BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn gia vang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gia vang. Hiển thị tất cả bài đăng

23/4/14

Giàu mua đất, nghèo mua vàng

Người giàu chọn đầu tư mang tính lạc quan như chứng khoán, còn người nghèo chọn đầu tư bi quan như vàng, theo khảo sát của Gallup với người Mỹ.

Gallup Poll vừa tiến hành khảo sát hàng năm với người Mỹ về lựa chọn đầu tư giữa bất động sản, chứng khoán, quỹ góp vốn đầu tư, vàng, tài khoản tiết kiệm và trái phiếu. Kết quả thu được khá đa dạng.

Điều tra Gallup về lựa chọn của người Mỹ qua các năm.

Hãy chú ý điều xảy ra khi ta chia câu trả lời theo xếp hạng thu nhập. Ta sẽ thấy những điều rất rõ về tâm lý người Mỹ. Người giàu và người nghèo khác nhau khi đánh giá khoản đầu tư dài hạn tốt nhất.

87% trong số những người được khảo sát đều sở hữu nhà riêng, trong khi chỉ có 66% người có thu nhập trung bình và 36% người thu nhập thấp có nhà. Cũng theo Gallup, có 33% chủ nhà và 24% người thuê nhà cho rằng bất động sản là lựa chọn tốt nhất để đầu tư dài hạn.

Khi so về vàng:

Người Mỹ thu nhập thấp, thuộc các hộ gia đình có thu nhập dưới 30.000 USD/năm có nhiều khả năng chọn vàng là kênh đầu tư dài hạn tốt nhất (ở mức 31%). Người có thu nhập cao ít chọn vàng hơn (ở 18%).


Không quá khó để đoán được lý do. Mua bán bất động sản đòi hỏi nhiều thứ: thu nhập ổn định, tiết kiệm tiền để trả được các khoản nộp và mức đánh giá tín dụng khá. Nhưng điều này cũng phản ánh niềm tin vào tính đúng đắn của luật tài sản và hệ thống pháp luật địa phương: Anh phải tin tưởng là không ai có thể chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản của mình.

Chứng khoán cũng tương tự: Đầu tư vào chứng khoán đòi hỏi niềm tin dài hạn vào việc nền kinh tế sẽ mở rộng sản xuất và dịch vụ. Bản thân chứng khoán là một lớp tài sản lạc quan một cách tự nhiên.

Việc mở một doanh nghiệp ngoài vốn cần nhiều thứ khác, cần tinh thần lạc quan hơn cả hy vọng thành công về kinh tế. Nghĩa là niềm tin doanh nghiệp sẽ thành công hay thất bại do chính bản thân mình.


Một quan điểm khá phổ biến nữa đó là: Vàng có khả năng mang đi dễ dàng và có thể mua bán ngoài vòng pháp luật. Nó là một loại tiền tệ khủng hoảng có giá trị ngay cả trong điều kiện xã hội tan vỡ hoàn toàn. Vàng phản ánh nguồn dự trữ chống lại khả năng xảy ra sụp đổ cấu trúc xã hội: hay vàng có thể coi là một khoản đầu tư bi quan.

Bạn tin vào cái nào: Vàng hay Bất động sản/Chứng khoán? Bạn là người nghèo hay người giàu?


Nguồn Bloomberg/DVO

Giá vàng xuống thấp nhất hơn 2 tháng, dao động quanh 1.280 USD/ounce


Nguyên nhân là chứng khoán Mỹ tăng điểm và dòng chảy ra khỏi các quỹ vàng vật lý cho thấy hứng thú đầu tư suy yếu.

Giá vàng giao ngay trên Kitco lúc 5h35 là 1.282,5 USD/ounce. Trong phiên giao dịch có lúc giá vàng lên cao nhất ở 1.291,5 USD/ounce nhưng sau đó giảm mạnh xuống 1.279 USD/ounce.


Giá vàng giao ngay trên Kitco (Đường màu xanh lá cây)

Theo số liệu sơ bộ của Reuters, giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex giảm 7,4 USD/ounce xuống 1.281.1 USD/ounce với khối lượng giao dịch thấp hơn 30% so với mức trung bình 30 ngày.

Ngày 21/4, quỹ vàng SPDR Gold Trust cho biết, nắm giữ vàng đã giảm 3 tấn xuống 792,14 tấn. Tuần trước, dòng chảy ra khỏi quỹ lên đến 9,3 tấn. Deutsche Bank cho biết, tin tức này đã khiến các nhà đầu tư vàng ngắn hạn choáng váng vì nhiều người cho rằng, xu hướng giảm của giá vàng trong năm 2013 đã kết thúc.

Chỉ số S&P 500 tăng 6 ngày liên tiếp nhờ kết quả doanh thu của các doanh nghiệp cho thấy triển vọng kinh tế Mỹ tươi sáng hơn đồng thời kéo giảm hứng thú đầu tư vào vàng. Giá vàng giảm liên tiếp trong 4 ngày sau khi chính phủ công bố số liệu cho thấy, giá nhà trong tháng 2 tại Mỹ tăng, doanh số bán nhà cũ nhỉnh hơn so với dự báo.

Giới thương nhân cho biết, những chỉ số kinh tế tiếp theo của Mỹ như doanh số bán nhà mới công bố ngày 23/4, số đơn đặt mua hàng hóa bền lâu và đơn xin trợ cấp thất nghiệp công bố ngày 24/4 có thể sẽ ảnh hưởng tới giá vàng trong ngắn hạn.

Ngoài ra, bạc giảm 0,1% xuống 19,37 USD/ounce, bạch kim tăng 0,2% lên 1.395,5 USD/ounce và palladium tăng 0,6% lên 781,33 USD/ounce.

Giới đầu tư vào bạch kim cho biết, các công ty sản xuất bạch kim hàng đầu thế giới đã gặp Liên minh AMCU trong ngày 22/4 để đàm phán về mức lương cho công nhân nhằm kết thúc cuộc đình công kéo dài và tốn kém nhất tại các mỏ khai thác ở Nam Phi.


Nguồn Gafin/ Reuters/ NCDT

16/4/14

Bảng lương phi nông nghiệp - Non-farm payrolls


Đây là một trong những bản báo cáo được mong đợi nhất của Mỹ...

Non-farm payrolls là một bản báo cáo kịp thời về bức tranh của thị trường việc làm ở Mỹ : gia tăng, tụt giảm, số giờ làm việc, số lương thưởng.
Những tư liệu trong bản báo cáo được thu thập từ 2 cuộc khảo sát là Household Surveys và Establishment (payroll) Survey (Báo cáo theo hộ gia đình và báo cáo theo bảng lương).
Trong đó Establishment Survey được ưa chuộng hơn vì bản báo cáo này đánh giá tình trạng của các doanh nghiệp chứ ko chỉ gói gọn trong các hộ gia đình. Bản báo cáo có những chỉ số đầy ý nghĩa như : Change in nonfarm payrolls, Unemployment, Manufacturing Payrolls, và Average Hourly Earnings.
Trong quá trình khai thác cũng như phân tích về bản báo cáo mình sẽ có cơ hội để mở ra trước mắt các bạn nhiều hơn nữa những news và yếu tố liên quan đến tình trạng lao động.
Nonfarm payrolls (NFP) là một báo cáo về tình hình kinh tế của Mỹ được thông báo hàng tháng.
Tên của bản báo cáo được biên soạn để sử dụng cho những công ty về sản xuất, xây dựng, và các công ty chế tạo sản phẩm. Ban Thống Kê Lao động của bộ Lao động cho ra những tài liệu sơ bộ của cuộc khảo sát dành cho tháng trước đó. Tin ra vào thời điểm 8h30 ET thức đầu tiên của hàng tháng, hoặc theo Ban này bản báo cáo sẽ được đưa ra vào thứ 6 thứ 3 trong tháng sau khi có kết luận về tài liệu của tuần
Ví dụ: Tuần có ngày thứ 12 của tháng, thường có ảnh hưởng lớn đến đồng tiền Mỹ, thị trường chứng khoán, và thị trường khế ước, cho dù chỉ số của NFP ngày hôm đó chỉ có một chút ít khác biệt so với sự mong đợi về NFP.
Chỉ số được công bố là chỉ số về sự thay đổi trong NFP so với tháng trước đó và thường có sự thay đổi từ 10000 cho đến 250000 suốt những giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Các con số về NFP được sử dụng để đại diện cho số công việc gia tăng hay mất đi trong kinh tế trong tháng gần nhất, ko bao gồm những công việc liên quan đến ngành công nghiệp trồng trọt. Vì ngành này thường có tính chất thuê nhân công theo mùa mà điều này sẽ làm cho chỉ số xung quanh thời điểm gặt ko còn chính xác nữa ( vì các nông trang thường tăng thêm số công nhân và sau đó thì chỉ số vào mùa gặt mới được công bố). Bản báo cáo này cũng cho biết về số giờ làm việc trung bình hàng tuần và số thu nhập kiếm được bình theo tuần của tất cả những công nhân thuộc những ngành có trong báo cáo.
NFP bao gồm các thông tin sau :
- Thay đổi về chỉ số Manufacturing Payrolls : chỉ số Payrolls dành riêng cho các ngành sản xuất.
- Thu nhập trung bình tính theo giờ
- Số giờ làm việc trung bình tính theo tuần.
Nói chung báo cáo phản ánh khoảng 80% tổng số công nhân làm việc để tăng sản lượng GDP của Mỹ và được sử dụng để hỗ trợ các chính khách và các nhà kinh tế đưa ra những chính xác mới để quyết định hiện trạng của kinh tế và phỏng đoán tương lai.
Ý nghĩa của NFP đối với nền kinh tế:
Nói chung, khi chỉ số lao động gia tăng có nghĩa là các công ty đang phát triển và cần tuyển dụng nhân lực và điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ có việc làm và có tiền để chi tiêu vào các sản phẩm hay dịch vụ giúp kích thích phát triển. Điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng trong trường hợp NFP hạ.
Ý nghĩa của Nonfarm với thị trường tài chính:
Trong khi tổng số việc làm tăng lên hay giảm đi đối với nền kinh tế là một kim chỉ nam rất quan trọng cho hiện trạng kinh tế thì báo cáo này lãi có những thông kê mà hoàn toàn có ảnh hưởng đến thị trường tài chính:
- Chỉ số thất nghiệp đối với kinh tế như một tỷ lệ của toàn bộ lực lượng lao động. Đây là một phần quan trọng của bản báo cáo vì số người thất nghiệp là một dấu hiệu của tổng thể kinh tế, và đây là một con số được ngân hàng Liên Bang theo dõi rất kĩ vì khi chỉ số này hạ xuống mức qúa thấp ( thường là dứới 5%) thì lạm phát sẽ bắt đầu hình thành vì các doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều tiền hơn để thuê những thợ lành nghề và việc giá thành sản phẩm gia tăng cũng là điều đương nhiên.
- Chỉ ra bộ phận nào có sự tăng hay giảm về công việc: Bản baó cáo có thể đưa ra sự cảnh báo cho những trader về mảng kinh tế nào có thể bung nổ phát triển.
- Thu nhập trung bình hàng giờ : Đây là một yếu tố quan trọng vì nếu cùng một lượng nhân công như nhau nhưng lại kiếm nhiều hơn hay ít hơn cho một khối lượng công việc , điều này về căn bản là nói lên việc cần phải tăng hay giảm nhân công cho khối lượng công việc đó.
- Dùng để xem lại chỉ số của lần ra tin NFP trước đó: Một yếu tố quan trọng khác của báo cáo là có thể gây ra những biến động trong thị trường vì traders tự lên khung những chiều hướng phát triển của news dựa vào chỉ số cũ.

Giá vàng giảm mạnh nhất trong 16 tuần

Giá vàng giảm 2%. Đây là lần giảm cao nhất trong 16 tuần qua

Diễn biến giá vàng giao ngay trên Kitco (Đường màu xanh lá cây)

Theo Kitco, giá vàng giao ngay lúc 6h30 hôm nay là 1320,00USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 6 giảm 27,20 USD xuống mức 1,300.30USD/ounce vào lúc 13:37 trên sàn Comex, New York, đây là mức giảm lớn nhất kể từ ngày 19/2.

Vàng đã mất giá tới 9,3% hồi năm ngoái, mức cao nhất trong ba thập kỷ qua, một phần do lo ngại Fed sẽ giảm dần kích thích kinh tế. 

Ông Chris Grams , một phát ngôn viên của CME Group Inc , công ty sở hữu ngoại tệ cho biết giao dịch đã bị đình chỉ trong khoảng 10 giây vào 8:26 am trên sàn Comex. Hơn 6.000 hợp đồng trao tay khoảng thời gian đó , theo số liệu của Bloomberg.

Nhu cầu vàng của Trung Quốc có thể bị giới hạn trong năm nay sau khi sự suy giảm giá đã thúc đẩy người tiêu dùng mua nhiều hơn năm ngoái. Quốc gia này chiếm khoảng 28 % khối lượng sử dụng toàn cầu năm ngoái.

Theo nhận định của ông Justin Smirk , một nhà kinh tế cao cấp tại tập đoàn Westpac Banking, giá vàng sẽ giảm xuống còn 1,025 USD vào cuối năm nay. 

Giá bạc giao tháng giảm 2,6% xuống mức USD19,489/ounce trên sàn Comex, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 07/3.

Trên sàn giao dịch New York , giá palladium giao tháng 6 giảm 1,9% xuống mức 795,90USD/ounce. Ngày hôm qua, giá đã chạm 817USD, cao nhất kể từ tháng 8/2011 .

Kim loại đã tăng 11% trong năm nay là mối đe dọa sự gián đoạn nguồn cung từ Nga , nhà sản xuất kim loại lớn nhất, cùng với lo ngại cuộc đình công của những thợ mỏ ở Nam Phi.

Giá bạch kim giao tháng 7 giảm 1,6% xuống 1,444.60USD/ounce .


Nguồn Gafin/Bloomberg/NCĐT

Tổng hợp thị trường ngày 15.04.2014

Tổng hợp thị trường ngày 15.04.2014.

Giá vàng có phiên sụt giảm với biên độ mạnh sau 5 ngày tăng liên tiếp, giá vàng đóng cửa tại 1302,40 USD/Ounce giảm 24 USD so với giá mở cửa. Báo cáo của Bộ lao động Mỹ ra ngày hôm nay cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng 0,2% so với mức 0,1% trong tháng 2, và là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm 2013. Các chuyên gia phân tích, bức tranh tổng thể cho thấy mức lạm phát Mỹ đã ngừng sụt giảm và đang trên đà phục hồi.Trong bài phát biểu của chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ FED ngày hôm qua cũng không đề cập đến những chính sách kinh tế. 

Chỉ số niềm tin kinh tế tại Đức giảm 4 tháng liên tiếp, nguyên nhân chính vẫn là những lo ngại về ảnh hưởng từ khủng hoảng tại Ukraine sẽ ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của đầu tầu kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Eurozone. Kết thúc ngày giao dịch, tỷ giá EUR/USD giảm ngày thứ 3 liên tiếp. 

Tin tức cơ bản công bố ngày 16.04.2014.

Lúc 5h45 tại Newzealand công bố chỉ số CPI quý 1 năm 2014, theo số liệu mới thông kê chỉ số chỉ dừng lại ở mức tăng trưởng 0,3% thấp hơn so với dự đoán nhưng vẫn có tăng trưởng so với kì trước là 0,1%. Tỷ giá ZND/USD đã sụt giảm rất mạnh sau khi thông tin được công bố. 

Lúc 9h tại Trung Quốc công bố chỉ số GDP quý 1 năm 2014 và chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3 năm 2014. Theo dự báo, GDP quý 1 năm nay sẽ có sự sụt giảm mạnh so với kì trước. Đây sẽ là thông tin rất quan trọng chi phối thị trường trong ngày. Thời gian gần đây, những bất ổn trong hệ thống tiền tệ tại Trung Quốc đang là nguyên nhân khiến tâm lý nhà đầu tư toàn cầu bất ổn. Nếu chỉ số đúng như dự đoán sẽ làm tăng nhu cầu về vàng là hàng hoá an toàn trên thế giới. 

Lúc 13h15 tại Nhật sẽ có bài phát biểu của chủ tịch ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ. Trong tuyên bố gần đây nhất thì BOJ không đưa ra bất kì một gói hỗ trợ kinh tế nào sau khi thuế tại nước này tăng lên vào đầu tháng 4.Ngay sau đó thị trường tài chính đã có phản ứng thất vọng với quyết định của BOJ đồng thời giá trị đồng Yên tăng khá mạnh trong thời gian vừa qua. Nhiều khả năng trong bài phát biểu ngày hôm nay chủ tịch ngân hàng trung ương Nhật Bản ông Kuroda sẽ có những tuyên bố nhằm trấn an thị trường và tâm lý nhà đầu tư về kinh tế Nhật Bản. 

Lúc 15h30 tại Anh công bố chỉ số lao động bao gồm số lượng việc làm mới và tỷ lệ thất nghiệp. Theo dự đoán của các chuyên gia thì số lượng việc làm sẽ có cải thiện hơn trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn được giữ nguyên. Nhiều khả năng chỉ số sẽ đúng như dự đoán qua đó không tác động mạnh đến giá trị đồng GBP.

Lúc 19h30 và 21h15 tại Mỹ sẽ công bố số lượng giấy phép xây dựng được cấp trong tháng và có bài phát biểu của chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ FED bà yellen. Theo dự đoán lượng giấy phép xây dựng không có sự thay đổi trong khi đây là bài phát biểu thứ 2 liên tiếp của chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ FED. Trong bài phát biểu ngày hôm qua,đã không có những chính sách tiền tệ được đưa ra, do vậy nhiều nhà đầu tư mong đợi trong bài phát biểu ngày hôm nay FED sẽ cho biết thêm thông tin về những chính sách trong thời gian tới. 

Lúc 19h30 tại Canada sẽ công bố lãi suất qua đêm đồng CAD và những chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Trong thời gian vừa qua, kinh tế đất nước khu vực bắc Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi đến từ xuất khẩu tăng trưởng, thặng dư thương mại của nước này trong tháng 2/2014 đạt 264 triệu USD. Tuy nhiên gần đây, quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã lên tiếng cảnh báo Chính phủ Canada cần chuẩn bị tinh thần đối phó với nguy cơ suy giảm của nền kinh tế trong điều kiện tăng trưởng tiếp tục giảm sút như hiện nay.Tăng trưởng kinh tế của Canada vẫn phụ thuộc nhiều vào chi tiêu tiêu dùng và thị trường nhà đất, trong khi cả hai lĩnh vực này sẽ tiếp tục bị hạn chế bởi các hộ gia đình nợ nhiều hơn. Mặc dù vậy, IMF vẫn dự báo kinh tế Canada có thể đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm nay, một mức tăng khá cao so với các nền kinh tế phát triển khác. Nếu chỉ số đúng như dự đoán thì giá trị đồng CAD sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Chỉ số kinh tế thế giới được công bố trong ngày

15/4/14

Vàng và tỷ lệ lãi suất chẳng còn mối liên hệ rõ ràng

Lý do đằng sau quyết định gia tăng lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc giải thích sự thay đổi nhất định trong tỷ lệ lãi suất có ảnh hưởng đáng kể tới giá vàng, phương hướng và biến động hay không. Giới đầu tư không nên hạn chế đầu tư vàng tại thời điểm này chỉ bởi dự đoán tỷ lệ lãi suất tăng sẽ đẩy giá vàng đi xuống.

Có một khái niệm phổ biến đã lan truyền trên thị trường vàng nhiều năm, đó là việc lãi suất thực âm sẽ kéo giá vàng đi cao hơn trong khi lãi suất thực dương đẩy giá vàng giảm. Nhiều báo cáo nghiên cứu phát đi trong những tháng gần đây đều coi tỷ lệ lãi suất thực gia tăng chính là lý do khiến giá vàng suy yếu trong thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai mặt hàng này không hề đơn giản như vậy.

Nghiên cứu hai số liệu này trong thời gian dài, bạn sẽ thấy hầu như không có mối quan hệ nào rõ ràng giữa chúng. Giá vàng đã tăng mạnh trong cả giai đoạn lãi suất thực âm và lãi suất thực dương. Và quý kim cũng giảm trong cả hai điều kiện môi trường này. Chúng ta có thể nhận ra điều đó qua biểu đồ “Lợi tức vàng và Lãi suất thực.”



Tại biểu đồ này, các điểm dữ liệu màu đen xuất hiện trong giai đoạn từ tháng 1/2007 tới tháng 2/2014, bao gồm thời điểm trước khi FED quyết định giảm lãi suất (9/2007) cũng như tác động lên giá vàng sau khi lãi suất giảm và duy trì tại ngưỡng 0.25% kể từ tháng 1/2009. Có thể thấy, tỷ lệ lãi suất đã ở mức thấp suốt ¾ thời gian của giai đoạn tháng 1/2007 cho tới tháng 2/2014.


Dựa trên quan điểm cho rằng vàng sẽ chạy theo xu hướng tích cực trong môi trường lãi suất thực âm, 3/4 các điểm dữ liệu màu đen đáng nhẽ phải nằm ở góc trên bên trái (-, +) của biểu đồ. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy: chỉ có một vài điểm dữ liệu được hiển thị ở góc dưới bên trái (-, -) của biểu đồ. Vẫn còn một ví dụ cực đoan hơn nhằm minh họa cho việc thiếu vắng mối liên hệ thống kê giữa giá vàng và lãi suất thực, đó là khoảng thời gian giữa tháng Giêng năm 1975 và tháng 12 năm 1976. Trong suốt giai đoạn này, tỷ lệ lãi suất đều ở mức thấp nhưng đà tăng trên thị trường vàng lại rất thưa thớt.

Lý do đằng sau quyết định gia tăng lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc giải thích sự thay đổi nhất định trong tỷ lệ lãi suất có ảnh hưởng đáng kể tới giá vàng, phương hướng và biến động hay không. Đôi khi việc thay đổi lãi suất là sự kiện quan trọng nhưng đôi khi lại không.

Những người ủng hộ mối quan hệ này giữa giá vàng và lãi suất thực tin rằng giá vàng sẽ tăng trong môi trường lãi suất thực âm bởi vì chi phí cơ hội để nắm giữ chúng tại mức lãi suất thấp trong một môi trường như vậy sẽ giảm đi rất nhiều. Trong khi không có được lợi tức từ vàng, các nhà đầu tư kim loại sẽ kiếm tiền từ việc gia tăng vốn. Đây là một lời giải thích có phần đơn giản hơn.

Nếu lãi suất thực bắt đầu tăng, vào cuối năm 2014, năm 2015, hoặc bất cứ khi nào, sự thay đổi đầu tiên sẽ áp dụng cho tỷ lệ lãi suất danh nghĩa ngắn hạn và lãi suất thực âm. Việc gia tăng lãi suất danh nghĩa ở mức độ nhỏ sẽ không đủ mạnh để lôi kéo giới đầu tư ra khỏi thị trường vàng và tìm tới các tài sản lãi suất thấp. Họ cần phải điều chỉnh mức lãi suất cao hơn nhiều mới có thể kích thích một cuộc di cư trên thị trường, tuy nhiên, triển vọng này có lẽ sẽ tốn nhiều thời gian.

Một lời giải thích khác cho sự thiếu vắng mối liên quan giữa vàng và tỷ lệ lãi suất chính là việc môi trường lãi suất thực chỉ có tác động tạm thời lên giá vàng chứ không phải là lâu dài. Kết quả là, khi môi trường lãi suất thay đổi theo cách này hay cách khác, chúng sẽ ảnh hưởng đến vàng nhưng giá vàng cuối cùng cũng sẽ ngừng phản ứng với sự kiện này để đón nhận những ảnh hưởng từ các yếu tố thị trường khác.

Tỷ lệ lãi suất có lẽ sẽ không tăng, ít nhất là 15 tháng nữa, thậm chí còn lâu hơn. Điều kiện kinh tế thực sự vẫn còn đứng khá xa so với những yêu cầu mà chúng ta cần có để thiết lập mức lãi suất cao hơn. Nói thẳng ra là khả năng tăng mạnh lãi suất vào giữa năm 2015 là rất ít, vậy mà đám đông giờ đây đã vội vàng lo lắng rằng khả năng này sẽ sớm trở thành hiện thực.

Có nhiều lý do để mua vàng và môi trường giá suy yếu hiện tại đang cung cấp một cơ hội tốt để thực hiện điều này. Nền kinh tế toàn cầu vẫn bị cản trở bởi nhiều vấn đề mang tính cơ cấu dài hạn, ví dụ như thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại và biến động thị trường tiền tệ, dự kiến sẽ phải mất vài năm để giải quyết chúng. Đây chính là lý do để giới đầu tư bổ sung thêm vàng vào danh mục đầu tư với mục tiêu dài hạn sau đợt điều chỉnh giá trong năm 2013. Đà giảm đã được hạn chế tại mức giá hiện tại. Nhiều người tin rằng quý kim đã chạm đáy vào năm ngoái và có thể củng cố vài quý nữa trước khi mở rộng đà đi lên. Giới đầu tư không nên hạn chế đầu tư vào vàng chỉ với dự đoán tỷ lệ lãi suất tăng sẽ đẩy giá vàng đi xuống.

Giá vàng lên cao nhất trong 3 tuần

Căng thẳng trở lại Ukraine thúc đẩy giới đầu tư mua vàng trong khi đó, lo ngại về nguồn cung đã nâng giá palladium lên mức đỉnh trong 2,5 năm.

Giá vàng giao ngay trên Kitco lúc 5h45 hôm nay 15/4 là 1327,80 USD/ounce.

Theo số liệu sơ bộ của Reuters, giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex tăng 8,50 USD/ounce lên 1.327,60 USD/ounce. Khối lượng giao dịch thấp hơn khoảng 50% so với mức trung bình 30 ngày.


Diễn biến giá vàng giao ngay trên Kitco (Đường màu xanh lá cây)

Sự hấp dẫn của vàng trong vai trò là một tài sản trú ẩn tăng lên trong bối cảnh tình hinh bạo lực gia tăng giữa phe ủng hộ Nga và lực lượng chính phủ Ukraine cũng như tin tức rằng, một máy bay chiến đấu của Nga đã bay lòng vòng ở độ tầm thấp với cự ly gần tàu Mỹ ở Biển Đen vào cuối tuần qua.

Giá vàng tăng theo chỉ số S&P 500 tăng phục hồi trở lại trước báo cáo doanh thu tích cực của Ngân hàng Mỹ Citigroup sau vụ bán tháo mạnh vào tuần trước. Thông thường, giá vàng ngược chiều so với chứng khoán.

Theo giới phân tích, dự báo rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thận trọng trong việc tăng lãi suất trong tương lai và triển vọng không chắc chắn về chứng khoán Mỹ đã thúc đẩy hoạt động mua vàng.

Vàng tăng giá trong 4/5 phiên giao dịch cuối cùng, sau khi giảm xuống dưới 1.280 USD/ounce vào ngày 1/4 về mức giá thấp nhất trong gần 2 tháng trước dấu hiệu căng thẳng giữa Nga và phương Tây được xoa dịu.

Peter Fertig, cố vấn tại công ty Nghiên cứu Hàng hóa định lượng, cho biết, giá vàng tăng là kết quả của những biến động trong tình hình tại Ukraine và cảnh báo của NATO rằng, Nga có thể xâm lược Ukraine. 

Tuần trước, giá vàng cũng được hỗ trợ sau khi biên bản cuộc họp của Fed cho biết, sẽ không tăng lãi suất ngay sau khi kết thúc chương trình mua trái phiếu như thị trường vẫn lo ngại. 

Trong khi đó, palladium tăng 1,2% lên 809,75 USD/ounce, đánh dấu phiên thứ 5 tăng liên tiếp trước lo ngại về nguồn cung trong bối cảnh Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới lên nhà sản xuất hàng đầu của Nga cũng như các vụ đình công kéo dài tại mỏ khai thác ở Nam Phi.

Ngoài ra, bạch kim tăng 0,7% lên 1.460,40 USD/ounce. Bạc tăng 1 xu lên 19,96 USD/ ounce.


Nguồn Gafin/ Reuters/ NCDT

14/4/14

Tổng hợp thị trường tuần từ 07.04 đến 13.04.2014

Tổng hợp thị trường tuần từ 07.04 đến 13.04.2014


Tuần vừa qua Vàng chỉ giảm giá duy nhất ngày thứ hai và tăng liên tiếp đến hết tuần.

Trong tuần qua các chỉ số của nền kinh tế số 1 thế giới - Mỹ được công bố đều cho kết quả khả quan như: Lượng đơn trợ cấp thất nghiệp tuần trước đó đã giảm về mức 300.000 đơn (đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5.2007). Hay chỉ số Niềm tin tiêu dùng ở mức 82.5 điểm ( đây là mức điểm cao nhất tính từ 7.2013).

Nhưng trái ngược với những thông tin t\ốt ở trên, thị trường tài chính Mỹ vẫn giảm điểm mạnh tuần vừa qua (từ thị trường chứng khoán cho tới thị trường trái phiếu). Do một phần bởi áp lực chốt lời của các cổ phiếu công nghệ hay báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 không được tốt của nhà băng lớn nhất Hoa Kỳ là JP Morgan Chase. Đặc biệt là lo ngại của giới đầu tư về việc Fed nhanh chóng cắt giảm kích thích kinh tế trong thời gian tới. Những tác động đó đã làm chỉ số US Dollar Index giảm ngay từ đầu tuần và chỉ phục hồi nhẹ vào ngày thứ sáu. Điều này đã phản ánh hoàn toàn lên giá Vàng trong tuần qua.

Vì thế kết thúc tuần, kim loại quý này đã có tuần thứ 2 tăng liên tiếp nhưng với lực tăng không mạnh. Cả tuần Vàng đã tăng 16$, đóng cửa ở mốc 1318.25 USD/Oz.

Tại Nhật Bản việc công bố chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Nhật được các nhà đầu tư quan tâm nhất tuần qua. Nhưng khi BOJ công bố chính sách đã làm thất vọng các giới đầu tư vì BOJ vẫn giữ nguyên chính sách trước đó của họ. Trong khi các nhà đầu tư kỳ vọng ngân hàng trung ương Nhật sẽ có thêm kích thích kinh tế để bù đắp việc tăng thuế tiêu dùng từ đầu tháng 4. Vì vậy đồng Yên tuần qua đã tăng giá mạnh trở lại so với USD.

Tại Úc tuần qua cũng có khá nhiều thông tin quan trọng được công bố. Đầu tuần là Niềm tin kinh doanh được công bố không mấy khả quan (chỉ ở mức tăng 4 điểm). Nhưng khi các chỉ số về việc làm được công bố thì đều ở con số ấn tượng như: Lượng việc làm được tạo mới ở mốc 18.100 còn tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 5.8%. Cho nên đồng AUD đã tăng khá mạnh so với USD vào 3 ngày giữa tuần, chỉ giảm nhẹ vào đầu tuần và ngày cuối tuần giao dịch.

Tại Anh những lo ngại về giảm tốc tăng trưởng kinh tế trong tuần trước đó đã giảm bớt, khi chỉ số sản xuất được công bố đạt mức 1% ( đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 12.2013). Thêm vào đó, tại cuộc họp thường kỳ của ngân hàng trung ương Anh - BOE đã quyết định giữ nguyên chính sách kích thích kinh tế trước đây, trong đó lãi suất cơ bản vẫn ở mức thấp kỷ lục 0.5% để kích thích tăng trưởng.

Do đó đồng Bảng cũng đã có những phiên tăng mạnh tuần vừa qua so với USD và chỉ điều chỉnh vào cuối tuần.


Thông tin cơ bản công bố ngày 14.04.2014.


Vào lúc 19h30 Mỹ công bố Doanh số bán lẻ trong tháng 3. Các chuyên gia dự đoán sẽ ở mức 0.8%. Nếu như thông tin được công bố như con số trên, thì đây là mức cao nhất kể từ đầu năm 2014. Hiện tại nền kinh tế Hoa Kỳ cũng đang cho thấy sự tăng trưởng khả quan hơn, đặc biệt sau mùa đông khắc nghiệt vừa qua. Vì vậy nếu thông tin được công bố như dự đoán sẽ là chất xúc tác cho thị trường cũng như sẽ tạo ra áp lực tăng giá đồng USD trong phiên Mỹ.

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức