Theo số liệu của Bloomberg, từ giữa năm 2007 tới giữa năm 2013, nợ toàn cầu đã tăng thêm 30.000 tỷ USD, từ mức 70.000 tỷ USD.
Tổng nợ toàn cầu đã tăng hơn 40% lên 100 nghìn tỷ USD kể từ khi những dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất hiện, khi các chính phủ vay mượn để vực nền kinh tế khỏi suy thoái và các doanh nghiệp tận dụng lãi suất thấp kỷ lục, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết.
Theo số liệu của Bloomberg, từ giữa năm 2007 tới giữa năm 2013, nợ toàn cầu đã tăng thêm 30.000 tỷ USD, từ mức 70.000 tỷ USD. Trong cùng kỳ, giá trị cổ phiếu đã giảm 3.860 tỷ USD xuống còn 53.800 tỷ USD. Số liệu nợ tăng được tính toán bởi Basel, BIS trong bản tổng kết hàng quý của mình tương đương gần 2 lần GDP Mỹ.
Vay nợ đã tăng vọt khi các ngân hàng trung ương giảm lãi suất cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng sau sự sụp đổ của thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn Mỹ, Ngân hàng Lehman Brothers phá sản, đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại Suy thoái. Lợi suất của tất cả các loại trái phiếu, từ chính phủ tới doanh nghiệp, thế chấp, ở mức trung bình khoảng 2%, giảm mạnh từ mức hơn 4,8% năm 2007, theo chỉ số thị trường toàn cầu của Bank of America Merrill Lynch.
Chuyên gia phân tích Branimir Gruic và nhà kinh tế Andreas Schrimpf tại BIS nhận định, việc tăng đáng kể chi tiêu chính phủ trong những năm gần đây đã khiến các chính phủ (bao gồm chính quyền trung ương, bang, địa phương) đã trở thành những tổ chức phát hành nợ lớn nhất.
Theo Bloomberg, dẫn nguồn số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, số nợ chính phủ Mỹ quá hạn có thể bán được đã tăng lên mức kỷ lục 12.000 tỷ USD, từ mức 4.500 tỷ USD cuối năm 2007. Doanh số trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu cũng tăng trong cùng giai đoạn, với số lượng phát hành lên tới hơn 21.000 tỷ USD.
Lo ngại rằng nợ lớn sẽ khiến các nhà đầu tư toàn cầu tránh khỏi thị trường nước mình, nhiều quốc gia đã dùng tới các biện pháp thắt lưng buộc bụng như giảm chi tiêu và tăng thuế, kiểm soát nền kinh tế trong quá trình họ nỗ lực để khôi phục lại trật tự tài chính từng bỏ để chống chọi với suy thoái toàn cầu.
Việc điều chỉnh ngân sách là để bỏ qua các thanh toán lãi suất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cuối năm ngoái cho rằng các gọi là thâm hụt cơ bản trong nhóm các nước G7 đã chạm mức trung bình 5,1% trong năm 2010 - thời điểm cũng đã được điều chỉnh để bỏ qua những biến động kinh tế lớn. IMF dự báo, con số này sẽ giảm xuống 1,2% trong năm nay.
Trong giai đoạn từ 2010 tới 2013, hoạt động cắt giảm chi tiêu lớn chưa từng có, lên tới tương đương 3,5% GDP Mỹ và 3,3% GDP khu vực đồng euro, chuyên gia kinh tế quốc tế hàng đầu tại Barclays London, Julian Callow cho biết.
BIS là tổ chức của 60 ngân hàng trung ương và quản lý Ủy ban Basel giám sát hoạt động ngân hàng, một nhóm các nhà quản lý và ngân hàng trung ương đưa ra các tiêu chuẩn vốn toàn cầu.
Dân Việt/Bloomberg
Đăng nhận xét