trưởng và lạm phát của quốc gia này trong thời điểm hiện tại. Trong quý I- 2014 tăng trưởng kinh tế của New Zealand đã ở mức 3.5%, trong khi mức tăng trưởng mục tiêu trong năm 2014 là 3%. Điều này cũng cho thấy, New Zealand đang bước qua khủng hoảng nhanh hơn các quốc gia phát triển khác.

Tại khu vực Eurozone tuần qua đón nhận những tin tức khả quan được công bố từ đầu tầu kinh tế khu vực - Đức. PMI của nước này ở mức 54.2 điểm so với mức kỳ vọng của các chuyên gia ở 53.9 điểm. Hay khảo sát môi trường kinh doanh Ifo cho con số ấn tượng ở mức 111.2 điểm. Nhưng đó chỉ là những điểm sáng không nhiều tại khu vực này. Tuần vừa qua chủ tịch ECB ông Draghi có bài phát biểu được các nhà đầu tư quan tâm tại hội nghị ngân hàng trung ương Hà Lan tại Amsterdam. Nhưng với bài phát biểu không được như nhà đầu tư mong đợi, khi ông không đề cập gì đến giải pháp nào để kích thích nền kinh tế của Eurozone. Nơi đang rơi vào tình trạng giảm phát trong khi đồng EURO thì ngày càng mạnh lên


Tin tức cơ bản ngày 28/4/2014

Vào lúc 21h tại Mỹ công bố Lượng nhà chờ bán trong tháng 3. Hiện tại kinh tế Mỹ đang có những chuyển biến tích cực. Song tình hình nhà đất những tháng vừa qua lại không được khả quan. Đặc biệt tuần trước khi số liệu lượng nhà mới bán được trong tháng 3 đã ở mức thấp nhất trong vòng 8 tháng trở lại đây. Vì vậy chỉ số được công bố mà tương đương số liệu các chuyên gia dự đoán ở mức tăng trưởng 1% thì sẽ là cú “hích” cho lĩnh vực nhà đất Mỹ. Điều này sẽ tác động tốt cho đồng bạc xanh, và có thể thúc đẩy thị trường trong ngày giao dịch đầu tuần.


Tổng hợp

21/4/14

Hy vọng cho Phố Wall trong mùa báo cáo lợi nhuận của Mỹ



Mùa báo cáo lợi nhuận hy vọng sẽ tạo nên nhân tố xúc tác thúc đẩy giới đầu tư mua chứng khoán.



Tuần này, gần 1/3 công ty trong chỉ số S&P 500 dự kiến sẽ công bố kết quả doanh thu. Một số "đại gia" như Apple, Microsoft, McDonald's và AT&T hay những công ty sở hữu cổ phiếu giá cao như Netflix và Facebook dự kiến sẽ làm thị trường nóng lên với báo cáo doanh thu trong tuần này.

Đợt báo cáo doanh thu đầu tiên diễn ra trong khi thị trường chứng khoán đang chứng kiến đợt bán tháo ồ ạt dẫn đầu là các cổ phiếu được ưa chuộng và giao dịch nhiều như Netflix và các cổ phiếu công nghệ sinh học. Với sự phục hồi lại vào cuối tuần, giới đầu tư hy vọng thị trường sẽ bớt biến động. Nếu tuần này báo cáo doanh thu của các công ty thể hiện hiệu quả hoạt động kém thì rất có thể sẽ dấy lên đợt báo tháo mới.

Theo số liệu của Reuters, doanh thu quý I của các công ty trong S&P 500 dự báo sẽ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Giới đầu tư cũng sẽ dõi theo tình hình suy thoái tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả doanh thu của khối doanh nghiệp Mỹ.

IBM cho rằng, doanh số bán hàng tại Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác sẽ kéo giảm doanh thu hàng quý của công ty. Đầu tuần trước, số liệu cho biết, tăng trưởng của Trung Quốc ở tốc độ chậm nhất trong 18 tháng.

Lịch sự kiện tuần từ 21/4 – 25/4

Ngày
Quốc gia
Giờ
Sự kiện
21/4
Nhật Bản
7h50
22/4
EU
22h00
Mỹ
23/4
9h45
EU
16h00
Chỉ số sản xuất PMI, chỉ số dịch vụ PMI
21h45
22h00
22h30
24/4
17h00
20h30
22h30
Dự trữ khí đốt tự nhiên
25/4
7h30
12h30
Số liệu hoạt động của tất cả các ngành theo tháng
Mỹ
21h45
Chỉ số dịch vụ PMI
21h55
Chỉnh sửa chỉ số niềm tin tiêu dùng và dự báo lạm phát




Nguồn Gafin/ Reuters/ NCDT

Đầu tư chứng khoán hay trò chơi tâm lý


Hiện nay trên tất cả các diễn đàn, hầu hết anh chị em đầu tư đều có tâm lý khá tiêu cực. Nhiều người rất băn khoăn về việc mua hay bán, và khá nhiều nhà đầu tư đang có chung câu hỏi cần một câu trả lời đó là: "Thị trường tăng hay giảm trong tuần tới".


Thực tế mà nói, với những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm nhất trên thị trường cũng khó lòng cho ra câu trả lời thỏa đáng. Hay nói cách khác, họ không sẳn sàng đưa ra câu trả lời nào cho vấn đề này. Bởi lẽ dự đoán đúng thị trường trong ngắn hạn, đến "Gia Cát Lượng" còn sống có lẽ cũng phải bó tay.

Nhiều chuyên gia áp dụng phân tích kỹ thuật để dự đoán những điểm hỗ trợ của thị trường tại một số vùng giá được coi là khá cứng cũng đang có phần nghi ngờ về phương pháp của mình. Đặc biệt hơn nữa việc nhà đầu tư đang dần mất lòng tin vào chính bản thân mình và những quyết định đầu tư sai lầm có lẽ đang và tiếp tục là nỗi ám ảnh, băn khoăn của rất nhiều nhà đầu tư.

Không ngoại trừ các nhà môi giới, các chuyên gia phân tích, khối tự doanh và cả khối ngoại cũng khó có thể cho ra một câu trả lời đúng và đủ cho vấn đề dự đoán này. Nhưng trên thực tế có như vậy cuộc chơi nó mới hay, đầu tư nó mới máu, và đầu cơ nó mới thêm phần rực rỡ.

Nói như vậy không có nghĩa là Tôi đang ủng hộ cách vận hành của Mr Thị Trường, mà nói như vậy để Tôi có thể khẳng định với Quý nhà đầu tư rằng: Hiện nay thị trường chứng khoán đang và đã biến thành "Trò chơi tâm lý" tức là sự vận động của thị trường hiện đang được dẫn bởi niềm tin và tâm lý đầu tư tiêu cực.

Khi nào tâm lý còn chưa ổn định, các nhà đầu tư còn còn việc mình đang làm là quá trình chuyển hóa tiền thành số rồi số đó được đưa vào bảng điện và các con số đó nhảy múa theo tâm lý đầu tư theo từng giai đoạn thì lúc đó thị trường còn méo mó như chính nó đang méo mó mấy ngày hôm nay. Như vậy để các con số này vận động theo đúng những gì mà mọi người vẫn hiểu về thị trường chứng khoán là đang đầu tư chứ không phải đang diễn trò tâm lý.

Tôi ví dụ nếu bạn bỏ ra 10 tỷ đồng mua một miếng đất, trong ngắn hạn giá trị miếng đất có ngay lập tức giảm còn 9 tỷ sau 2 ngày bạn mua thì việc bạn cầm sổ đỏ miếng đất trên tay và sẳn sàng giữ nó thêm 1 tháng, 6 tháng hay vài năm là hoàn toàn có thể và không hề bị tác động gì nhiều về mặt tâm lý, vì bạn biết rằng nó giảm hay tăng thì vẫn là miếng đất đó, bạn mua để đó mà.

Còn chứng khoán, dù bạn có biết chắc rằng mình có 50 ngàn cổ phiếu VNM (tôi ví dụ vậy), dù sau khi bạn mua 2 ngày nó có giảm 10% giá trị, nhưng thực tế bạn đang cầm trên tay sổ chứng nhận sở hữu 50 ngàn cổ phiếu VNM và sau 1 tháng, 6 tháng hay vài năm nữa thì nó vẫn là 50 ngàn, công ty VNM sau 1 tháng vẫn không có gì thay đổi, làm ăn vẫn tốt thì bạn vẫn không tránh được việc soắn tít mù và có cảm giác mất tiền và đau đớn. Việc tâm lý của bạn luôn bị ảnh hưởng rất mạnh từ việc giảm giá ngắn hạn này, và bạn có tâm lý theo dõi khá sát và luôn nôn nao trong việc bán đi hay mua thêm vv.....

Điểm khác nhau ở đây là việc bạn biết chắc rằng trên thị trường chứng khoán bạn có thể bán được ngay, và luôn lo ngại nó giảm thêm, giảm thêm và thêm nữa, nỗi lo đó thôi thúc bạn quan tâm và tác động tới tâm lý. Dẫn đến việc tâm lý biến đổi theo từng phút từng giờ giao dịch, dân dần tâm lý làm bạn thành người không phù hợp, và lúc đó chính bạn lại đưa ra những quyết định thiếu đúng đắn. 

Vấn đề thanh khoản và tâm lý kỳ vọng cũng như thói quen quy đổi từ cổ phiếu thành tiền để suy xét lãi lỗ, làm bạn không cách nào thoát ra được vòng luẫn quẫn của trò chơi tâm lý. Những quyết định khi bị tâm lý thường dẫn tới sai lầm và những hành động thiếu phù hợp.

Như vậy bạn không thể có cách nào mặc định khoản đầu tư của mình như miếng đất, vài trăm cây vàng, chiếc ô tô để bạn bình tâm lại. Vậy nên bạn đang coi "Đầu tư chứng khoán là trò chơi tâm lý" và bạn đang là nhân vật chính trong trò chơi ấy, không chiến thắng được chính bản thân mình, Chính bạn sẽ là người chịu thiệt nhiều nhất.

Nguồn: Internet

Trung Quốc có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động thương mại và dự trữ ngoại hối đã tăng lên đáng kể, góp phần củng cố nền tài chính quốc gia.

Vừa qua, Vụ Thống kê của Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra báo cáo cập nhật, tổng hợp 146 báo cáo của các quốc gia thành viên IMF, các quốc gia không phải là thành viên IMF và một số tổ chức khác về dự trữ ngoại hối chính thức (COFER). Báo cáo thống kê một số loại ngoại tệ chủ chốt trong cơ cấu dự trữ, bao gồm USD, bảng Anh, euro, yên Nhật, Frank Thụy Sĩ, dollar Canada, dollar Australia và một số ngoại tệ khác.
Số liệu thống kê cho thấy, cơ cấu dự trữ ngoại tệ có những thay đổi nhất định kể từ khi đồng tiền chung Euro được lưu hành và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Trước năm 1999, một số đồng tiền châu Âu được các nước sử dụng trong giỏ dự trữ ngoại tệ, bao gồm: đồng mác của CHLB Đức, frank của Pháp, frank Thụy Sĩ, guider của Hà Lan, ECU (đồng tiền của Thị trường chung châu Âu). Những đồng tiền này không còn giá trị lưu hành và được thay thế bằng đồng tiền chung euro, khi đồng tiền chung này bắt đầu lưu hành chính thức từ ngày 01/01/1999.
Do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 và USD trượt giá, nhiều nước trên thế giới bắt đầu điều chỉnh cơ cấu dự trữ ngoại hối theo hướng tăng dự trữ vàng và một số đồng tiền chuyển đổi khác như dollar Canada và dollar Australia, điều này phản ánh những thay đổi lớn trong quan điểm của một số ngân hàng trung ương (NHTW) về thói quen dự trữ ngoại hối. Một số ngoại tệ khác như dollar New Zealand, Peso Mexicô, Nhân dân tệ Trung Quốc cũng bắt đầu được một số nước sử dụng trong giao dịch thanh toán thương mại và dự trữ ngoại tệ, nhưng không đưa vào bảng thống kê do tỉ trọng còn thấp. Tỉ trọng USD trong cơ cấu dự trữ tuy giảm dần, nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất. Dữ liệu thống kê cũng phân ra hai nhóm quốc gia: nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển và mới nổi.
Đến cuối năm 2013, tổng dự trữ ngoại hối thế giới đạt 11.673,6 tỉ USD, tăng từ gần 1.000 tỉ USD vào các năm 1991-1993, khoảng 2.000 tỉ USD vào năm 2000 và 4.000 tỉ USD vào năm 2005. Trong số này, phần lớn dự trữ ngoại hối tập trung vào tốp 20 quốc gia với tổng cộng 11.187 tỉ USD. Đứng đầu danh sách là Trung Quốc đại lục (không kể Hồng Kông) với 3.820 tỉ USD, tăng từ 18 tỉ USD vào năm 1990 và 146 tỉ USD vào năm 2000. Đứng thứ hai là Nhật Bản với 1.268 tỉ USD (giảm từ mức 1.300 tỉ USD vào cuối năm 2012), những quốc gia còn lại có dự trữ ngoại hối dưới 1.000 tỉ USD.
Mục tiêu cơ bản của nỗ lực tích lũy ngoại hối quốc gia là trang trải nhu cầu nhập khẩu và thanh toán nợ nước ngoài đến hạn trong năm tài khóa, góp phần giảm thiểu biến động từ thị trường quốc tế. Ngoài ra, một số nước cũng dành phần lớn dự trữ ngoại hối quốc gia để mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
eFinance Online

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức