BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính sách tiền tệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính sách tiền tệ. Hiển thị tất cả bài đăng

6/6/14

Fed Đang Lạm Dụng Hệ Thống Khi Chỉ Biết In Tiền

Chính sách tiền tệ được thực hiện bởi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới thực tế là để ngăn chặn các thị trường bị cuốn trôi và giúp nền kinh tế được cải thiện mạnh mẽ hơn…

Tuy nhiên, sự bất bình đẳng ở đây đang ngày càng lộ rõ. Chẳng cần tới khoảng cách chênh lệch 1% mà chỉ 0.1% thôi thì chúng ta cũng cần phải suy nghĩ rồi. Rõ ràng là việc in tiền đang giúp giới giao dịch tài sản tài chính và những người nắm giữ bất động sản xúng xính hơn trong khi đại đa số những người còn lại đang trở nên nghèo khó.


Fed có những con số thống kê này. Bản thân họ cũng tự mình biên lại. Kể từ năm 2007, phần lớn những người dân Mỹ được coi là giàu có ngày hôm nay đã nghèo đi 40%. Tuy nhiên, 0.1% trong số đó lại giàu hơn. Đó chính là vấn đề.

Khi bất bình đẳng giàu nghèo gia tăng, chi phí của đại đa số sẽ tăng lên, sau đó bạn sẽ thấu hiểu câu nói của chính trị gia nổi tiếng người Pháp tên là Hollance: “Nếu mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với bạn, nếu bạn đang đau khổ thì đó chính là lỗi của những người giàu có- những người đang lợi dụng hệ thống”.

Thực tế mà nói, người giàu không lạm dụng hệ thống. Họ hành xử theo cách tư bản. Chỉ có Fed đang lạm dụng hệ thống bằng cách in tiền và in tiền. Chính điều này đã đã khiến chi phí sinh hoạt của người nhận thu nhập thấp tăng đi lên mạnh mẽ bởi chi phí năng lượng, chi phí vận chuyển, chi phí y tế và chi phí thức ăn bị xáo trộn.

Tuy nhiên, những người giàu có lại chẳng hề đau khổ vì thực phẩm chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí của họ. Con số này chẳng đáng để so sánh với chi phí máy bay tư nhân, do đó, họ không lấy bận lòng về điều đó.

Nhưng nếu thu nhập hộ gia đình của bạn chỉ là $40,000 và bạn phải chi tới 30% đến 40% cho lương thực, năng lượng và giao thông vận tải hàng năm, liệu vấn đề giá cả tăng không làm bạn lo lắng? Rõ ràng, đại đa số người dân đều đang trở nên khó khăn hơn, trong khi chỉ có 0.1% cuộc sống được coi là thiên đường. Hi vọng tình trạng này sẽ nhanh chóng thay đổi vào một ngày nào đó.

Fx4pro sưu tầm

5/5/14

Châu Á tuần này: Trung Quốc và các cuộc họp chính sách



Trung Quốc sẽ công bố số liệu trong tháng 4, các ngân hàng trung ương trong khu vực sẽ ra quyết định chính sách trong tuần này.

Ngày 5/5, HSBC sẽ công bố chỉ số chính thức về hoạt động sản xuất của Trung Quốc. Chỉ số sơ bộ (48,3 điểm) cho thấy hoạt động sản xuất suy giảm tháng thứ 4 liên tiếp trong khi chỉ số chính thức mà chính phủ đưa ra là 50,4 điểm.

Tuy nhiên, tâm điểm của Trung Quốc vẫn là số liệu thương mại sau cú sốc về sự suy giảm mạnh của hoạt động xuất khẩu trong tháng 3 xuống còn 6.6%. 

Số liệu lạm phát tiêu dùng và sản xuất cũng sẽ được công bố vào ngày 9/5. Trong tháng 3, lạm phát tiêu dùng hàng năm đã giảm xuống nhờ thực phẩm hạ giá sau đợt tăng cao trong suốt đợt Tết truyền thống và có xu hướng tiếp tục giảm thấp. Shane Oliver, chiến lược gia đầu tư tại AMP Capital, dự báo lạm phát của Trung Quốc sẽ giảm xuống 2,1%.

Trong khi đó, giá sản xuất ở Trung Quốc vẫn duy trì ở mức thấp trong hơn hai năm do mức tồn kho cao trong các lĩnh vực công nghiệp buộc phải hạ giá thành. Các nhà phân tích đều cho rằng, số liệu của tháng 4 sẽ không có gì khác biệt.

Trong một bài báo xuất bản ngày 1/5, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhắc lại rằng, chính phủ sẽ không nới lỏng chính sách trong ngắn hạn.

Úc sẽ là nước đầu tiên trong khu vực họp chính sách. Theo dự báo của HSBC, Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ giữ nguyên mức lãi suất ổn định ở 2,5% trong một thời gian. Indonesia và Philippines sẽ công bố quyết định về chính sách tiền tệ vào 8/5 trong khi ngân hàng Hàn Quốc sẽ họp vào ngày 9/5.

Một số chuyên gia cho rằng, ngân hàng trung ương của Philippines có thể sẽ tăng lãi suất sau khi nâng hệ số dự trữ bắt buộc trong tháng 3, bắt đầu chu kỳ thắt chặt chính sách.

Ngoài ra, thị trường Nhật Bản sẽ tiếp tục dõi theo các báo cáo doanh thu của một số công ty như Nintendo, Softbank, Toyota Motor và Rakute.


Nguồn Theo DVO/ CNBC

3/5/14

Nhận định thị trường vàng tuần 1 tháng 5/2014

Điểm lại những thông tin tuần qua từ khu vực Mỹ



Ngày 30/4, Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) nhận định, nền kinh tế gần đây đã phục hồi tăng trưởng, chi tiêu sinh hoạt dường như tăng nhanh hơn sau khi báo cáo của chính phủ cho thấy GDP hầu như không tăng trưởng trong quý I. 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ cắt giảm chương trình mua hàng tháng tài sản thêm 10 tỷ USD xuống còn 45 tỷ và kết thúc chương trình kích thích - nhằm làm giảm chi phí vay mượn đối với các công ty và người tiêu dùng - lớn chưa từng thấy này vào cuối năm 2014.

Các quan chức Fed bao gồm cả bà Janet Yellen cho biết dự báo lạm phát dài hạn vẫn ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng của ngân hàng trung ương tăng 0,9% tính đến tháng 2 và chưa vượt qua mức mục tiêu của Fed kể từ tháng 3/2012. Fed nhắc lại rằng sẽ không thay đổi lập trường trong việc giữ nguyên lãi suất trong một khoảng "thời gian đáng kể" sau khi kết thúc chương trình mua trái phiếu.

Hôm 2/5, sau khi công bố tỷ lệ việc làm, giá vàng giao ngay tăng 1,4% - ngày tăng mạnh nhất trong 2 tháng bởi nhu cầu mua bù bán bên cạnh nỗi lo căng thẳng ở Ukraine leo thang.

Chốt phiên, giá vàng giao ngay lên 1.300,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex tăng 18,8 USD lên 1.302,2 USD/ounce.

Phân tích kỹ thuật giá vàng tuần 1 tháng 5/2014


Như trên biểu đồ nhận định của tuần trước, với nhận định giá vàng sẽ hồi giảm nhẹ và tạo lập xu hướng mới. Sau công bố tỷ lệ việc làm của Mỹ cũng như lo ngại về tình hình ở Ukraine. Giá vàng đã phá trend giảm từ giữa tháng 3 tới nay và đang cận kề mức cản 1305-1310.

- Nhận định giá vàng sau khi phá cản 1305-1310 và đồng thời là MA200, giá vàng sẽ theo xu hướng tăng
- Các mức Pivot tham khảo:
Daily pivot: 1284 - R1=1292, R2=1300, R3=1307
                             - S1=1276, S2=1268, S3=1260
Weekly pivot: 1292 - R1=1315, R2=1325, R3=1352 (được ưu tiên trong tuần này)
                                - S1=1279, S2=1255, S3=1242
Monthly pivot: 1296


Ngoài các mức cản theo pivot ở trên, cúng ta có thể xem xét thêm tại các mức fibo fan 50.061.8 khi tại đây, giá có sự phá cản hoặc tín hiệu nến xác nhận.

1/5/14

Fed tiếp tục giảm kích thích, tuyên bố ngừng bơm tiền từ cuối 2014


Fed cho biết sẽ duy trì việc cắt giảm chương trình mua tài sản do nền kinh tế đã thoát khỏi tình trạng ảm đạm vào mùa đông.


Ngày 30/4, Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) nhận định, nền kinh tế gần đây đã phục hồi tăng trưởng, chi tiêu sinh hoạt dường như tăng nhanh hơn sau khi báo cáo của chính phủ cho thấy GDP hầu như không tăng trưởng trong quý I. 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ cắt giảm chương trình mua hàng tháng tài sản thêm 10 tỷ USD xuống còn 45 tỷ và kết thúc chương trình kích thích - nhằm làm giảm chi phí vay mượn đối với các công ty và người tiêu dùng - lớn chưa từng thấy này vào cuối năm 2014.

Trong kế hoạch công bố ngày 30/4, Fed sẽ mua 30 triệu trái phiếu kho bạc trong 18 ngày của tháng 4 và trong 16 ngày của tháng 5. 

Chứng khoán và trái phiếu tăng do Fed nhắc lại rằng, có thể sẽ giữ nguyên mức lãi suất chuẩn ở mức cận 0 thêm một thời gian sau khi kết thúc chương trình mua trái phiếu.

Các quan chức Fed bao gồm cả bà Janet Yellen cho biết dự báo lạm phát dài hạn vẫn ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng của ngân hàng trung ương tăng 0,9% tính đến tháng 2 và chưa vượt qua mức mục tiêu của Fed kể từ tháng 3/2012.

Fed vẫn duy trì định hướng về chi phí cho vay và cho rằng, sẽ xem xét thêm một số các thông tin khác để quyết định khi nào sẽ tăng lãi suất liên bang hoặc lãi suất qua đêm giữa các ngân hàng.

Báo cáo của Bộ Thương mại cho biết, nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn so với báo của các nhà kinh tế học, ở 0,1%, thấp hơn nhiều so với quý IV/2013.

Trong khi đó, chi tiêu tiêu dùng vẫn tăng trưởng ở tốc nhanh với 3%. Số liệu việc làm, chỉ số sản xuất và doanh thu bán lẻ đều thể hiện nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ. Các nhà kinh tế học dự báo, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở 3% trong quý II.

Lần đầu tiên, tỷ lệ có việc việc làm trong lĩnh vực tư nhân vượt đỉnh trước suy thoái trong tháng 3 do số lượng công việc, ngoại trừ trong các cơ quan chính phủ, tăng 192.000 công nhân. Theo dự báo của Bloomberg, số người có việc làm có thể tăng thêm 215.000 người trong tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống 6,6%.

Thị trường nhà đất là một mối lo ngại khác khi giá cả và lãi suất vay thế chấp tăng cao đã hạn chế số người mua. Doanh thu bán nhà mới giảm 14,5% trong tháng 3 xuống 384.000 căn nhà, mức thấp nhất kể từ tháng 7.


Nguồn Theo DVO/ Bloomberg

27/4/14

Nhận định thị trường vàng tuần 5 tháng 4/2014


Tuần trước, giá vàng nhỉnh hơn 1.300 USD/ounce do bạo lực tại Ukraine thúc đẩy nhu cầu trú ẩn và thị trường chứng khoán giảm điểm hỗ trợ giá vàng.

Trong cả tuần, vàng tăng 0,5% và là tuần thứ 3 trong 4 tuần gần đây tăng giá. Howard Wen, chuyên gia phân tích tại HSBC nhận định, vàng tăng giá chủ yếu là do tâm lý lo ngại rủi ro.

Mặt khác, xu hướng tuần tới của đa số chứng khoán vẫn sẽ là giảm điểm. Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh khác - giảm xuống 79,770 điểm. Chỉ số WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh - giảm xuống 73,05 điểm.

Theo phân tích kỹ thuật tại đồ thị D1 cho tuần tới của vàng.
Ta thấy vàng đã tới cản trên của trend giảm theo mô hình flag. Tại đây cũng trùng với mức fibo 38.2 ở vùng giá 1310. Tuần này, chúng ta có 2 kịch bản cho giá vàng:

1. Giá vàng sẽ hồi về mức 61.8 tại vùng giá 1260 và đảo chiều đi lên các mức fibo tiếp theo. Do tại fibo 61.8 là mức cản đã tranh chấp nhiều lần trong nhiều tháng qua kể từ tháng 10/2013.

2. Khi giá vàng tuần tới vượt qua vùng 1310, cũng là mức fibo 38.2, đồng thời cho thấy dấu hiệu bứt phá rõ ràng vượt hẳn lên trên đường MA200 sẽ cho ta tín hiệu tăng mạnh mẽ. Dự đoán ở kịch bản này, giá vàng sẽ đi lên vùng giá tiếp theo là 1350 (một vùng cản cứng từ nhiều tháng qua)

Biểu đồ giá vàng tại D1

Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào lúc 1 giờ sáng ngày 1/5 và bản tin NFP vào lúc 7h30 ngày 2/5, lấy tín hiệu để tiếp tục giao dịch.

24/4/14

Thống đốc BOJ: “Tiếp tục kích thích cho đến khi đạt mục tiêu lạm phát”

Đồng Yen giao dịch ở mức 105,28 Yen/USD lúc trưa nay tại sàn giao dịch Singapore sau khi đóng cửa ở mức 105,31 Yen/USD ngày 31/12/2013.

Đồng Yen hiện đang ở mức thấp nhất kể từ 1979 trong bối cảnh Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) dự định tiếp tục các biện pháp kích thích chưa từng có tiền lệ để hỗ trợ nền kinh tế và chấm dứt hơn một thập kỷ giảm phát.

Yen Nhật tiếp tục nối dài mạch giảm khi Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda phát biểu trong một buổi phỏng vấn bởi báo Yomiuri ngày hôm qua, rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục kích thích cho đến khi lạm phát ổn định ở mức 2%. Chính sách tiền tệ của Nhật có sự khác biệt với Mỹ, nơi mà Cục dự trữ Liên bang (Fed) dự định sẽ chấm dứt chương trình mua trái phiếu trong năm nay.
Đồng Yen sẽ tiếp tục suy yếu,” Janu Chan, kinh tế gia tại ngân hàng St. George ở Sydney, nói. “Nhiều khả năng BOJ sẽ tiếp tục nới lỏng định lượng, trong khi Mỹ thì ngược lại.”

Tính chung cả năm 2013, Yen đã giảm 18%.
Trong một cuộc họp tháng trước, BOJ vẫn duy trì cam kết mở rộng cơ sở tiền tệ của Nhật Bản thêm 60 nghìn – 70 nghìn tỷ Yen (665 tỷ USD) mỗi năm. Hồi tháng 4/2013, các nhà hoạch định chính sách tuyên bó sẽ tăng gấp đôi chương trình mua trái phiếu hàng tháng lên mức hơn 7 nghìn tỷ Yen nhằm kết thúc 15 năm giảm phát.
Thống đốc Kuroda khẳng định, mục tiêu của BOJ đến 2015 là đạt được lạm phát 2%, báo Yomiuri viết. Ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm quy mô chương trình kích thích trong giai đoạn này, ông nói.

Trong khi đó, các quan chức của Fed hôm 18/12 nói rằng sẽ cắt giảm chương tình mua trái phiếu hàng tháng từ mức 85 tỷ USD xuống còn 75 tỷ USD trước khi kết thúc chương trình vào tháng 12/2014.

23/4/14

Hy Lạp dẫn đầu Eurozone về tỷ lệ nợ công

Năm 2013, nợ công Hy Lạp lên mức cao nhất trong khu vực đồng euro, nhấn mạnh tính cấp thiết của việc giảm chi phí các khoản cứu trợ của chính phủ.


Theo văn phòng thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), trong năm 2013, tỷ lệ nợ công/GDP của Hy Lạp đã tăng lên đến 175,1%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước đó là 157,2%. Tỷ lệ nợ công/GDP của toàn bộ khu vực đồng euro đã lên mức cao kỷ lục là 92,6%.

Nicholas Spiro, giám đốc quản lý công ty tư vấn Chiến lược Quốc gia Spiro, nhận xét rằng, sự gia tăng trong nợ công kể từ cuộc khủng hoảng tài chính của Hy Lạp năm 2009 thật đáng kinh ngạc. Các nước đối tác dự báo, tỷ lệ nợ công/GDP sẽ giảm mạnh xuống dưới 110% đến năm 2022.

Tháng 11/2012, khi chính phủ Hy Lạp đăng ký mục tiêu thặng dư ngân sách chính (không bao gồm chi phí vay nợ), các đối tác trong khu vực đồng euro của Hy Lạp cho biết sẽ xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp nước này đạt được mục tiêu đã đề ra bằng thỏa thuận cứu trợ. 

Trong nỗ lực tìm cách thúc đẩy chính phủ liên minh hai đảng, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras hy vọng rằng, các biện pháp cắt giảm chi phí mà ông đưa ra sẽ có hiệu quả trước khi cuộc bầu cử lập pháp châu Âu diễn ra vào tháng tới. Chính phủ Hy Lạp cho biết, năm 2013, thặng dư ngân sách chính đạt 2,9 tỷ euro (4 tỷ USD) năm ngoái. Hôm nay, Ủy ban châu Âu sẽ xác nhận lại con số này.

Số liệu công bố ngày 23/4 cho biết, năm 2013, thâm hụt của Hy Lạp đã tăng lên 12,7% so với GDP, cao hơn nhiều so với tỷ lệ của năm 2012 là 8,9%. Con số này bao gồm chi phí tái cấp vốn của các ngân hàng tại Hy Lạp. Nếu không tính thêm chi phí này, Ủy ban châu Âu dự báo, thâm hụt của Hy Lạp trong năm 2014 sẽ giảm xuống 2,2% so với GDP.

Ông Samaras cũng dự báo, đến năm 2015, kinh tế Hy Lạp sẽ có cả thặng dư ngân sách chính và thặng dư tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc Hy Lạp có thể tự mình trả nợ mà không cần vay nước ngoài. Hy Lạp đã tiến hành công cuộc tái cơ cấu nợ công lớn nhất thế giới và nhận 240 tỷ euro tiền cứu trợ tính đến thời điểm hiện tại. Để nhận được các khoản cứu trợ, Hy Lạp phải đối mặt với một loạt các điều kiện kinh tế như cải cách thị trường lao động và mục tiêu ngân sách.

Trong những tuần gần đây, kinh tế Hy Lạp đã tạo được đà phục hồi. Tháng 4, lần đầu tiên trong 4 năm, chính phủ tiến hành bán trái phiếu và dự báo, trong năm 2014, Hy Lạp sẽ thoát khỏi cuộc suy thoái kéo dài trong 6 năm. 

Số liệu công bố ngày hôm nay cũng khẳng định rằng, các nền kinh tế dễ bị tổn thương khác của khu vực đồng euro cũng vẫn phải đối mặt với vấn đề kiểm soát nợ. Ý vẫn là nước có mức nợ công cao thứ 2 của khu vực với tỷ lệ nợ công/GDP tăng lên 132,6% trong năm 2013.

Bồ Đào Nha xếp vị trí thứ 3 với tỷ lệ nợ công/GDP tăng lên 129%, sau đó là Ireland với tỷ lệ nợ công/ GDP tăng lên 123,7%. Cả hai nước đều nhận các gói cứu trợ quốc tế trong thời kỳ khủng hoảng tại khu vực châu Âu lên đỉnh điểm.

Số liệu cũng cho thấy, một số nước thuộc khu vực đồng euro đang đấu tranh để giảm thâm hụt ngân sách. Theo đó, năm 2013, thâm hụt ngân sách của Pháp giảm xuống 4,3% và thâm hụt của Tây Ban Nha giảm xuống 7,1%.


Nguồn Gafin/ Bloomberg/ DVO

Doanh số bán nhà Mỹ giảm liên tiếp 3 tháng



Doanh số bán nhà cũ giảm tháng thứ 3 liên tiếp do giá nhà tăng và lượng tồn kho nhà thấp, không hấp dẫn được người mua mới.


Doanh số bán nhà cũ giảm tháng thứ 3 liên tiếp do giá nhà tăng và lượng tồn kho nhà thấp, không hấp dẫn được người mua mới.

Theo báo cáo ngày hôm nay của Hiệp hội bất động sản quốc gia Mỹ, số lượng đóng hợp đồng, thông thường mất từ một đến hai tháng sau khi hợp đồng được ký, tụt 0,2% xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm. Lượng mua nhà giảm 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái trước khi điều chỉnh yếu tố mùa vụ.

Giá bất động sản tăng cao hơn tiền lương, khiến việc mua nhà trở nên khó khăn với nhiều người dân Mỹ. Mùa đông khắc nghiệt kéo dài cũng có thể là lý do khiến thị trường đóng băng, gây thiếu nguồn cung và đẩy giá nhà lên cao.

Trong một báo cáo khác ra ngày hôm nay, tính đến hết tháng 2, giá nhà tăng 6,9% trong vòng 1 năm và là mức tăng thấp nhất, chứng tỏ phục hồi thị trường nhà đất đang chững lại.

Các chuyên gia cho rằng, giá nhà sẽ còn tiếp tục tăng do thiếu hụt nguồn tồn kho.

Nguồn GAFIN/Bloomberg/NCĐT

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức