BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

18/7/14

Cổ phiếu rớt giá, vàng tăng giá

Thị trường chứng khoán đã nhuộm màu đỏ và đã rớt xuống giá mức thấp nhất vào ngày hôm qua. Chi số Dow rớt xuống 88 điểm, chỉ số S&P 500 rớt 14 điểm, và chỉ số Nasdaq rớt xuống 42 điểm.

Tin từ Interfax nói rằng máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysian Airlines rơi gần biên giới của Nga. Sau khi tin tức truyền đi từ trang Interfax, giá vàng đã tăng vọt rất mạnh mẽ, và chỉ số VIX cũng tăng vọt lên 10%. Đó là một buổi sáng bận rộn trước khi tin tức về việc rớt máy bay, cổ phiếu ở Châu Âu và Nga đã rớt giá sau khi Mỹ công bố sắc lệnh trừng phạt Nga.

Đây là biểu đồ của các chỉ số chứng khoán trên thế giới sau khi thông tin về việc rớt bay ở Ukraine.

 Theo Google Finance

Biểu đồ giá vàng sau khi tin tức được công bố.









15/7/14

USD tăng giá trước phiên điều trần của chủ tịch Fed

Ngày 15 và 16/7 giờ Việt Nam, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có buổi điều trần trước Quốc hội.

Đồng bạc xanh tăng giá trước phiên điều trần của chủ tịch FED

Chỉ số đôla WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác - tăng 0,03% lên 72,86 điểm.

Đầu tuần, thị trường không có nhiều số liệu kinh tế nên giới đầu tư giao dịch theo tín hiệu từ chứng khoán Mỹ và lợi suất trái phiếu. Cụ thể, lợi suất trái phiếu đã tăng trở lại sau khi giảm mạnh trong tuần trước, thúc đẩy sức hấp dẫn của USD. 

Trong bài phát biểu ngày 14/7, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho biết, euro tăng giá manh sẽ là rủi ro lớn đối với kinh tế khu vực đồng euro. 

Hiện tại, cặp tỷ giá USD/EUR gần như đi ngang so với phiên giao dịch cuối tuần trước sau bài phát biểu của ông Draghi. Euro giao dịch ở 1,362 USD/EUR. 
Diễn biến tỉ giá của USD/EUR
ECB vốn là ngân hàng có truyền thống không can thiệp vào thị trường tiền tệ đã phải thay đổi chiến thuật nhằm kiềm chế giảm phát. 
Trong khi đó, USD tăng so với yên, giao dịch ở 138,34 JPY/USD. 
Diễn biến tỉ giá của JPY/USD
Ngoài những phát biểu của chủ tịch Fed trong 2 phiên điều trần ngày 15 - 16/7 giờ Việt Nam, giới đầu tư cũng sẽ tập trung vào một chuỗi các số liệu kinh tế Mỹ, như doanh số bán lẻ, số nhà khởi công xây dựng.

Nguồn: Gafin




SPDR tăng nắm giữ vàng lên 808,73 tấn

Ngày 14/7, SPDR tiếp tục tích trữ vàng trong bối cảnh giá vàng giảm mạnh nhất 7 tháng.
Quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR mua vào gần 8,2 tấn vàng trong ngày 14/7 sau khi đã tích trữ thêm khoảng 17 tấn trong gần 1 tháng, từ ngày 16/6 đến 11/7.

Tính đến ngày 14/7, lượng vàng SPDR nắm giữ đã tăng lên 808,73 tấn, ghi nhận mức cao nhất kể từ ngày 8/4. Tuy nhiên, tổng tài sản của quỹ lại giảm xuống 33,95 tỷ USD, giảm 382,57 triệu USD so với phiên giao dịch ngày 11/7.
SPDR nâng khối lượng dự trữ 
Nguyên nhân tổng tài sản của SPDR giảm là do giá vàng giao tháng 8 giảm 30,7 USD xuống 1.306,7 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 14/7 (giờ Mỹ) sau khi căng thẳng trong hệ thống ngân hàng Bồ Đào Nha đã dịu bớt. Khối lượng giao dịch cao hơn 66% so với mức trung bình 100 ngày.

Vàng giảm giá đã kích thích giới đầu tư ồ ạt mua vào trong thời gian gần đây. Biên bản cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy, các nhà hoạch định chính sách chưa thể thống nhất thời gian tăng lãi suất sau khi kết thúc chương trình mua tài sản vào tháng 10. Ngày 7/7, Ngân hàng Goldman Sachs cùng với JPMorgan và Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ cùng dự đoán rằng, Fed sẽ tăng lãi suất sớm hơn vào quý III/2015 so với dự kiến (quý I/2016).

Trong khi đó, thị trường vàng vật chất cũng khá bất ngờ khi tân chính phủ Ấn Độ thông báo sẽ duy trì chính sách hạn chế nhập khẩu vàng trước đó. Theo đó, thuế nhập khẩu vàng tăng lên 10% so với mức 2% trước đó và 20% khối lượng vàng nhập khẩu phải được chế tác để tái xuất khẩu, nhằm kìm hãm tình trạng trượt giá của đồng rupee và giảm thâm hụt tài khoản vãng lai.
Nguồn:Gafin

14/7/14

Paul Krugman: Cần có Abenomics cho châu Âu

Paul Krugman vừa có bài trả lời phỏng vấn trên tờ Les Echos (Pháp) bình luận về động thái mới nhất của ECB cũng như giải pháp cho Eurozone nói chung.

Paul Krugman - giáo sư danh dự trường đại học Princeton, chủ nhân giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2008 - đã chỉ trích việc tiếp tục chính sách thắt lưng buộc bụng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo tại châu Âu làm theo Nhật Bản - quốc gia đã đưa ra các biện pháp đột phá, được gọi là "Abenomics" (được khởi bởi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe), nhằm đưa quốc gia châu Á này thoát khỏi bẫy giảm phát. Cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), các chính phủ các nước thành viên Eurozone cũng phải chi tiêu ngân sách nhiều hơn và kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Paul Krugman kêu gọi Eurozone tiến hành các biện pháp kích thích kinh tế đột phá và toàn diện tương tự như Abenomics của Nhật Bản

ECB: Hành động chậm trễ và ít hơn kỳ vọng
Đánh giá về một loạt các biện pháp nới lỏng tiền tệ (giảm lãi suất trong đó có lãi suất tiền gửi âm, hỗ trợ tín dụng dài hạn) vừa được ECB công bố ngày 5/6 vừa qua, Krugman cho rằng: "Tôi cảm thấy vui mừng khi thấy ECB rất nghiêm túc trong tình huống hiện nay". Ngoài ra, những tuyên bố trên có "đôi chút ít hơn mong đợi" khi những quyết định được đưa ra vào thời điểm muộn hơn so với những sự việc đã xảy ra. Krugman cho rằng các biện pháp của ECB không giải quyết được những khó khăn lớn đang tồn tại xuyên khắp các quốc gia thành viên Eurozone. 
Đặc biệt, 400 tỷ Euro hỗ trợ tín dụng dài hạn dành cho các ngân hàng (trong khuôn khổ chương trình hoạt động tái cấp vốn dài hạn theo hạn mục tiêu - TLTROs) để thúc đẩy tín dụng gia tăng thực sự là số tiền "không thấm vào đâu". Chương trình theo gói hoạt động tái cấp vốn dài hạn (LTROs) trước đó đã có trị giá lên đến 1.000 tỷ Euro nhưng vẫn thất bại trong cả hai mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và nâng cao tỷ lệ lạm phát. 
Theo Krugman, cần số tiền lớn hơn nhiều và cụ thể cần áp dụng những biện pháp khác để chuyển số tiền đó đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Eurozone. Krugman đưa ra gợi ý, chương trình nhắm đến hỗ trợ cho doanh nghiệp xử lý những khoản nợ ngắn hạn đã được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiến hành có thể là một ví dụ để châu Âu làm theo. 
Cuối cùng, ECB và Fed - hai Ngân hàng Trung ương quyền lực nhất thế giới cũng đang trải qua xu hướng khá giống nhau, tức đều theo khuynh hướng nới lỏng tiền tệ một cách mạnh mẽ, Krugman nhận xét. Tuy nhiên, ngay trong nội tại châu Âu, môi trường chính trị của các quốc gia lại rất khác nhau và điều đó lại chính là hạn chế đối với khu vực đồng tiền chung. 

Châu Âu có thể thoát khỏi bẫy giảm phát?
Thoát khỏi tình trạng lạm phát thấp là một nhiệm vụ khó khăn và dường như bất khả thi. Châu Âu cần bắt đầu những chính sách như Abenomics, nói cách khác làm như những gì Nhật Bản đã làm. Đó là ví dụ thực sự của một quốc gia đã lâm vào giảm phát và cũng có những đặc điểm chung với châu Âu như dân số đang lão hóa, cầu tiêu dùng cá nhân yếu,... Điều này có nghĩa phải từ bỏ mục tiêu lạm phát 2% bởi vì mục tiêu đó quá thấp để có thể thi hành chính sách nới lỏng tài khóa tạm thời nhằm hỗ trợ nền kinh tế và thông qua một số chương trình cải cách cấu trúc lớn và ấn tượng. 
Tuy nhiên, cho đến nay Eurozone vẫn chưa lâm vào giảm phát chung như Nhật Bản. Krugman cảnh báo: "Không được để cho tỷ lệ lạm phát chung xuống dưới 0%". Hiện con số này ở Eurozone đang ở 0,5% trong tháng 5. 
Nếu tỷ lệ lạm phát âm, sẽ thật tai hại đối với các quốc gia đang phải đối mặt gánh nặng nợ cao dù đó là nợ của hộ gia đình hay nợ của Chính phủ. Bởi lạm phát càng thấp càng làm trầm trọng hơn các vấn đề liên quan đến nợ. 
Ngoài ra, cũng không nên lầm tưởng rằng chỉ có các nước lâm vào khủng hoảng nợ trước đây mới phải đi đầu trong nỗ lực chống giảm phát trong nước. Tây Ban Nha có thể có thặng dư tài khoản vãng lai, nhưng nước này cũng không thể không lo lắng về giảm phát. Và cuối cùng nên nhớ rằng, Đức - đầu tàu kinh tế trong khối Eurozone cũng đang có tỷ lệ lạm phát quá thấp. 
Nguồn:Gafin

9/7/14

Nguồn dự trữ ngoại hối đang đổ vào Châu Á.

Hồng Kong - Ngân hàng trung ương Châu Á đã bắt được đồng dollar và các đồng ngoại tệ khác vào tháng 6 này với tốc độ nhanh nhất từ năm 2011, đưa nguồn dự trữ ngoại hối lên số 7.47 nghìn tỷ đôla, một trong những kỷ lục, trong nỗ lực bảo vệ nền tài chính trước những đợt sóng của những nguồn vốn giá rẻ. 


Dựa trên những dữ liệu mới nhất từ Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan tất cả đều đã đạt mức cao nhất, trong khi đó nguồn dự trữ dollar của Nhật đã tăng lên 1.28 nghìn tỷ đôla. Theo những chuyên gia dự đoán của Citigroup rằng Trung Quốc sẽ đạt mức dự trữ cao kỷ luật 3.99 nghìn tỷ đôla trong tuần nay. 

Sự dao động trong dự trữ ngoại hối tăng mạnh là do Bộ trưởng tài chính Jacob Lew đã tạo áp lực lên người đồng nhiệm Trung Quốc về việc thả nổi đồng nhân dân tệ theo cơ chế thị trường. Vào tuần trước, Ông Jacob Lew đã hứa với Trung Quốc sẽ giúp đỡ họ giữ giá đồng nhân dân tệ, và có rất nhiều tranh cãi rằng việc Trung Quốc tăng lượng dự trữ ngoại hối và cho rằng dự trữ đồng nhân dân tệ quá thấp.

Những nước xuất khẩu lớn nhất Châu Á đã mua một lượng tiền dollar lớn trước đó và giữ cho đồng tiền nội tệ của họ ở mức thấp nhất và cạnh tranh. Trong những năm gần đây, những ngân hàng trung ương trong khu vực đã sử dụng rất lớn lượng tiền dự trữ ngoại hối như là một vật đệm để chống lại dòng chảy của đồng tiền được tạo bởi những gói nới lỏng định lượng của các ngân hàng trung ương. Gói nới lỏng định lượng được sử dụng bởi Mỹ, Nhật và Châu Âu, trong một nỗ lực đưa một lượng tiền lớn vào nền kinh tế thông qua việc mua một lượng lớn tài sản như trái phiếu đã cho thấy những dấu hiệu rất là tích cực. 

Châu Á không được vui trong vấn đề mua lại dòng dự trữ ngoại hối,” Frederic Neuman, một trong những nhà nghiên cứu của HSBC tại Hong Kong. 

Dòng chảy của đồng tiền thật sự rất ấn tượng sau khi gói QE được tung ra. Trong khi FED đã tung ra 353 tỷ đôlả vào nền kinh tế trong năm nay trong một nỗ lực khôi phục lại sự phát triển của nền kinh tế, nhà đầu từ đã đổ vào 150 tỷ đôla vào các thị trường đang nổi trong khoảng cùng thời gian.

Còn tiếp.....


12/5/14

Dự trữ ngoại hối - Gánh nặng lớn với Trung Quốc



Khi vượt qua một mức nào đó, chi phí nắm giữ dự trữ ngoại tệ có thể vượt quá những lợi ích mà dự trữ đem lại.



Hãng tin Bloomberg trích dẫn lời nhận định của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc đang trở thành một vấn đề gây đau đầu đối với chính phủ nước này bởi có thể gây nên lạm phát trong dài hạn. Ông Lý cũng cam kết sẽ giảm thặng dư cán cân thương mại của nước này.

Quý I vừa qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng thêm 130 tỷ USD, lên mức cao kỷ lục 3.950 tỷ USD. Đây cũng là mức cao nhất thế giới.

Chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ giữ dự trữ ngoại hối ở mức hợp lý bằng cách giảm can thiệp vào thị trường tiền tệ. “Nói một cách rõ ràng thì dự trữ ngoại hối đã trở thành gánh nặng cho chúng ta, bởi dự trữ được chuyển thành tiền cơ sở và sẽ ảnh hưởng đến lạm phát”, ông Lý nói. 

Ông cũng cho rằng đối với trường hợp Trung Quốc, cán cân thương mại không cân bằng cũng khiến các biện pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô chịu nhiều sức ép. Do đó, Trung Quốc sẽ từng bước dần dần giảm thặng dư thương mại với các nước khác trên thế giới. 

Yi Gang, chuyên gia đến từ NHTW Trung Quốc, tháng 11 năm ngoái đã cảnh báo khi vượt qua một mức nào đó, chi phí nắm giữ dự trữ ngoại tệ có thể vượt quá những lợi ích mà dự trữ đem lại. Trong những tháng gần đây, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc cũng đã giảm xuống trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm tốc. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra nguy cơ lạm phát trong dài hạn, khi chính phủ giảm bớt can thiệp vào giá điện nước và tài nguyên. 

Nguồn CafeF/Trí Thức Trẻ

Giới đầu tư lại dự báo sai giá vàng khi Fed liên tục nới lỏng tiền tệ


Giới đầu tư vàng đánh giá sai về giá vàng tuần thứ 2 liên tiếp do triển vọng cắt giảm kích thích của Fed đã kéo giảm giá hợp đồng kỳ hạn.


Ngày 6/5, các quỹ tài sản tăng vị thế mua ròng dài hạn lên cao nhất kể tháng 2. 

Ngày 7/5, giá vàng giảm mạnh nhất trong 3 tuần sau khi chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen nhận định, đợt cắt giảm thứ 4 của chương trình mua trái phiếu hàng tháng mà ngân hàng trung ương đề ra là phù hợp vì nền kinh tế Mỹ đã đạt được đà tăng trưởng cơ bản và đầy đủ.

Trong 14 tuần kể từ tháng 1, giới đầu tư đã 7 lần đặt cược sai khi giá vàng giảm 8,9% sau khi chạm mốc cao nhất 6 tháng vào ngày 17/3. Bà Yellen phát biểu vào ngày 7/5 rằng, mặc dù lãi suất sẽ ở mức cận 0 thêm một khoảng thời gian đáng kể nữa nhưng các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục giảm tốc độ của chương trình mua tài sản như đã tính toán.

Giá hợp đồng kỳ hạn của vàng giảm 1,2% xuống 1.287,60 USD/ounce vào tuần trước, và tăng 7,1% trên sàn Comex tính đến thời điểm hiện tại của năm 2014. 

Theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ, vị thế mùa ròng dài hạn của vàng tăng 14% lên 102.895 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn tính đến ngày 6/5, đánh dấu mức cao nhất 5 tuần. Các hợp đồng ngắn hạn đặt cược vào sự giảm giá của vàng giảm 1,3% xuống 28.320 hợp đồng.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã cắt giảm thêm 10 tỷ USD chương trình mua trái phiếu hàng tháng. Ngày 5/5, Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ tiếp tục giảm xuống 1.050 USD/ounce vào cuối năm 2014 do nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ.

Ngày 8/5, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm 26.000 đơn xuống 319.000 đơn tính đến ngày 3/5. Nắm giữ của các quỹ ETF vàng giảm tuần thứ 8 liên tiếp và là đợt giảm dài nhất kể từ tháng 1/2014.

Ngày 7/5, bà Yelllen cho biết, kinh tế Mỹ vẫn cần điều tiết tiền tệ ở mức độ cao do thị trường nhà đất suy thoái cùng với căng thẳng địa chính trị leo thang.

Giá vàng đã chạm mốc cao nhất 3 tuần vào ngày 5/5 do nhu cầu về vàng với tư cách là tài sản trú ẩn tăng cao khi chính phủ Ukraine và các phần tử ly khai thân Nga xảy ra bạo lực dẫn đến thương vong. Phương Tây tiếp tục áp dụng những biện pháp trừng phạt Nga vì cho rằng nước này là nguyên nhân gây ra bất ổn tại miền đông Ukraine sau khi sáp nhập Crimea vào tháng 3.


Nguồn Theo DVO/ Bloomberg

8/5/14

Thị trường lao dốc, VN-Index mất hơn 34 điểm


Phiên giảm điểm sáng nay có thể coi là một trong những phiên giảm điểm mạnh nhất từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu hoạt động.

Sàn HNX chốt phiên sáng với gần 81 triệu đơn vị được chuyển giao. Chỉ số HNX-Index giảm 5,3 điểm, tương ứng 6,92%, tạm dừng tại 71,26 điểm.

Toàn thị trường kết phiên sáng chỉ còn lại vỏn vẹn 19 mã tăng điểm nhưng các mã này cũng chỉ được giao dịch rất ít. Trong khi đó, số mã giảm điểm ở mức 489 mã với 346 mã giảm sàn. Phiên giảm điểm sáng nay có thể coi là một trong những phiên giảm điểm mạnh nhất từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu hoạt động.

Điểm nhấn hỗ trợ trong phiên sáng nay là khối ngoại tham gia mua vào khá tích cực. Kết phiên sáng, khối này mua vào hơn 8,5 triệu cổ phiếu trên HOSE và hơn 2 triệu cổ phiếu trên HNX. Đây là phiên mua vào mạnh thứ 5 kể từ đầu quý 2 đến nay và là phiên mua vào mạnh nhất trong 2 tuần trở lại.

11h18: Giảm gần 35 điểm

Vào thời điểm này, chỉ số VN-Index giảm 34,54 điểm, tương ứng 6,17%, tạm giao dịch quanh 525,43 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 100 triệu đơn vị, tương ứng 1.900 tỷ đồng.

Trên cả hai sàn có 334 mã giảm sàn.

11h03: Thị trường chưa ngừng rơi, VN-Index giảm hơn 32 điểm

VN-Index đang giảm 32,28 điểm vào lúc 11h03, tương ứng giảm 5,76% và xuyên thủng mốc 530 điểm để tạm giao dịch quanh 527,69 điểm.

Chỉ số HNX-Index giảm 4,98 điểm, hay 6,5%, giao dịch quanh 71,57 điểm.

10h47: VN-Index lại giảm hơn 30 điểm

279 mã giảm sàn và VN-Index giảm 30,34 điểm, gần bằng mức giảm vào lúc 9h34. HNX-Index thì đã giảm hơn 6%.

Sau khoảng thời gian bắt đáy khi thị trường giảm hơn 30 điểm, lực mua cho dấu hiệu cạn dần, trong khi đó, lực bán tiếp tục gia tăng đẩy chỉ số quay lại mức giảm hơn 30 điểm.

Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức hơn 152 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2.116 tỷ đồng.

Tính từ thời điểm VN-Index giảm hơn 30 điểm đến 10h40, khối lượng giao dịch đã tăng gần 100 triệu đơn vị cho thấy lực cầu mua vào vẫn còn hiện diện. Tuy nhiên, tâm lý lo ngại đợt giảm làm lực cầu bắt đáy này dần cạn kiệt, trong khi đó, lực bán tỏ ra rất dứt khoát đưa hàng loạt cổ phiếu về dư bán ở mức giá sàn.

10h38: 244 mã giảm sàn

Hai sàn có 244 mã giảm sàn với hiện tượng “trắng bên mua” bắt đầu xuất hiện trên diện rộng.

Chỉ số VN-Index theo đó đang giảm 26,77 điểm, tương ứng 4,78%, giao dịch quanh 533 điểm. Trong khi đó, HNX-Index lại giảm mạnh hơn khi mất 4,32 điểm, hay 5,64%, giao dịch quanh 72,24 điểm.

10h05: Cổ phiếu ngành Chứng khoán giảm hơn 7%

Lực hồi mặc dù xuất hiện nhưng chưa đủ để kéo thị trường. Tính đến 10h05, chỉ số VN-Index giảm 23,08 điểm, tương ứng 4,12% về 536,89 điểm. Còn HNX-Index giảm 3,67 điểm, tương ứng 4,79% về còn 72,89 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức 102 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.300 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngành Chứng khoán đang bị bán mạnh nhất, tính đến thời điểm hiện tại ngành này giảm 7,22% với hàng loạt cổ phiếu lớn trong ngành như BVS, KLS, SSI, HCM, AGR,… nằm sàn hay ngấp nghé mức sàn.

Một số ngành dẫn dắt khác như Ngân hàng, Bảo hiểm, Khai khoáng, Bất động sản, Xây dựng cũng đều giảm trên 4%. Toàn thị trường chỉ có vỏn vẹn 22 mã tăng điểm. Trong khi đó, số mã giảm điểm hơn 414 mã với 191 mã giảm sàn.


Bảng các nhóm ngành tính đến 10h05 phiên ngày 08/05


9h50: Đà giảm thu hẹp

Thị trường đang cho dấu hiệu phục hồi trở lại, những cổ phiếu cơ bản tốt đang là tâm điểm được mua vào đáng kể. Có thể kể đến một số cổ phiếu với lực mua đang dần gia tăng mạnh như GAS, SSI, HAG, DPM,… Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu đầu cơ như AGR, FLC, ITA, OGC,… cũng đang được nhà đầu tư quan tâm mua vào trở lại.

Khối ngoại đến thời điểm hiện tại cũng tham gia mua vào nhưng không quá mạnh. Giao dịch tích cực ở một số cổ phiếu như GAS, HCM, HPG, PVD, VCB,…

VN-Index theo đó chỉ còn giảm 17,83 điểm, tương ứng 3,18%, tạm lấy lại mốc 540 điểm. Khối lượng giao dịch trên HOSE đạt hơn 44 triệu đơn vị, tương ứng 715 tỷ đồng.

Trên HNX, hơn 36 triệu đơn vị đã được chuyển giao nhưng chỉ số HNX-Index vẫn chưa cho thấy sự hồi phục khi vẫn giảm 4,11%, tạm giao dịch quanh 73,41 điểm.

9h34: VN-Index giảm 30,5 điểm, tương ứng giảm 5,44%, giao dịch quanh 529,48 điểm.
Diễn biến VN-Index đầu phiên 08/05/2014


Nguồn: VietstockTrader

9h30: VN-Index đã mất gần 29 điểm, tương ứng 5,14%. Toàn sàn HOSE có 112 mã giảm sàn.

9h24: VN-Index giảm gần 17 điểm, tương ứng hơn 3%, tạm lùi về dưới 540 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 2,77 điểm, hay 3,69%, tạm giao dịch quanh 73,69 điểm.

Việc giảm mạnh ngay đầu phiên càng làm tâm lý nhiều nhà đầu tư trở nên hoang mang, chính vì thế lực bán xảy ra khá dứt khoát đưa hàng loạt cổ phiếu giảm sàn kéo thị trường giảm gần 30 điểm chỉ trong hơn 30 phút đầu giao dịch. Đây có thể là phiên giảm điểm mạnh nhất trong suốt quá trình giao dịch của thị trường chứng khoán.

Thông tin tác động lúc này là việc một vài ông lớn có kết quả kinh doanh không mấy khả thi như GAS với kết quả công ty mẹ lãi ròng giảm cả nghìn tỷ trong quý 1/2014 hay REE lãi ròng hợp nhất giảm gần 40%,…

Tuy nhiên, một thông tin bên lề về tình hình căng thẳng trên biển Đông (Trung Quốc đặt giàn khoan trên phần lãnh thổ của Việt Nam) cũng làm nhà đầu tư trở nên lo lắng nhiều phần.


Nguồn Internet

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức