BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn tai chinh the gioi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tai chinh the gioi. Hiển thị tất cả bài đăng

12/5/14

Dự trữ ngoại hối - Gánh nặng lớn với Trung Quốc



Khi vượt qua một mức nào đó, chi phí nắm giữ dự trữ ngoại tệ có thể vượt quá những lợi ích mà dự trữ đem lại.



Hãng tin Bloomberg trích dẫn lời nhận định của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc đang trở thành một vấn đề gây đau đầu đối với chính phủ nước này bởi có thể gây nên lạm phát trong dài hạn. Ông Lý cũng cam kết sẽ giảm thặng dư cán cân thương mại của nước này.

Quý I vừa qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng thêm 130 tỷ USD, lên mức cao kỷ lục 3.950 tỷ USD. Đây cũng là mức cao nhất thế giới.

Chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ giữ dự trữ ngoại hối ở mức hợp lý bằng cách giảm can thiệp vào thị trường tiền tệ. “Nói một cách rõ ràng thì dự trữ ngoại hối đã trở thành gánh nặng cho chúng ta, bởi dự trữ được chuyển thành tiền cơ sở và sẽ ảnh hưởng đến lạm phát”, ông Lý nói. 

Ông cũng cho rằng đối với trường hợp Trung Quốc, cán cân thương mại không cân bằng cũng khiến các biện pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô chịu nhiều sức ép. Do đó, Trung Quốc sẽ từng bước dần dần giảm thặng dư thương mại với các nước khác trên thế giới. 

Yi Gang, chuyên gia đến từ NHTW Trung Quốc, tháng 11 năm ngoái đã cảnh báo khi vượt qua một mức nào đó, chi phí nắm giữ dự trữ ngoại tệ có thể vượt quá những lợi ích mà dự trữ đem lại. Trong những tháng gần đây, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc cũng đã giảm xuống trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm tốc. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra nguy cơ lạm phát trong dài hạn, khi chính phủ giảm bớt can thiệp vào giá điện nước và tài nguyên. 

Nguồn CafeF/Trí Thức Trẻ

Giới đầu tư lại dự báo sai giá vàng khi Fed liên tục nới lỏng tiền tệ


Giới đầu tư vàng đánh giá sai về giá vàng tuần thứ 2 liên tiếp do triển vọng cắt giảm kích thích của Fed đã kéo giảm giá hợp đồng kỳ hạn.


Ngày 6/5, các quỹ tài sản tăng vị thế mua ròng dài hạn lên cao nhất kể tháng 2. 

Ngày 7/5, giá vàng giảm mạnh nhất trong 3 tuần sau khi chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen nhận định, đợt cắt giảm thứ 4 của chương trình mua trái phiếu hàng tháng mà ngân hàng trung ương đề ra là phù hợp vì nền kinh tế Mỹ đã đạt được đà tăng trưởng cơ bản và đầy đủ.

Trong 14 tuần kể từ tháng 1, giới đầu tư đã 7 lần đặt cược sai khi giá vàng giảm 8,9% sau khi chạm mốc cao nhất 6 tháng vào ngày 17/3. Bà Yellen phát biểu vào ngày 7/5 rằng, mặc dù lãi suất sẽ ở mức cận 0 thêm một khoảng thời gian đáng kể nữa nhưng các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục giảm tốc độ của chương trình mua tài sản như đã tính toán.

Giá hợp đồng kỳ hạn của vàng giảm 1,2% xuống 1.287,60 USD/ounce vào tuần trước, và tăng 7,1% trên sàn Comex tính đến thời điểm hiện tại của năm 2014. 

Theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ, vị thế mùa ròng dài hạn của vàng tăng 14% lên 102.895 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn tính đến ngày 6/5, đánh dấu mức cao nhất 5 tuần. Các hợp đồng ngắn hạn đặt cược vào sự giảm giá của vàng giảm 1,3% xuống 28.320 hợp đồng.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã cắt giảm thêm 10 tỷ USD chương trình mua trái phiếu hàng tháng. Ngày 5/5, Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ tiếp tục giảm xuống 1.050 USD/ounce vào cuối năm 2014 do nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ.

Ngày 8/5, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm 26.000 đơn xuống 319.000 đơn tính đến ngày 3/5. Nắm giữ của các quỹ ETF vàng giảm tuần thứ 8 liên tiếp và là đợt giảm dài nhất kể từ tháng 1/2014.

Ngày 7/5, bà Yelllen cho biết, kinh tế Mỹ vẫn cần điều tiết tiền tệ ở mức độ cao do thị trường nhà đất suy thoái cùng với căng thẳng địa chính trị leo thang.

Giá vàng đã chạm mốc cao nhất 3 tuần vào ngày 5/5 do nhu cầu về vàng với tư cách là tài sản trú ẩn tăng cao khi chính phủ Ukraine và các phần tử ly khai thân Nga xảy ra bạo lực dẫn đến thương vong. Phương Tây tiếp tục áp dụng những biện pháp trừng phạt Nga vì cho rằng nước này là nguyên nhân gây ra bất ổn tại miền đông Ukraine sau khi sáp nhập Crimea vào tháng 3.


Nguồn Theo DVO/ Bloomberg

8/5/14

Thị trường lao dốc, VN-Index mất hơn 34 điểm


Phiên giảm điểm sáng nay có thể coi là một trong những phiên giảm điểm mạnh nhất từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu hoạt động.

Sàn HNX chốt phiên sáng với gần 81 triệu đơn vị được chuyển giao. Chỉ số HNX-Index giảm 5,3 điểm, tương ứng 6,92%, tạm dừng tại 71,26 điểm.

Toàn thị trường kết phiên sáng chỉ còn lại vỏn vẹn 19 mã tăng điểm nhưng các mã này cũng chỉ được giao dịch rất ít. Trong khi đó, số mã giảm điểm ở mức 489 mã với 346 mã giảm sàn. Phiên giảm điểm sáng nay có thể coi là một trong những phiên giảm điểm mạnh nhất từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu hoạt động.

Điểm nhấn hỗ trợ trong phiên sáng nay là khối ngoại tham gia mua vào khá tích cực. Kết phiên sáng, khối này mua vào hơn 8,5 triệu cổ phiếu trên HOSE và hơn 2 triệu cổ phiếu trên HNX. Đây là phiên mua vào mạnh thứ 5 kể từ đầu quý 2 đến nay và là phiên mua vào mạnh nhất trong 2 tuần trở lại.

11h18: Giảm gần 35 điểm

Vào thời điểm này, chỉ số VN-Index giảm 34,54 điểm, tương ứng 6,17%, tạm giao dịch quanh 525,43 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 100 triệu đơn vị, tương ứng 1.900 tỷ đồng.

Trên cả hai sàn có 334 mã giảm sàn.

11h03: Thị trường chưa ngừng rơi, VN-Index giảm hơn 32 điểm

VN-Index đang giảm 32,28 điểm vào lúc 11h03, tương ứng giảm 5,76% và xuyên thủng mốc 530 điểm để tạm giao dịch quanh 527,69 điểm.

Chỉ số HNX-Index giảm 4,98 điểm, hay 6,5%, giao dịch quanh 71,57 điểm.

10h47: VN-Index lại giảm hơn 30 điểm

279 mã giảm sàn và VN-Index giảm 30,34 điểm, gần bằng mức giảm vào lúc 9h34. HNX-Index thì đã giảm hơn 6%.

Sau khoảng thời gian bắt đáy khi thị trường giảm hơn 30 điểm, lực mua cho dấu hiệu cạn dần, trong khi đó, lực bán tiếp tục gia tăng đẩy chỉ số quay lại mức giảm hơn 30 điểm.

Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức hơn 152 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2.116 tỷ đồng.

Tính từ thời điểm VN-Index giảm hơn 30 điểm đến 10h40, khối lượng giao dịch đã tăng gần 100 triệu đơn vị cho thấy lực cầu mua vào vẫn còn hiện diện. Tuy nhiên, tâm lý lo ngại đợt giảm làm lực cầu bắt đáy này dần cạn kiệt, trong khi đó, lực bán tỏ ra rất dứt khoát đưa hàng loạt cổ phiếu về dư bán ở mức giá sàn.

10h38: 244 mã giảm sàn

Hai sàn có 244 mã giảm sàn với hiện tượng “trắng bên mua” bắt đầu xuất hiện trên diện rộng.

Chỉ số VN-Index theo đó đang giảm 26,77 điểm, tương ứng 4,78%, giao dịch quanh 533 điểm. Trong khi đó, HNX-Index lại giảm mạnh hơn khi mất 4,32 điểm, hay 5,64%, giao dịch quanh 72,24 điểm.

10h05: Cổ phiếu ngành Chứng khoán giảm hơn 7%

Lực hồi mặc dù xuất hiện nhưng chưa đủ để kéo thị trường. Tính đến 10h05, chỉ số VN-Index giảm 23,08 điểm, tương ứng 4,12% về 536,89 điểm. Còn HNX-Index giảm 3,67 điểm, tương ứng 4,79% về còn 72,89 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức 102 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.300 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngành Chứng khoán đang bị bán mạnh nhất, tính đến thời điểm hiện tại ngành này giảm 7,22% với hàng loạt cổ phiếu lớn trong ngành như BVS, KLS, SSI, HCM, AGR,… nằm sàn hay ngấp nghé mức sàn.

Một số ngành dẫn dắt khác như Ngân hàng, Bảo hiểm, Khai khoáng, Bất động sản, Xây dựng cũng đều giảm trên 4%. Toàn thị trường chỉ có vỏn vẹn 22 mã tăng điểm. Trong khi đó, số mã giảm điểm hơn 414 mã với 191 mã giảm sàn.


Bảng các nhóm ngành tính đến 10h05 phiên ngày 08/05


9h50: Đà giảm thu hẹp

Thị trường đang cho dấu hiệu phục hồi trở lại, những cổ phiếu cơ bản tốt đang là tâm điểm được mua vào đáng kể. Có thể kể đến một số cổ phiếu với lực mua đang dần gia tăng mạnh như GAS, SSI, HAG, DPM,… Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu đầu cơ như AGR, FLC, ITA, OGC,… cũng đang được nhà đầu tư quan tâm mua vào trở lại.

Khối ngoại đến thời điểm hiện tại cũng tham gia mua vào nhưng không quá mạnh. Giao dịch tích cực ở một số cổ phiếu như GAS, HCM, HPG, PVD, VCB,…

VN-Index theo đó chỉ còn giảm 17,83 điểm, tương ứng 3,18%, tạm lấy lại mốc 540 điểm. Khối lượng giao dịch trên HOSE đạt hơn 44 triệu đơn vị, tương ứng 715 tỷ đồng.

Trên HNX, hơn 36 triệu đơn vị đã được chuyển giao nhưng chỉ số HNX-Index vẫn chưa cho thấy sự hồi phục khi vẫn giảm 4,11%, tạm giao dịch quanh 73,41 điểm.

9h34: VN-Index giảm 30,5 điểm, tương ứng giảm 5,44%, giao dịch quanh 529,48 điểm.
Diễn biến VN-Index đầu phiên 08/05/2014


Nguồn: VietstockTrader

9h30: VN-Index đã mất gần 29 điểm, tương ứng 5,14%. Toàn sàn HOSE có 112 mã giảm sàn.

9h24: VN-Index giảm gần 17 điểm, tương ứng hơn 3%, tạm lùi về dưới 540 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 2,77 điểm, hay 3,69%, tạm giao dịch quanh 73,69 điểm.

Việc giảm mạnh ngay đầu phiên càng làm tâm lý nhiều nhà đầu tư trở nên hoang mang, chính vì thế lực bán xảy ra khá dứt khoát đưa hàng loạt cổ phiếu giảm sàn kéo thị trường giảm gần 30 điểm chỉ trong hơn 30 phút đầu giao dịch. Đây có thể là phiên giảm điểm mạnh nhất trong suốt quá trình giao dịch của thị trường chứng khoán.

Thông tin tác động lúc này là việc một vài ông lớn có kết quả kinh doanh không mấy khả thi như GAS với kết quả công ty mẹ lãi ròng giảm cả nghìn tỷ trong quý 1/2014 hay REE lãi ròng hợp nhất giảm gần 40%,…

Tuy nhiên, một thông tin bên lề về tình hình căng thẳng trên biển Đông (Trung Quốc đặt giàn khoan trên phần lãnh thổ của Việt Nam) cũng làm nhà đầu tư trở nên lo lắng nhiều phần.


Nguồn Internet

USD tăng giá trước cuộc họp ECB


Giới đầu tư đang hướng về quyết định chính sách của ECB trong ngày 8/5 trong bối cảnh lạm phát thấp và có khả năng ngân hàng sẽ nới lỏng thêm.



Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh - tăng lên 79,238 điểm. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh khác - tăng lên 72,54 điểm.

Euro giảm xuống giao dịch ở 1,3910 USD/EUR so với 1,3928 USD/EUR trong phiên giao dịch cuối ngày 6/5. Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ họp chính sách và công bố quyết định cuối cùng trong ngày 8/5 với dự báo sẽ không có sự thay đổi trong chính sách.


Trong khi đó, ngày 7/5, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen nhấn mạnh, vẫn cần duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng do nền kinh tế vẫn trì trệ.

Trong phiên điều trần trước Hội đồng Kinh tế, bà Yellen từ chối nói về thời điểm tăng lãi suất sau khi Fed kết thúc chương trình mua trái phiếu hàng tháng. Bà cho biết, sẽ theo dõi những diễn biến trên thị trường nhà đất.

USD tăng giá so với yên, giao dịch ở 101,90 JPY/USD so với 101,68 JPY/USD trong phiên giao dịch cuối ngày 6/5. USD giảm 3,2% so với yên tính đến thời điểm hiện tại của năm 2014.


Trong năm nay, USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác ngay cả khi Fed tiếp tục giảm tốc độ của chương trình mua trái phiếu hàng tháng và nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, cam kết của Fed giữ mức lãi suất thấp sau khi kết thúc chương trình kích thích là do sự suy yếu của USD. Tăng lãi suất sẽ khiến các tài sản của Mỹ thu hút giới đầu tư nhiều hơn. Một lý do khác có thể là các nhà quản lý ngân hàng dự trữ đã tăng cường tích trữ trái phiếu chính phủ Mỹ, khiến lợi suất giảm xuống.

Đô la Úc giảm xuống giao dịch ở 93,28 USD/AUD so với 93,56 USD/AUD trong phiên giao dịch cuối ngày 6/5.


Số liệu cho thấy, tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ tại Trung Quốc đang chậm lại với chỉ số PMI dịch vụ theo HSBC, giảm xuống 51,4 điểm trong tháng 4 so với 51,9 điểm trong tháng 3. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc.

Bảng Anh giảm giá, giao dịch ở 1,6955 USD/GBP từ 1,6978 USD/GBP trong phiên giao dịch cuối cùng của ngày 6/5. Ngân hàng Anh sẽ công bố quyết định chính sách trong ngày 8/5 với dự báo sẽ không có sự thay đổi đáng kể.

Theo Reuters, ngày 7/5, Tổng thống Nga cho biết sẵn sàng đàm phán để giải quyết khủng hoảng tại Ukraine với lãnh đạo của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu. Ông Putin cũng kêu gọi các phần tử ly khai thân Nga tại phía đông nam của Ukraine hoãn cuộc trưng cầu dân ý.


Nguồn Theo DVO/ Market Watch

Chủ tịch Fed vẫn cam kết kích thích kinh tế


“Nhiều người Mỹ muốn có việc làm vẫn đang thất nghiệp và lạm phát thì cách xa mức mục tiêu 2%”, Janet Yellen phát biểu trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen khẳng định một cách rõ ràng rằng bà tin tưởng nền kinh tế vẫn cần đến các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ. Đã 5 năm sau khủng hoảng nhưng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát vẫn cách xa mục tiêu của Fed.

“Chính sách tiền tệ linh hoạt vẫn được đảm bảo”, bà Yellen phát biểu trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ. “Nhiều người Mỹ muốn có việc làm vẫn đang thất nghiệp và lạm phát thì cách xa mức mục tiêu 2%”, bà nói.

Bà Yellen cũng nhấn mạnh những điểm yếu của thị trường lao động Mỹ như số người thất nghiệp dài hạn ở mức cao ngay cả khi triển vọng kinh tế đã được cải thiện.

Theo Michelle Meyer – chuyên gia kinh tế tại Bank of America, Chủ tịch Fed muốn nhắc lại rằng vẫn còn những khó khăn phía trước và còn quá sớm để nghĩ đến việc cắt bỏ hoàn toàn chính sách kích thích kinh tế. 

Bà cũng liên tiếp từ chối đưa ra thời điểm cụ thể khi nào sẽ nâng lãi suất. “Không có công thức hoặc lộ trình cụ thể nào cho thời điểm đó”, bà nói. 

Janet Yellen nhận định thị trường nhà ở vẫn là một rủi ro đối với kinh tế, bên cạnh những rủi ro như căng thẳng địa chính trị leo thang và căng thẳng tài chính ở các thị trường mới nổi. 


Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

Warren Buffett sắp thực hiện thương vụ lớn nhất từ trước đến nay?


Tỷ phú giàu thứ 3 thế giới cho biết đang tìm kiếm đối tượng để giải ngân số tiền mặt 49 tỷ USD của Berkshire.

Phát biểu tại đại hội cổ đông thường niên của Berkshire Hathaway hôm 3/5 vừa qua, Warren Buffett cho biết ông sẵn sàng hợp tác với 3G Capital để thực hiện một thương vụ lớn khác sau thương vụ thâu tóm Heinz năm ngoái. Theo số liệu của Bloomberg, các công ty thực phẩm Kellogg Co., Kraft Foods Group Inc. và General Mills Inc. (mỗi công ty có giá trị hơn 20 tỷ USD) sẽ phù hợp với mục tiêu của Berkshire và 3G.

Tỷ phú giàu thứ 3 thế giới cho biết đang tìm kiếm đối tượng để giải ngân số tiền mặt 49 tỷ USD của Berkshire. Theo ước tính của ngân hàng Barclays Plc, Berkshire có đủ khả năng thực hiện thương vụ lên tới 50 tỷ USD và đây sẽ là thương vụ thâu tóm lớn nhất từ trước đến nay của Berkshire. Kỷ lục trước đó thuộc về vụ mua lại công ty đường sắt Burlington Northern Santa Fe Corp. với giá 34,5 tỷ USD cách đây 4 năm.

Jeff Matthews – một cổ đông của Berkshire và là người đã có một vài cuốn sách viết về tập đoàn này – cho rằng Berkshire có thể dễ dàng thực hiện thương vụ trị giá 50 tỷ USD. Hợp tác với 3G, tập đoàn có thể mua lại một công ty “không nhất thiết nằm trong các ngành cốt lõi như năng lượng hoặc đường sắt và phù hợp với Heinz. 

Berkshire không trả cổ tức và do đó Buffett có thể tìm kiếm những cơ hội thâu tóm quy mô lớn. Trong 12 tháng tính đến tháng 3 vừa qua, hoạt động kinh doanh bao phủ các ngành năng lượng, bảo hiểm, sản xuất, vận tải và giờ đây là nước sốt đã đem về cho Berkshire 26,6 tỷ USD tiền mặt. 

Trong đại hội cổ đông vừa qua, Buffett cũng khẳng định ông và đối tác Charles Munger đang tập trung thâu tóm các công ty lớn tạo ra giá trị “bền vững hơn”. Ông cũng cho biết có nhiều khả năng Berkshire sẽ hợp tác với 3G trong 1 thương vụ khác “có quy mô rất lớn”. 

Từ nhiều năm nay, nhà đầu tư huyền thoại vẫn ưa thích các công ty với hoạt động kinh doanh “đơn giản” mà ông có thể hiểu thấu và có tỷ lệ ROE tốt. Giống như Heinz, các công ty thực phẩm như Kellogg, Kraft Foods và General Mills đáp ứng được những yêu cầu này. 

Đây là 3 công ty trong số 50 công ty Mỹ có giá trị trong khoảng 15 – 50 tỷ USD và có tỷ lệ ROE lớn hơn 10% trong khi tỷ lệ P/E thấp hơn 20 lần. 

Trong số này, Kellogg là lựa chọn đặc biệt hấp dẫn bởi ngũ cốc là một trong những loại thực phẩm sinh lời tốt. General Mills cũng sản xuất chế biến ngũ cốc, nhưng có lẽ sẽ bị thâu tóm bởi Netsle bởi hai công ty này đã có một công ty liên kết.

Kraft Foods được thành lập năm 2012, khi bộ phận kinh doanh snack tách ra và hiện nay trở thành Mondelez International Inc. Công ty này trả lợi tức cao, là “cỗ máy tạo tiền mặt” và giờ đây đã trở thành một công ty chỉ tập trung vào thị trường nội địa. 

Tuy nhiên, Matthews lưu ý rằng hiện tại không phải là thời điểm tốt nhất để Buffett thực hiện các vụ sáp nhập lớn bởi S&P 500 đã đạt kỷ lục tháng trước. “Đây là điểm khá nguy hiểm trong chu kỳ thâu tóm. Buffett sẽ không bao giờ làm điều gì ngu ngốc. Ông ấy sẽ làm nếu thương vụ đó mang lại điều thực sự ý nghĩa”. 


Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

7/5/14

Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm nhờ xuất khẩu tăng


Xuất khẩu của Mỹ tăng mạnh nhất trong 9 tháng giúp thu hẹp thâm hụt thương mại trong tháng 3.



Bộ Thương mại cho biết, thâm hụt thương mại giảm 3,6% xuống 40,4 tỷ USD so với tháng trước đó là 41,9 tỷ USD. Doanh số bán hàng cho nước ngoài tăng 2,1% lên mức cao kỷ lục do nhu cầu về máy bay, ôtô và nhiên liệu tăng cao. Số liệu này càng chứng tỏ nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý II.

Thâm hụt thương mại giảm cho thấy, sự phục hồi trong nhu cầu của thế giới sẽ thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển.

Giá trị xuất khẩu tăng lên 193,9 tỷ USD so với 190 tỷ USD trong tháng 2 nhờ nhu cầu lên cao kỷ lục của Canada, Hàn Quốc và các nước thuộc khu vực thương mại CAFTA-DR - gồm khu vực Trung Mỹ và Cộng hòa Dominica. Hoạt động vận chuyển sang Đức tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 10/2008. Ngoại trừ dầu, xuất khẩu đã đạt mức cao chưa từng thấy trong tháng 3.

Đồng thời, các hộ gia đình và doanh nghiệp đang dần lấy lại niềm tin với kinh tế Mỹ khi thị trường việc làm đã có những cải thiện, dự báo, nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng.

Giá trị nhập khẩu tăng 1,1% lên 234,3 tỷ USD so với 231,8 tỷ USD trong tháng 2 do nhu cầu của người Mỹ về điện thoại di động, thiết bị bán dẫn và máy bay dân sự do nước ngoài sản xuất tăng lên, thể hiện sự phục hồi trong đầu tư kinh doanh. Ngoại trừ dầu, nhập khẩu của Mỹ cũng đạt mức kỷ lục trong tháng 3.

Khoảng cách thương mại với Trung Quốc giảm 2,2% xuống 20,4 tỷ USD so với 20,9 tỷ USD trong tháng 2. Theo số liệu của Chương trình So sánh Quốc tế, Trung Quốc dự kiến sẽ "chiếm ngôi vị" là nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ xét về sức mua.

Theo chỉ số niềm tin tiêu dùng của Bloomberg, niềm tin tiêu dùng của Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục thứ 2 trong hơn 6 năm vào tuần trước nhờ quan điểm ngày càng lạc quan về nguồn tài chính của hộ gia đình và xu hướng mua phát triển mạnh. Tuy nhiên, bất ổn địa chính trị cũng có thể gây gián đoạn hoạt động xuất khẩu của Mỹ.


Nguồn Theo DVO/ Bloomberg

Vũ khí mạnh hơn cả lệnh trừng phạt của Mỹ


Chính sách thuế mới áp dụng đối với các ngân hàng nước ngoài được Mỹ sử dụng làm vũ khí đe dọa Tổng thống Nga Putin.


Trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực trừng phạt Nga vì động thái của nước này ở Ukraine, Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị triển khai một vũ khí kinh tế có thể khiến Nga phải gánh nhiều thiệt hại hơn so với các lệnh trừng phat: Sở thuế vụ Hoa Kỳ (IRS).

Mùa hè này, Mỹ có kế hoạch bắt đầu áp dụng luật mới khiến các ngân hàng Nga sẽ phải chịu nhiều chi phí hơn khi kinh doanh ở Mỹ. 

“Đây là một thỏa thuận lớn”, Mark E. Matthews – cựu ủy viên của IRS – nhận định. Ông cho rằng chính sách này sẽ tạo nên sự mơ hồ trong cộng đồng ngân hàng Nga. 

Năm 2010, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật nhằm ngăn chặn tình trạng tình trạng trốn thuế của người nước ngoài. Bắt đầu từ tháng 7 tới, các ngân hàng Mỹ được yêu cầu phải đánh thuế 30% vào một số khoản thanh toán chuyển đến các định chế tài chính ở nước ngoài. Loại thuế này được miễn chỉ khi các ngân hàng nước ngoài này có thỏa thuận chia sẻ thông tin về chủ tài khoản với IRS. Đồng thời, chính sách thuế mới được áp dụng chủ yếu với thu nhập từ đầu tư.

Nga và khoảng một chục quốc gia khác đang nỗ lực đàm phán thỏa thuận chia sẻ thông tin với Mỹ nhằm tránh loại thuế nặng nề này. 

Tuy nhiên, sau khi Crimea được sáp nhập vào Nga và phong trào lý khai ở miền Đông Ukraine dâng cao, Bộ Tài chính Mỹ đã lặng lẽ ngừng đàm phán kể từ tháng 3. Và, với thời hạn 1/7 đang cận kề, các ngân hàng Nga giờ đây lo ngại cái giá để đầu tư ở Mỹ chắc chắn sẽ tăng lên. 

Áp dụng luật mới có nghĩa là các ngân hàng Nga mua chứng khoán Mỹ sau ngày 1/7 sẽ phải chịu mức thuế 30% đánh vào lãi suất và cổ tức. Loại thuế này áp dụng với cổ phiếutrái phiếu, trong đó có trái phiếu Kho bạc Mỹ. Một số tài khoản đã sở hữu các loại tài sản này từ trước có thể được miễn thuế, nhưng số đó chiếm tỷ lệ không lớn.

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ sử dụng các định chế tài chính Nga để tiến hành giao dịch cũng phải chịu thuế. Họ có thể nộp đơn lên IRS để được hoàn thuế, nhưng quá trình này gây nhiều bất tiện. 

Theo Matthews, đây là một vấn đề lớn vì chính sách mới làm giảm khả năng cạnh tranh của các định chế tài chính Nga và do đó dòng vốn có thể tháo chạy khỏi các tổ chức này.


Mỹ và Nga là những đối tác thương mại quan trọng của nhau. Năm ngoái, Mỹ nhập khẩu 27 tỷ USD hàng hóa từ Nga và xuất khẩu 11 tỷ USD hàng hóa sang Nga. 

Nếu quá trình đàm phán không có tiến triển, loại thuế mới này được mở rộng hơn nữa vào năm 2017.
Hơn 50 quốc gia đã đạt được thỏa thuận chia sẻ thông tin với Mỹ và trong số này có cả những nước vốn nổi tiếng về tính bảo mật của hệ thống ngân hàng như Thụy Sĩ và đảo Cayman. 

Đối với Nga, chính sách này sẽ gây nhiều thiệt hại hơn cả các lệnh trừng phạt. Trong khi lệnh trừng phạt chỉ giới hạn ở một số cá nhân và ngân hàng mục tiêu, chính sách này áp dụng với mọi thành phần trên thị trường. 

Bộ Tài chính Mỹ từng nói các ngân hàng Nga vẫn có thể tự áp dụng thỏa thuận chia sẻ thông tin về các chủ tài khoản trực tiếp với IRS. Tuy nhiên, các ngân hàng này sẽ đứng trước rủi ro vi phạm luật bảo vệ thông tin cá nhân của Nga. 

Đây là vấn đề mà các ngân hàng trên khắp thế giới đang gặp phải, nhưng các ngân hàng Nga còn có một thử thách khác: thời gian. Tháng 6 tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố danh sách các ngân hàng nước ngoài được miễn trừ.


Theo Trí Thức Trẻ/AP

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức