BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn lạm phát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lạm phát. Hiển thị tất cả bài đăng

3/5/14

Nhận định thị trường vàng tuần 1 tháng 5/2014

Điểm lại những thông tin tuần qua từ khu vực Mỹ



Ngày 30/4, Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) nhận định, nền kinh tế gần đây đã phục hồi tăng trưởng, chi tiêu sinh hoạt dường như tăng nhanh hơn sau khi báo cáo của chính phủ cho thấy GDP hầu như không tăng trưởng trong quý I. 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ cắt giảm chương trình mua hàng tháng tài sản thêm 10 tỷ USD xuống còn 45 tỷ và kết thúc chương trình kích thích - nhằm làm giảm chi phí vay mượn đối với các công ty và người tiêu dùng - lớn chưa từng thấy này vào cuối năm 2014.

Các quan chức Fed bao gồm cả bà Janet Yellen cho biết dự báo lạm phát dài hạn vẫn ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng của ngân hàng trung ương tăng 0,9% tính đến tháng 2 và chưa vượt qua mức mục tiêu của Fed kể từ tháng 3/2012. Fed nhắc lại rằng sẽ không thay đổi lập trường trong việc giữ nguyên lãi suất trong một khoảng "thời gian đáng kể" sau khi kết thúc chương trình mua trái phiếu.

Hôm 2/5, sau khi công bố tỷ lệ việc làm, giá vàng giao ngay tăng 1,4% - ngày tăng mạnh nhất trong 2 tháng bởi nhu cầu mua bù bán bên cạnh nỗi lo căng thẳng ở Ukraine leo thang.

Chốt phiên, giá vàng giao ngay lên 1.300,9 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex tăng 18,8 USD lên 1.302,2 USD/ounce.

Phân tích kỹ thuật giá vàng tuần 1 tháng 5/2014


Như trên biểu đồ nhận định của tuần trước, với nhận định giá vàng sẽ hồi giảm nhẹ và tạo lập xu hướng mới. Sau công bố tỷ lệ việc làm của Mỹ cũng như lo ngại về tình hình ở Ukraine. Giá vàng đã phá trend giảm từ giữa tháng 3 tới nay và đang cận kề mức cản 1305-1310.

- Nhận định giá vàng sau khi phá cản 1305-1310 và đồng thời là MA200, giá vàng sẽ theo xu hướng tăng
- Các mức Pivot tham khảo:
Daily pivot: 1284 - R1=1292, R2=1300, R3=1307
                             - S1=1276, S2=1268, S3=1260
Weekly pivot: 1292 - R1=1315, R2=1325, R3=1352 (được ưu tiên trong tuần này)
                                - S1=1279, S2=1255, S3=1242
Monthly pivot: 1296


Ngoài các mức cản theo pivot ở trên, cúng ta có thể xem xét thêm tại các mức fibo fan 50.061.8 khi tại đây, giá có sự phá cản hoặc tín hiệu nến xác nhận.

24/4/14

Thống đốc BOJ: “Tiếp tục kích thích cho đến khi đạt mục tiêu lạm phát”

Đồng Yen giao dịch ở mức 105,28 Yen/USD lúc trưa nay tại sàn giao dịch Singapore sau khi đóng cửa ở mức 105,31 Yen/USD ngày 31/12/2013.

Đồng Yen hiện đang ở mức thấp nhất kể từ 1979 trong bối cảnh Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) dự định tiếp tục các biện pháp kích thích chưa từng có tiền lệ để hỗ trợ nền kinh tế và chấm dứt hơn một thập kỷ giảm phát.

Yen Nhật tiếp tục nối dài mạch giảm khi Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda phát biểu trong một buổi phỏng vấn bởi báo Yomiuri ngày hôm qua, rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục kích thích cho đến khi lạm phát ổn định ở mức 2%. Chính sách tiền tệ của Nhật có sự khác biệt với Mỹ, nơi mà Cục dự trữ Liên bang (Fed) dự định sẽ chấm dứt chương trình mua trái phiếu trong năm nay.
Đồng Yen sẽ tiếp tục suy yếu,” Janu Chan, kinh tế gia tại ngân hàng St. George ở Sydney, nói. “Nhiều khả năng BOJ sẽ tiếp tục nới lỏng định lượng, trong khi Mỹ thì ngược lại.”

Tính chung cả năm 2013, Yen đã giảm 18%.
Trong một cuộc họp tháng trước, BOJ vẫn duy trì cam kết mở rộng cơ sở tiền tệ của Nhật Bản thêm 60 nghìn – 70 nghìn tỷ Yen (665 tỷ USD) mỗi năm. Hồi tháng 4/2013, các nhà hoạch định chính sách tuyên bó sẽ tăng gấp đôi chương trình mua trái phiếu hàng tháng lên mức hơn 7 nghìn tỷ Yen nhằm kết thúc 15 năm giảm phát.
Thống đốc Kuroda khẳng định, mục tiêu của BOJ đến 2015 là đạt được lạm phát 2%, báo Yomiuri viết. Ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm quy mô chương trình kích thích trong giai đoạn này, ông nói.

Trong khi đó, các quan chức của Fed hôm 18/12 nói rằng sẽ cắt giảm chương tình mua trái phiếu hàng tháng từ mức 85 tỷ USD xuống còn 75 tỷ USD trước khi kết thúc chương trình vào tháng 12/2014.

21/4/14

Tổng nợ toàn cầu vượt 100 nghìn tỷ USD

Theo số liệu của Bloomberg, từ giữa năm 2007 tới giữa năm 2013, nợ toàn cầu đã tăng thêm 30.000 tỷ USD, từ mức 70.000 tỷ USD.

Tổng nợ toàn cầu đã tăng hơn 40% lên 100 nghìn tỷ USD kể từ khi những dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất hiện, khi các chính phủ vay mượn để vực nền kinh tế khỏi suy thoái và các doanh nghiệp tận dụng lãi suất thấp kỷ lục, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết.
Theo số liệu của Bloomberg, từ giữa năm 2007 tới giữa năm 2013, nợ toàn cầu đã tăng thêm 30.000 tỷ USD, từ mức 70.000 tỷ USD. Trong cùng kỳ, giá trị cổ phiếu đã giảm 3.860 tỷ USD xuống còn 53.800 tỷ USD. Số liệu nợ tăng được tính toán bởi Basel, BIS trong bản tổng kết hàng quý của mình tương đương gần 2 lần GDP Mỹ.
Vay nợ đã tăng vọt khi các ngân hàng trung ương giảm lãi suất cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng sau sự sụp đổ của thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn Mỹ, Ngân hàng Lehman Brothers phá sản, đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại Suy thoái. Lợi suất của tất cả các loại trái phiếu, từ chính phủ tới doanh nghiệp, thế chấp, ở mức trung bình khoảng 2%, giảm mạnh từ mức hơn 4,8% năm 2007, theo chỉ số thị trường toàn cầu của Bank of America Merrill Lynch.
Chuyên gia phân tích Branimir Gruic và nhà kinh tế Andreas Schrimpf tại BIS nhận định, việc tăng đáng kể chi tiêu chính phủ trong những năm gần đây đã khiến các chính phủ (bao gồm chính quyền trung ương, bang, địa phương) đã trở thành những tổ chức phát hành nợ lớn nhất.
Theo Bloomberg, dẫn nguồn số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, số nợ chính phủ Mỹ quá hạn có thể bán được đã tăng lên mức kỷ lục 12.000 tỷ USD, từ mức 4.500 tỷ USD cuối năm 2007. Doanh số trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu cũng tăng trong cùng giai đoạn, với số lượng phát hành lên tới hơn 21.000 tỷ USD.
Lo ngại rằng nợ lớn sẽ khiến các nhà đầu tư toàn cầu tránh khỏi thị trường nước mình, nhiều quốc gia đã dùng tới các biện pháp thắt lưng buộc bụng như giảm chi tiêu và tăng thuế, kiểm soát nền kinh tế trong quá trình họ nỗ lực để khôi phục lại trật tự tài chính từng bỏ để chống chọi với suy thoái toàn cầu.
Việc điều chỉnh ngân sách là để bỏ qua các thanh toán lãi suất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cuối năm ngoái cho rằng các gọi là thâm hụt cơ bản trong nhóm các nước G7 đã chạm mức trung bình 5,1% trong năm 2010 - thời điểm cũng đã được điều chỉnh để bỏ qua những biến động kinh tế lớn. IMF dự báo, con số này sẽ giảm xuống 1,2% trong năm nay.
Trong giai đoạn từ 2010 tới 2013, hoạt động cắt giảm chi tiêu lớn chưa từng có, lên tới tương đương 3,5% GDP Mỹ và 3,3% GDP khu vực đồng euro, chuyên gia kinh tế quốc tế hàng đầu tại Barclays London, Julian Callow cho biết.
BIS là tổ chức của 60 ngân hàng trung ương và quản lý Ủy ban Basel giám sát hoạt động ngân hàng, một nhóm các nhà quản lý và ngân hàng trung ương đưa ra các tiêu chuẩn vốn toàn cầu.
Dân Việt/Bloomberg

17/4/14

Chủ tịch Fed: Lạm phát thấp đang là mối đe dọa



Mức lạm phát thấp kéo dài mới là mối đe dọa trước mắt đối với nền kinh tế của Mỹ chứ không phải việc giá cả tăng.

Đó là nhận định của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen đưa ra hôm 16/4 tại Câu lạc bộ Kinh tế New York, tại đó bà nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ duy trì chính sách kích thích thêm một thời gian nữa.
Trong bài phát biểu thứ hai trước công chúng kể từ khi nhậm chức này, bà Yellen không đưa ra dự đoán khi nào sẽ tăng lãi suất lên từ mức gần 0% hiện tại. Thay vào đó, bà nhấn mạnh rằng quyết định đó sẽ tùy thuộc vào sự phục hồi của thị trường lao động và vào diễn biến của lạm phát.
Trả lời câu hỏi của Martin Feldstein, giáo sư Đại học Harvard và là cựu cố vấn của Tổng thống Ronald Reagan, về việc khi nào Fed sẽ để lạm phát tăng lên trên mức 2% để hỗ trợ thêm cho nền kinh tế, bà Yellen trả lời rằng với lạm phát hiện quanh mức 1%, ở thời điểm hiện tại, nên lo ngại về việc lạm phát thấp hơn mức mục tiêu 2% của Fed.
Dĩ nhiên, Fed sẽ cần thắt chặt chính sách để tránh gây ra lạm phát tăng quá mức.
Bà Yellen cho biết Fed không đơn độc trong việc đẩy lạm phát lên. Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng đang cân nhắc thực hiện các biện pháp chính sách đặc biệt để nâng lạm phát tại khối Euro lên, trong khi Nhật Bản đang tìm cách đẩy lùi tình trạng giảm phát.
Chứng khoán Mỹ tăng sau bình luận của bà Yellen khi nhà đầu tư coi điều đó thể hiện Fed sẽ kiên nhẫn chờ cho đến khi kinh tế phục hồi hoàn toàn.
Fed đã giữ lãi suất chủ chốt ở mức gần 0% kể từ đợt khủng hoảng tài chính vào cuối năm 2008 và đã mua hơn 3 nghìn tỷ USD giá trị tài sản để giúp làm giảm chi phí vay và kích thích tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát của Mỹ đã tăng trong tháng 3, tăng trưởng việc làm cũng đã giảm, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức cao là 6,7%
NDHmoney

16/4/14

Đồng Bảng Anh thiệt hại nặng sau công bố dữ liệu lạm phát

Vào tháng 3, bộ dữ liệu về lạm phát của Anh được công bố cho thấy rằng tình trạng lạm phát đang đi đúng theo sự dự đoán. So với cùng kì năm ngoái chỉ số CPI đo lường mức tăng trưởng giá của Anh giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2009 và chỉ số lạm phát ngành bán lẻ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức