BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngan hang trung uong Chau Au. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngan hang trung uong Chau Au. Hiển thị tất cả bài đăng

7/5/14

Vũ khí mạnh hơn cả lệnh trừng phạt của Mỹ


Chính sách thuế mới áp dụng đối với các ngân hàng nước ngoài được Mỹ sử dụng làm vũ khí đe dọa Tổng thống Nga Putin.


Trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực trừng phạt Nga vì động thái của nước này ở Ukraine, Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị triển khai một vũ khí kinh tế có thể khiến Nga phải gánh nhiều thiệt hại hơn so với các lệnh trừng phat: Sở thuế vụ Hoa Kỳ (IRS).

Mùa hè này, Mỹ có kế hoạch bắt đầu áp dụng luật mới khiến các ngân hàng Nga sẽ phải chịu nhiều chi phí hơn khi kinh doanh ở Mỹ. 

“Đây là một thỏa thuận lớn”, Mark E. Matthews – cựu ủy viên của IRS – nhận định. Ông cho rằng chính sách này sẽ tạo nên sự mơ hồ trong cộng đồng ngân hàng Nga. 

Năm 2010, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật nhằm ngăn chặn tình trạng tình trạng trốn thuế của người nước ngoài. Bắt đầu từ tháng 7 tới, các ngân hàng Mỹ được yêu cầu phải đánh thuế 30% vào một số khoản thanh toán chuyển đến các định chế tài chính ở nước ngoài. Loại thuế này được miễn chỉ khi các ngân hàng nước ngoài này có thỏa thuận chia sẻ thông tin về chủ tài khoản với IRS. Đồng thời, chính sách thuế mới được áp dụng chủ yếu với thu nhập từ đầu tư.

Nga và khoảng một chục quốc gia khác đang nỗ lực đàm phán thỏa thuận chia sẻ thông tin với Mỹ nhằm tránh loại thuế nặng nề này. 

Tuy nhiên, sau khi Crimea được sáp nhập vào Nga và phong trào lý khai ở miền Đông Ukraine dâng cao, Bộ Tài chính Mỹ đã lặng lẽ ngừng đàm phán kể từ tháng 3. Và, với thời hạn 1/7 đang cận kề, các ngân hàng Nga giờ đây lo ngại cái giá để đầu tư ở Mỹ chắc chắn sẽ tăng lên. 

Áp dụng luật mới có nghĩa là các ngân hàng Nga mua chứng khoán Mỹ sau ngày 1/7 sẽ phải chịu mức thuế 30% đánh vào lãi suất và cổ tức. Loại thuế này áp dụng với cổ phiếutrái phiếu, trong đó có trái phiếu Kho bạc Mỹ. Một số tài khoản đã sở hữu các loại tài sản này từ trước có thể được miễn thuế, nhưng số đó chiếm tỷ lệ không lớn.

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ sử dụng các định chế tài chính Nga để tiến hành giao dịch cũng phải chịu thuế. Họ có thể nộp đơn lên IRS để được hoàn thuế, nhưng quá trình này gây nhiều bất tiện. 

Theo Matthews, đây là một vấn đề lớn vì chính sách mới làm giảm khả năng cạnh tranh của các định chế tài chính Nga và do đó dòng vốn có thể tháo chạy khỏi các tổ chức này.


Mỹ và Nga là những đối tác thương mại quan trọng của nhau. Năm ngoái, Mỹ nhập khẩu 27 tỷ USD hàng hóa từ Nga và xuất khẩu 11 tỷ USD hàng hóa sang Nga. 

Nếu quá trình đàm phán không có tiến triển, loại thuế mới này được mở rộng hơn nữa vào năm 2017.
Hơn 50 quốc gia đã đạt được thỏa thuận chia sẻ thông tin với Mỹ và trong số này có cả những nước vốn nổi tiếng về tính bảo mật của hệ thống ngân hàng như Thụy Sĩ và đảo Cayman. 

Đối với Nga, chính sách này sẽ gây nhiều thiệt hại hơn cả các lệnh trừng phạt. Trong khi lệnh trừng phạt chỉ giới hạn ở một số cá nhân và ngân hàng mục tiêu, chính sách này áp dụng với mọi thành phần trên thị trường. 

Bộ Tài chính Mỹ từng nói các ngân hàng Nga vẫn có thể tự áp dụng thỏa thuận chia sẻ thông tin về các chủ tài khoản trực tiếp với IRS. Tuy nhiên, các ngân hàng này sẽ đứng trước rủi ro vi phạm luật bảo vệ thông tin cá nhân của Nga. 

Đây là vấn đề mà các ngân hàng trên khắp thế giới đang gặp phải, nhưng các ngân hàng Nga còn có một thử thách khác: thời gian. Tháng 6 tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố danh sách các ngân hàng nước ngoài được miễn trừ.


Theo Trí Thức Trẻ/AP

Kinh doanh tại khu vực đồng euro đạt mức cao nhất trong 3 năm


Hoạt động kinh doanh của khu vực đồng euro tăng trưởng mạnh mẽ nhờ số đơn hàng mới và hàng tồn kho tăng lên, thị trường việc làm tăng trưởng trở lại.



Theo Markit, chỉ số PMI chính thức của khu vực đồng euro đã tăng lên 54 điểm trong tháng 4, cao hơn so với tháng 3 với 53,1 điểm. Con số này đánh dấu tháng tăng trưởng thứ 10 liên tiếp lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2011 của hoạt động kinh doanh tại khu vực.

Ireland và Tây Ban Nha là hai nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực ở cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng 4, trong đó, chỉ số PMI của Ireland chạm mốc cao nhất trong 8 năm và của Tây Ban Nha chạm mốc cao nhất trong 7 năm. 

Đức và Ý cũng chứng kiến đợt tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh và số đơn hàng mới trong khi Pháp là nền kinh tế duy nhất đi ngược lại xu hướng này với tăng trưởng sản lượng sản xuất trì trệ và hoạt động kinh doanh mới suy yếu nhẹ. 

Số việc làm tại khu vực đồng euro tăng lần thứ 2 liên tiếp trong 3 tháng qua trong tháng 4 với tốc độ tăng trưởng khá khiêm tốn. 


Nguồn Theo DVO/CNBC

6/5/14

USD đi ngang trước dự đoán về thời điểm Fed tăng lãi suất


Giới đầu tư tập trung vào các số liệu kinh tế và bài phát biểu của các quan chức Fed về thời điểm tăng lãi suất.


Lĩnh vực dịch vụ và các công ty trong lĩnh vực phi sản xuất của Mỹ đã đạt được đà phục hồi trong tăng trường vào tháng 4 với chỉ số phi sản xuất của Viện quản lý nguồn cung lên mức cao nhất trong 6 tháng.

Số việc làm mà nền kinh tế Mỹ tạo ra đạt mức cao nhất trong hơn 2 năm trong tháng 4, khiến thị trường ngày càng tin tưởng vào sự phục hồi của thị trường lao động. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, để USD vượt ra khỏi phạm vi tỷ giá giao dịch gần đây đối với các đồng tiền mạnh thì số liệu kinh tế cần phải mạnh mẽ hơn nữa, đủ để buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đẩy nhanh hơn quá trình cắt giảm chương trình mua trái phiếu hoặc thay đổi quan điểm về việc tăng lãi suất. Hiện tại, Fed quyết định giữ nguyên mức lãi suất cận 0 thêm một thời gian đáng kể nữa sau khi kết thúc chương tình mua trái phiếu. 

Tình trạng bạo lực vẫn tiếp tục leo thang vào cuối tuần trước và một xung đột bùng nổ tại Slovyansk vào ngày 5/5 do lực lượng ly khai thân Nga cầm đầu.

Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh - giảm xuống 79,505 điểm. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác - giảm xuống 72,81 điểm.

USD giảm nhẹ giao dịch ở 102,13 JPY/USD. Thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ vào ngày 5/5.


Giao dịch ngoại hối khá yên ắng do giới đầu tư chờ đợi dữ liệu và quyết định của các ngân hàng trung ương có thể sẽ thay đổi quan điểm trên thị trường như thời điểm tăng lãi suất tại Mỹ và Anh hay thực hiện nới lỏng hơn nữa của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Giai đoạn biến động ít đã khiến giới đầu tư quay sang với các đồng tiền lợi suất cao hơn của khối thị trường mới nổi.

USD tăng 1,1% so với real của Brazil.

Euro tăng không đáng kể với USD ở 1,3876 USD/EUR với giá sản xuất của khu vực đồng euro giảm 0,2% trong tháng 3. 


Bảng Anh gần như không đổi so với USD, giao dịch ở 1,6870 USD/GBP. Thị trường ở London đóng cửa nghỉ lễ vào ngày 5/5.


Trong khi đó, số liệu sản xuất tiêu cực của Trung Quốc lại khiến thị trường châu Á giảm điểm. Theo số liệu HSBC và Markit Economics công bố ngày 5/5, chỉ số PMI của Trung Quốc đạt 48,1 điểm trong tháng 4, nhỉnh hơn so với 48 điểm của tháng 3 và thấp hơn so với ước tính của Bloomberg News. 

Đô la Úc tăng so với USD, giao dịch ở 92,75 USD/AUD.




Nguồn Theo DVO/ Market Watch

30/4/14

USD tăng so với euro sau số liệu lạm phát của Đức


Lạm phát của Đức giảm thấp, dấy lên lo ngại về lạm phát thấp của khu vực đồng euro, ECB sẽ nới lỏng hơn nữa nếu lạm phát kéo dài.




Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD so với 6 đồng tiền mạnh - tăng lên 79,814 điểm. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh - tăng lên 73,08 điểm.


Euro giảm so với USD xuống giao dịch ở 1,3809 USD/EUR. Lạm phát HICP sơ bộ của Đức tăng 1.1% trong tháng 4, thấp hơn so với ước tính là 1,3%. Lạm phát của toàn bộ khu vực đồng euro sẽ được công bố vào ngày 30/4.



USD - EUR

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt mục tiêu lạm phát chỉ dưới 2% trong trung hạn. Các quan chức ECB nhấn mạnh rằng, tỷ giá của euro cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến lạm phát đồng thời, cho rằng, nới lỏng định lượng là lựa chọn chính sách hợp lý. Ngoài ra, số liệu về nguồn cung tiền cũng kéo giảm euro. 

Trong khi đó, chỉ số giá nhà đất Case-Shiller tại Mỹ không đổi trong tháng 2 trong khi niềm tin tiêu dùng của Mỹ giảm xuống 82,3 điểm trong tháng 4. Ngày 30/4, Mỹ sẽ công bố GDP quý I và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ công bố biên bản cuộc họp chính sách tháng 4. Ngày 2/5, báo cáo việc làm cũng sẽ được công khai.

Bảng Anh tăng so với USD lên 1,6829 USD/GBP. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Anh tăng 0,8% trong quý I, thấp hơn rất nhiều so với 3,1% cùng kỳ năm 2013. 

USD - GBP

USD tăng giá so với yên, giao dịch ở 102,63 JPY/USD.

JPY - USD


Đô la Úc tăng so với USD, giao dịch ở 92,68 USD/AUD.
USD - AUD



Nguồn Theo DVO/ Market Watch

28/4/14

Cổ phiếu năng lượng bùng nổ có thể kéo phố Wall tăng điểm


Kể từ cuối tháng 2, động lực tăng giá của thị trường chủ yếu giá cổ phiếu của các công ty dầu mỏ.

Năng lượng là nhóm ngành hiệu quả nhất trong chỉ số S&P 500 kể từ ngày 25/2 khi giới đầu tư bắt đầu ổ ạt bán tháo các cổ phiếu công nghệ sinh học và cổ phiếu giá cao. Cổ phiếu của lĩnh vực này dự kiến sẽ tăng cao khi các công ty năng lượng lớn như Exxon, Chevron và ConocoPhillips báo cáo doanh thu vào tuần này. 

Xu hướng xoáy vào giá trị của các lĩnh vực sẽ hạn chế hoạt động bán tháo trên thị trường và theo Morgan Stanley, xu hướng này sẽ vẫn còn tiếp tục.

Theo Lipper thuộc công ty Thomson Reuters, các quỹ đầu tư vào lĩnh vực năng lượng đã thu hút dòng vốn trong 9/10 tuần qua và trung bình đạt 488,9 triệu USD trong 4 tuần gần đây. Đây là con số cao nhất kể từ tháng 3/2011.

Xét về tổng doanh thu, doanh thu của ngành năng lượng đã tăng hơn 7% kể từ ngày 25/2 so với mức chỉ hơn 2% của chỉ số S&P 500 và mức giảm 1,8% của ngành y tế - ngành kém nhất tại thời điểm đó.

Mike O'Rourke, chiến lược gia thị trường tại công ty giao dịch Jones, nhận định, về bản chất, những công ty năng lượng lớn - chi trả cổ tức và duy trì các chương trình mua lại - sẽ không bị thua lỗ nếu giá cả hàng hóa cơ bản tiếp tục tăng cao.

Trong chỉ số Dow Jones và S&P 500, cả hai Exxon và Chevron đều đứng trong danh sách 10 công ty chỉ trả cổ tức hoàn toàn bằng USD. Với tỷ lệ giá/ doanh thu là 14,2 - thấp hơn nhiều so với mcs 17,8 của S&P 500, ngành năng lượng sẽ tiếp tục thu hút giới đầu tư khi thị trường tiếp tục xoáy vào giá trị. 

Faisel Khan, chuyên gia phân tích chứng khoán dầu cấp cao tại Citi, cho biết, rất nhiều công ty dầu lớn đang bước vào giai đoạn tiếp theo trong chu kỳ phát triển khi cả lợi nhuận và chi phí đều được nhấn mạnh hơn.

Đầu tuần trước, Halliburton - nhà cung cấp dịch vụ về dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới, cho biết, khách hàng đang đẩy mạnh chi tiêu cho việc khoan dầu và hoàn thành các giếng khoan nhờ ngân sách tăng lên. Schlumberger và Baker Hughes cũng cho biết, thị trường dầu mỏ tại Bắc Mỹ sẽ có cải thiện.

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, công suất trong lĩnh vực chiết tách dầu hiện tại đạt 99,2% tổng công suất, vượt xa so với mức trung bình của 40 năm là 92%.

Tính đến thời điểm hiện tại của mùa báo cáo doanh thu, 14 công ty năng lượng đã công bố kết quả, trong đó 11 công ty (79%) có doanh thu vượt ước tính.

Lịch sự kiện tuần 28/4 - 3/5

Ngày
Quốc gia
Thời gian
Sự kiện
28/4
Nhật Bản
7h50
Doanh số bán lẻ
29/4
Mỹ
22h00
Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Conference Board
EU
16h00
Cung tiền M3, nợ tư nhân
30/4
Nhật Bản
7h15
Chỉ số PMI sản xuất
7h50
Sản lượng sản xuất sơ bộ
9h30
Doanh thu tiền mặt trung bình năm
Dự kiến
Tuyên bố chính sách tiền tệ
14h00
Báo cáo triển vọng của BOJ
Dự kiến
Họp báo của BOJ
Mỹ
20h15
Thay đổi số liệu việc làm của ADP
20h30
GDP quý, chỉ số chi phí việc làm theo quý báo trước
22h30
Tồn kho dầu thô
1/5
Mỹ
2h00
Thông báo của FOMC, lãi suất của các quỹ liên bang
Trung Quốc
9h00
Chỉ số PMI sản xuất
Mỹ
19h30
Cắt giảm việc làm theo năm
20h30
Phát biểu của chủ tịch Fed, đơn xin trợ cấp thất nghiệp, chỉ số giá PCE theo tháng, tiêu dùng và thu nhập cá nhân theo tháng
21h00
Chỉ số PMI sản xuất chính thức
22h00
Chi tiêu xây dựng, chỉ số PMI sản xuất và giá sản xuất ISM
22h30
Dự trữ khí đốt tự nhiên
EU
Từ ngày 1 – 5/ 5
Dự báo kinh tế EU
2/5
Nhật Bản
7h30
Chi tiêu hộ gia đình, tỷ lệ thất nghiệp
7h50
Cơ sở tiền tệ
EU
16h00
Chỉ số PMI sản xuất chính thức
17h00
Tỷ lệ thất nghiệp
Mỹ
20h30
Thay đổi số liệu việc làm phi nông nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp
22h00
Đơn hàng sản xuất
3/5
Trung Quốc
9h00
Chỉ số PMI phi sản xuất

Nguồn Theo DVO/ Reuters

27/4/14

USD tăng so với rúp khi căng tăng tại Ukraine leo thang


USD lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần so với rúp do tình hình bạo lực giữa Nga và Ukraine gia tăng trở lại.

Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh khác - giảm xuống 79,763 điểm. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD so với nhiều đồng tiền mạnh khác - không thay đổi nhiều so với ngày 24/4, ở 73,05 điểm.

Ngày 25/4, các quan chức tại Ukraine cho biết sẽ triển khai lực lượng nhằm cô lập thành phố ở miền đông bị các phần tử ly khai thân Nga chiếm giữ. Tổng thống Ukraine cáo buộc Nga muốn khiêu khích, kích thích bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 3. Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Kerry cũng cảnh báo Tổng thống Nga nên rút lui khỏi Ukraine nếu không muốn phải hứng chịu thêm các biện pháp trừng phạt mới.

USD giao dịch ở 36,032 RUB/USD, mức giá cao nhất kể từ ngày 15/4 và cao hơn so với phiên giao dịch cuối ngày 25/4 là 25,776 RUB/USD. Tính đến thời điểm hiện tại, USD đã tăng 9,4% so với rúp.

RUB - USD


Đây là kết quả của việc S&P hạ xếp hạng tín nhiệm của Nga khi nhận thấy khả năng dòng vốn chảy ra khỏi Nga sẽ tiếp tục tăng lên, triển vọng tăng trưởng suy giảm trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Ukraine. Ngân hàng trung ương của Nga khiến thị trường phải sửng sốt khi tăng lãi suất cho vay lên 7,5% vào ngày 25/4.

USD giảm xuống so với yên, giao dịch ở 102,14 JPY/USD. Tuần này, lợi suất trái phiếu của Mỹ giảm thấp là áp lực chính giúp yên tăng giá so với USD. Giới đầu tư không bị ảnh hưởng bởi số liệu tích cực của Mỹ vì cho rằng, các con số này sẽ không khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đẩy nhanh kế hoạch cắt giảm gói nới lỏng định lượng.

JPY - USD


Ngoài ra, bảng Anh cũng dao động nhẹ so với USD, giao dịch ở 1,6804 USD/GBP, nhỉnh hơn so với 1,6801 USD/GBP vào cuối ngày 24/4 nhờ doanh số bán lẻ trong tháng 3 của Anh tăng 0,1% trái ngược với dự báo là giảm 0,5%.

USD - GBP


Euro cũng tăng nhẹ so với USD với 1,3836 USD/EUR. 

USD - EUR


Đô la Úc tăng lên giao dịch ở 92,69 USD/AUD.

USD - AUD


Nguồn Theo DVO

24/4/14

NHTW - Quyền lực sau khủng hoảng (P1): Những người bẻ lái

6 tuần 1 lần, những người quyền lực lại nhóm họp. Họ được xem là những người thao túng thế giới, cả trên thị trường và chính trường.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trung ương (NHTW) đã mạnh tay cắt giảm lãi suất, mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ và ứng cứu các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đến nay đã dùng “hết sách” nhưng kết quả vẫn không mấy khả quan. Phải chăng quyền lực của các NHTW đã giảm sút.

6 tuần 1 lần, những người quyền lực nhất trong nền kinh tế toàn cầu lại gặp nhau trên tầng 18 của một tòa nhà xấu xí gần trạm xe lửa ở thành phố Basel, Thụy Sĩ. Họ được xem là những người thao túng thế giới, cả trên thị trường và chính trường.

Cuộc họp quyền lực

Nhóm quyền lực bao gồm Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) Janet Yellen và người đồng nhiệm ở NHTW châu Âu (ECB), ông Mario Draghi, cùng 16 quan chức tiền tệ hàng đầu khác đến từ Bắc Kinh, Frankfurt (Đức), Paris và nhiều nơi khác. Họ bỏ ra gần 2 giờ để trao đổi quan điểm trong một buổi tranh luận do Thống đốc NHTW Mexico Agustín Carstens cầm trịch.

Không ai ghi lại biên bản nhưng các nhà quản lý tiền tệ thế giới có ảnh hưởng nhất cho biết cuộc họp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mở rộng kiến thức của họ. Những cuộc họp như vậy đã có từ rất lâu. Theo nhiều người, qua những cuộc họp này họ thiết đặt lãi suất và kiểm soát cung tiền, giám sát các chính phủ và ngân hàng. Thậm chí họ được công chúng xem như những siêu sao. Họ quyết định những gì xảy ra trên thị trường, chính trường và thao túng cả hành tinh.
`

TP Basel - nơi diễn ra những cuộc họp của các lãnh đạo NHTƯ.

Nhưng kể từ khi nhiều NHTW giảm lãi suất gần bằng không, mua nợ và ứng cứu các ngân hàng, sự bất đồng ngấm ngầm len lỏi vào các cuộc bàn luận thường kỳ. Những cuộc thảo luận nội bộ của họ ít mang lại ấn tượng thành công. Các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn tăng trưởng ì ạch; ngân hàng, hộ gia đình và các chính phủ vẫn ngập sâu trong nợ; các ngân hàng sử dụng chính sách tiền tệ không theo quy ước ngày một nhiều hơn.

Các chuyên gia tiền tệ từ những nền kinh tế mới nổi đã phàn nàn rằng các biện pháp của châu Âu và Mỹ đã đẩy mạnh dòng tiền đầu cơ không mong muốn. Hay tại Mỹ, thành viên của Ban Thống đốc FED đang tranh cãi quanh việc có nên chấm dứt việc chi hàng ngàn tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ hay không. Tại Anh, NHTW khiến công chúng mơ hồ với những công bố trái ngược về các quyết định lãi suất tương lai.

Và ở EU, sự chia rẽ của các cơ quan giám sát tiền tệ của Hội đồng ECB khiến cuộc chiến đẩy lạm phát trở nên khó khăn. Tại cuộc họp gần đây nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington, các chuyên gia chính sách tài chính và nhà điều hành ngân hàng thúc giục các thống đốc NHTƯ tiếp tục duy trì chính sách tiền rẻ. Các chính sách được bàn đến là mua thêm trái phiếu, duy trì lãi suất thấp và những giao dịch của NHTW liên quan đến chứng khoán nợ thế chấp.

Chiến binh đơn độc

Nếu có một cao bồi trong hàng ngũ các nhà NHTW toàn cầu, thì đó là Richard Fisher, Chủ tịch FED chi nhánh Dallas. Thần tượng của Fisher là Paul Volcker, Chủ tịch FED từ những năm 1980, người đã tính cực trục xuất bóng ma lạm phát ra khỏi Hoa Kỳ. Ngược lại mong muốn của Tổng thống Jimmy Carter và phần đông công chúng, ông đẩy lãi suất cơ bản lên những mức cao kỷ lục.

Điều này dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế nặng, nhưng cũng chấm dứt tình trạng lạm phát 2 con số. Đối với Fisher, Volcker thuộc vào hàng ngũ "các vị thánh của chính sách tiền tệ". Nhưng kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính, kịch bản đối với các nhà NHTW không còn chứa những yếu tố như các bộ phim của phương Tây, mà giống loạt phim "Phòng cấp cứu" của Mỹ hơn.

Không ai nhận thức điều này rõ hơn Fisher, người đã có mặt trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt sau sự sụp đổ của Lehman, khi chính phủ đã phải ứng cứu các ngân hàng lớn và bảo vệ các khu vực tài chính khỏi sụp đổ. Lãi suất đã giảm xuống gần như bằng không và chính phủ đã mua trái phiếu kho bạc trên quy mô lớn.

Các nỗ lực cứu hộ cuối cùng đã thành công, nhưng bệnh nhân vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Nền kinh tế chỉ từ từ nhích lên và nhiều nhà máy vẫn không hoạt động hết công suất. Điều này khiến một số đồng nhiệm của Fisher trong Ban Thống đốc FED ủng hộ bơm thêm tiền vào nền kinh tế.

Fisher thì ngược lại, ông cảm thấy bối rối khi FED đã chi tới 18.000 tỷ USD - tương đương 1/4 tòa bộ nợ công Mỹ - để mua trái phiếu và chứng khoán thế chấp nhưng hiệu quả quá ít ỏi. Đó là do phần lớn số tiền được bơm ra lĩnh vực tài chính không đến được khu vực tư nhân dưới dạng tín dụng cho vay như các nhà NHTW mong đợi.

Thay vào đó, nó chảy vào thị trường chứng khoán, nơi giá đã đạt những mức cao đáng lo ngại trong những tháng gần đây. Thị giá chứng khoán nay đã xấp xỉ những mức như trước ngày Thứ sáu Đen năm 1929 và vụ vỡ bong bóng dotcom 70 năm sau đó. Tuy nhiên, Fisher hiện như một "chiến binh đơn độc".

Giá vàng tăng nhẹ lên trên 1.283 USD/ounce


Ngày 23/4, giá vàng tăng nhẹ nhưng dễ giảm trở lại vì nhu cầu của giới đầu tư vẫn còn yếu.



Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco lúc 6h00 là 1.283,3 USD/ounce. Trong phiên giao dịch, có lúc giá vàng lên cao nhất ở 1.288,5 USD/ounce sau đó giảm mạnh xuống 1.281,4 USD/ounce, tuy nhiên vẫn trên mức hỗ trợ 1.275 USD/ounce.


Giá vàng giao ngay trên Kitco (Đường màu xanh lá cây)

Số liệu sơ bộ của Reuters cho biết, giá vàng giao tháng 6 tăng 3,5 USD/ounce lên 1.284,6 USD/ounce với khối lượng giao dịch thấp hơn 30% so với mức trung bình 30 ngày.

Giá vàng tăng sau khi số liệu của Bộ Thương mại cho thấy, doanh số bán nhà mới của Mỹ trong tháng 3 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng, phản ánh sự phục hồi của thị trường nhà đất đang chậm lại. Trong khi đó, việc Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc Mỹ đứng đằng sau các biến động chính trị ở Ukraine và tuyên bố Nga sẽ đáp trả nếu lợi ích bị xâm hại phần lớn, không ảnh hưởng đến giá vàng.

Nhu cầu vàng ở châu Á không tăng lên sau đợt giảm ngày 22/4 do giới đầu tư kỳ vọng giá sẽ giảm mạnh hơn nữa. Đặc biệt, thị trường vàng của Trung Quốc cũng trở nên yên ắng do nhân dân tệ suy yếu khiến vàng được định giá bằng USD trở nên đắt đỏ hơn. Nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong 16 tháng so với USD trong ngày 23/4. 

Nhu cầu về vàng của giới đầu tư vẫn còn rất yếu với nắm giữ vàng của quỹ SPDR Gold Trust giảm mạnh trong vài ngày gần đây. Chỉ tính riêng tuần trước, tổng dòng chảy ra khỏi quỹ này lên đến 9,3 tấn vàng. 

Ngoài ra, bạc tăng 0,3% lên 19,41 USD/ounce trong khi bạch kim tăng 0,5% lên 1.399,75 USD/ounce và palladium tăng 0,4% lên 783 USD/ounce.

Tin tức tốt cho các nhà đầu tư vào bạch kim là các cuộc đàm phán nhằm kết thúc cuộc đình công kéo dài 3 tháng ở Nam Phi sẽ được nối lại vào ngày 24/4 sau khi các công ty sản xuất bạch kim hàng đầu thế giới đã họp với Liên minh AMCU trong ngày 22/4 để đàm phán về mức lương cho công nhân.


Nguồn Gafin/ Reuters/ DVO

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức