BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bloomberg. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bloomberg. Hiển thị tất cả bài đăng

8/5/14

Warren Buffett sắp thực hiện thương vụ lớn nhất từ trước đến nay?


Tỷ phú giàu thứ 3 thế giới cho biết đang tìm kiếm đối tượng để giải ngân số tiền mặt 49 tỷ USD của Berkshire.

Phát biểu tại đại hội cổ đông thường niên của Berkshire Hathaway hôm 3/5 vừa qua, Warren Buffett cho biết ông sẵn sàng hợp tác với 3G Capital để thực hiện một thương vụ lớn khác sau thương vụ thâu tóm Heinz năm ngoái. Theo số liệu của Bloomberg, các công ty thực phẩm Kellogg Co., Kraft Foods Group Inc. và General Mills Inc. (mỗi công ty có giá trị hơn 20 tỷ USD) sẽ phù hợp với mục tiêu của Berkshire và 3G.

Tỷ phú giàu thứ 3 thế giới cho biết đang tìm kiếm đối tượng để giải ngân số tiền mặt 49 tỷ USD của Berkshire. Theo ước tính của ngân hàng Barclays Plc, Berkshire có đủ khả năng thực hiện thương vụ lên tới 50 tỷ USD và đây sẽ là thương vụ thâu tóm lớn nhất từ trước đến nay của Berkshire. Kỷ lục trước đó thuộc về vụ mua lại công ty đường sắt Burlington Northern Santa Fe Corp. với giá 34,5 tỷ USD cách đây 4 năm.

Jeff Matthews – một cổ đông của Berkshire và là người đã có một vài cuốn sách viết về tập đoàn này – cho rằng Berkshire có thể dễ dàng thực hiện thương vụ trị giá 50 tỷ USD. Hợp tác với 3G, tập đoàn có thể mua lại một công ty “không nhất thiết nằm trong các ngành cốt lõi như năng lượng hoặc đường sắt và phù hợp với Heinz. 

Berkshire không trả cổ tức và do đó Buffett có thể tìm kiếm những cơ hội thâu tóm quy mô lớn. Trong 12 tháng tính đến tháng 3 vừa qua, hoạt động kinh doanh bao phủ các ngành năng lượng, bảo hiểm, sản xuất, vận tải và giờ đây là nước sốt đã đem về cho Berkshire 26,6 tỷ USD tiền mặt. 

Trong đại hội cổ đông vừa qua, Buffett cũng khẳng định ông và đối tác Charles Munger đang tập trung thâu tóm các công ty lớn tạo ra giá trị “bền vững hơn”. Ông cũng cho biết có nhiều khả năng Berkshire sẽ hợp tác với 3G trong 1 thương vụ khác “có quy mô rất lớn”. 

Từ nhiều năm nay, nhà đầu tư huyền thoại vẫn ưa thích các công ty với hoạt động kinh doanh “đơn giản” mà ông có thể hiểu thấu và có tỷ lệ ROE tốt. Giống như Heinz, các công ty thực phẩm như Kellogg, Kraft Foods và General Mills đáp ứng được những yêu cầu này. 

Đây là 3 công ty trong số 50 công ty Mỹ có giá trị trong khoảng 15 – 50 tỷ USD và có tỷ lệ ROE lớn hơn 10% trong khi tỷ lệ P/E thấp hơn 20 lần. 

Trong số này, Kellogg là lựa chọn đặc biệt hấp dẫn bởi ngũ cốc là một trong những loại thực phẩm sinh lời tốt. General Mills cũng sản xuất chế biến ngũ cốc, nhưng có lẽ sẽ bị thâu tóm bởi Netsle bởi hai công ty này đã có một công ty liên kết.

Kraft Foods được thành lập năm 2012, khi bộ phận kinh doanh snack tách ra và hiện nay trở thành Mondelez International Inc. Công ty này trả lợi tức cao, là “cỗ máy tạo tiền mặt” và giờ đây đã trở thành một công ty chỉ tập trung vào thị trường nội địa. 

Tuy nhiên, Matthews lưu ý rằng hiện tại không phải là thời điểm tốt nhất để Buffett thực hiện các vụ sáp nhập lớn bởi S&P 500 đã đạt kỷ lục tháng trước. “Đây là điểm khá nguy hiểm trong chu kỳ thâu tóm. Buffett sẽ không bao giờ làm điều gì ngu ngốc. Ông ấy sẽ làm nếu thương vụ đó mang lại điều thực sự ý nghĩa”. 


Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

7/5/14

Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm nhờ xuất khẩu tăng


Xuất khẩu của Mỹ tăng mạnh nhất trong 9 tháng giúp thu hẹp thâm hụt thương mại trong tháng 3.



Bộ Thương mại cho biết, thâm hụt thương mại giảm 3,6% xuống 40,4 tỷ USD so với tháng trước đó là 41,9 tỷ USD. Doanh số bán hàng cho nước ngoài tăng 2,1% lên mức cao kỷ lục do nhu cầu về máy bay, ôtô và nhiên liệu tăng cao. Số liệu này càng chứng tỏ nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý II.

Thâm hụt thương mại giảm cho thấy, sự phục hồi trong nhu cầu của thế giới sẽ thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển.

Giá trị xuất khẩu tăng lên 193,9 tỷ USD so với 190 tỷ USD trong tháng 2 nhờ nhu cầu lên cao kỷ lục của Canada, Hàn Quốc và các nước thuộc khu vực thương mại CAFTA-DR - gồm khu vực Trung Mỹ và Cộng hòa Dominica. Hoạt động vận chuyển sang Đức tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 10/2008. Ngoại trừ dầu, xuất khẩu đã đạt mức cao chưa từng thấy trong tháng 3.

Đồng thời, các hộ gia đình và doanh nghiệp đang dần lấy lại niềm tin với kinh tế Mỹ khi thị trường việc làm đã có những cải thiện, dự báo, nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng.

Giá trị nhập khẩu tăng 1,1% lên 234,3 tỷ USD so với 231,8 tỷ USD trong tháng 2 do nhu cầu của người Mỹ về điện thoại di động, thiết bị bán dẫn và máy bay dân sự do nước ngoài sản xuất tăng lên, thể hiện sự phục hồi trong đầu tư kinh doanh. Ngoại trừ dầu, nhập khẩu của Mỹ cũng đạt mức kỷ lục trong tháng 3.

Khoảng cách thương mại với Trung Quốc giảm 2,2% xuống 20,4 tỷ USD so với 20,9 tỷ USD trong tháng 2. Theo số liệu của Chương trình So sánh Quốc tế, Trung Quốc dự kiến sẽ "chiếm ngôi vị" là nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ xét về sức mua.

Theo chỉ số niềm tin tiêu dùng của Bloomberg, niềm tin tiêu dùng của Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục thứ 2 trong hơn 6 năm vào tuần trước nhờ quan điểm ngày càng lạc quan về nguồn tài chính của hộ gia đình và xu hướng mua phát triển mạnh. Tuy nhiên, bất ổn địa chính trị cũng có thể gây gián đoạn hoạt động xuất khẩu của Mỹ.


Nguồn Theo DVO/ Bloomberg

24/4/14

Doanh số bán nhà mới của Mỹ bất ngờ xuống thấp nhất trong 8 tháng

Số liệu cho thấy lĩnh vực mua bán bất động sản tại Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức lớn hơn cả thời tiết khắc nghiệt.

Theo số liệu của Bộ Thương mại công bố ngày 23/4, doanh số bán nhà mới trong tháng 3 giảm 14,5% xuống 384.000 căn hộ, thấp hơn so với dự báo của các chuyên gia kinh tế học trong khảo sát của Bloomberg là 450.000 căn hộ. Con số này đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 7/2013.
Sự phục hồi của giá nhà đất đã chậm lại do chi phí vay và giá cả tăng cao khiến người dân khó xoay xở để trả nợ bất động sản. Việc thiếu đất để xây nhà và lao động có tay nghề cũng cản trở tăng trưởng của hoạt động xây dựng khi thị trường bắt đầu vào thời điểm bận rộn nhất trong năm.
Doanh số bán nhà mới giảm tại 3/4 khu vực của Mỹ, dẫn đầu là khu vực Trung Tây với 21,5% và khu vực phía Tây với 16,7%. Nguồn cung nhà mới tăng cao, tính đến cuối tháng 3, có 193.000 căn nhà mới trên thị trường, mức cao nhất kể từ tháng 11/2010.

Một số công ty xây dựng nhận thấy nhiều tiềm năng tăng trưởng nhờ thị trường lao động được cải thiện và người dân Mỹ đang quay trở lại làm việc. Công ty nhà đất LGI đang nhằm vào những người mua nhà lần đầu ở khu vực Tây Nam, Florida và Georgia với giá bất động sản vào khoảng 140.000 USD đến 250.000 USD. Doanh số bán nhà của công ty này trong quý I/2014 cao hơn 92% so với cùng kỳ năm ngoái. LGI kỳ vọng sẽ bán ít nhất 2.200 căn hộ trong năm 2014.
Gafin/ Bloomberg/ DOV

21/4/14

Lợi suất trái phiếu bằng USD của châu Á tăng nhờ USD tăng giá

Trái phiếu định giá bằng USD của châu Á dự báo sẽ có hiệu quả cao hơn so với trái phiếu của khu vực 4 năm liên tiếp.



Theo quỹ tài sản Manulife, nguyên nhân là sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đã đẩy USD tăng giá so với tiền tệ của khối thị trường mới nổi.

Theo khảo sát của Bloomberg với giới chuyên gia, các cặp tỷ giá tại châu Á sẽ giảm xuống trong khoảng thời gian còn lại của năm 2014, ngoại trừ nhân dân tệ và đô la Đài Loan. HSBC cho biết, lợi nhuận trên loại chứng khoán được định giá bằng USD đạt 3,7% tính đến ngày 17/4, cao hơn so với trái phiếu nội địa là 3,1%.

Theo số liệu của HSBC, tính đến thời điểm hiện tại, lợi suất của trái phiếu nước ngoài và trái phiếu của khu vực châu Á đã tăng trở lại nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm 33 điểm cơ bản xuống 2,7%. 

Tuần trước chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết vẫn sẽ duy trì cam kết hỗ trợ nền kinh tế Mỹ, dấy lên lo ngại rằng, ngân hàng trung ương nhanh chóng thắt chặt chính sách hơn so với dự báo.

Chỉ số đô la châu Á Bloomberg - JPMorgan - theo dõi 10 đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trừ yên - giảm 0,9% trong tháng 1. Rupiah của Indonesia tăng giá mạnh nhất với 6,5%, rupee của Ấn Độ tăng 2,6% và baht của Thái Lan tăng 1,5%.

Theo Stephen Chang, trưởng phòng thu nhập cố định tại Quỹ tài sản JPMorgan, cho rằng, lợi nhuận trái phiếu của khu vực châu Á có thể tăng lên trong thời gian tới khi tài khoản vãng lai tại một số nước được cải thiện sẽ thu hút giới đầu tư quay trở lại thị trường mới nổi.

Hakan Aksoy, quản lý danh mục đầu tư tại thị trường mới nổi của quỹ Pioneer Investments cho biết, mặc dù quỹ tài sản này khá thận trọng nhưng vẫn lạc quan về trái phiếu được định giá bằng tiền tệ khu vực châu Á.


Nguồn Gafin/ Bloomberg/ NCDT

Tổng nợ toàn cầu vượt 100 nghìn tỷ USD

Theo số liệu của Bloomberg, từ giữa năm 2007 tới giữa năm 2013, nợ toàn cầu đã tăng thêm 30.000 tỷ USD, từ mức 70.000 tỷ USD.

Tổng nợ toàn cầu đã tăng hơn 40% lên 100 nghìn tỷ USD kể từ khi những dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất hiện, khi các chính phủ vay mượn để vực nền kinh tế khỏi suy thoái và các doanh nghiệp tận dụng lãi suất thấp kỷ lục, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết.
Theo số liệu của Bloomberg, từ giữa năm 2007 tới giữa năm 2013, nợ toàn cầu đã tăng thêm 30.000 tỷ USD, từ mức 70.000 tỷ USD. Trong cùng kỳ, giá trị cổ phiếu đã giảm 3.860 tỷ USD xuống còn 53.800 tỷ USD. Số liệu nợ tăng được tính toán bởi Basel, BIS trong bản tổng kết hàng quý của mình tương đương gần 2 lần GDP Mỹ.
Vay nợ đã tăng vọt khi các ngân hàng trung ương giảm lãi suất cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng sau sự sụp đổ của thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn Mỹ, Ngân hàng Lehman Brothers phá sản, đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại Suy thoái. Lợi suất của tất cả các loại trái phiếu, từ chính phủ tới doanh nghiệp, thế chấp, ở mức trung bình khoảng 2%, giảm mạnh từ mức hơn 4,8% năm 2007, theo chỉ số thị trường toàn cầu của Bank of America Merrill Lynch.
Chuyên gia phân tích Branimir Gruic và nhà kinh tế Andreas Schrimpf tại BIS nhận định, việc tăng đáng kể chi tiêu chính phủ trong những năm gần đây đã khiến các chính phủ (bao gồm chính quyền trung ương, bang, địa phương) đã trở thành những tổ chức phát hành nợ lớn nhất.
Theo Bloomberg, dẫn nguồn số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, số nợ chính phủ Mỹ quá hạn có thể bán được đã tăng lên mức kỷ lục 12.000 tỷ USD, từ mức 4.500 tỷ USD cuối năm 2007. Doanh số trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu cũng tăng trong cùng giai đoạn, với số lượng phát hành lên tới hơn 21.000 tỷ USD.
Lo ngại rằng nợ lớn sẽ khiến các nhà đầu tư toàn cầu tránh khỏi thị trường nước mình, nhiều quốc gia đã dùng tới các biện pháp thắt lưng buộc bụng như giảm chi tiêu và tăng thuế, kiểm soát nền kinh tế trong quá trình họ nỗ lực để khôi phục lại trật tự tài chính từng bỏ để chống chọi với suy thoái toàn cầu.
Việc điều chỉnh ngân sách là để bỏ qua các thanh toán lãi suất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cuối năm ngoái cho rằng các gọi là thâm hụt cơ bản trong nhóm các nước G7 đã chạm mức trung bình 5,1% trong năm 2010 - thời điểm cũng đã được điều chỉnh để bỏ qua những biến động kinh tế lớn. IMF dự báo, con số này sẽ giảm xuống 1,2% trong năm nay.
Trong giai đoạn từ 2010 tới 2013, hoạt động cắt giảm chi tiêu lớn chưa từng có, lên tới tương đương 3,5% GDP Mỹ và 3,3% GDP khu vực đồng euro, chuyên gia kinh tế quốc tế hàng đầu tại Barclays London, Julian Callow cho biết.
BIS là tổ chức của 60 ngân hàng trung ương và quản lý Ủy ban Basel giám sát hoạt động ngân hàng, một nhóm các nhà quản lý và ngân hàng trung ương đưa ra các tiêu chuẩn vốn toàn cầu.
Dân Việt/Bloomberg

18/4/14

Dòng tiền thông minh rút khỏi thị trường!

Việc thị trường giảm mạnh có thể khiến cho áp lực từ việc giải chấp của các tài khoản margin tăng cao. Chỉ số VS-NVI VN đã rơi xuống dưới EMA 5 ngày 5 phiên liên tiếp, cho thấy dòng tiền thông minh đang rút ra khỏi thị trường trong ngắn hạn.

I. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY 17.04.2014

- Sự sụt giảm mạnh về điểm số của các chỉ số thị trường tiếp tục diễn ra trong phiên hôm nay, với tốc độ rơi mạnh hơn và tâm lý bi quan hơn. Cụ thể, VN-Index giảm 2.01% về mức 574.29 điểm, trong khi HNX-Index giảm 2.04% chốt tại 82.62 điểm. Các nhóm cổ phiếu theo Market Cap đều giảm điểm mạnh trong khoảng 2.2 – 2.6%.

Như vậy, cả hai chỉ số chính đã giảm 5 phiên liên tiếp kể từ ngày 10/4. VN-Index đã mất tổng cộng 28.9 điểm, tương đương 4.8%, còn HNX-Index mất 5.15 điểm, tương đương 5.8% so với phiên ngày 08/04.

- Nhóm cổ phiếu ngành Nông – Lâm – Ngư tiếp tục đi ngược thị trường và tăng nhẹ với mức tăng 0.26%, ngoài ra nhóm CNTT – Truyền thông cũng đạt mức tăng 0.2%. Đây là hai nhóm tăng điểm duy nhất của phiên hôm nay. Nhóm giảm điểm nhiều nhất gồm: Chứng khoán (-4.87%), Sản xuất Vật liệu xây dựng (-4.21%), Dịch vụ chuyên môn – KHCN (-3.73%), Khai khoáng (-3.61%),...

- Hoạt động bán tháo diễn ra mạnh nhất ở các cổ phiếu như FLC với 12.7 triệu cổ phiếu khớp lệnh và đóng cửa giá sàn, ITA với 14.2 triệu cổ phiếu khớp lệnh và chốt phiên giảm 4.3%. Trên sàn HNXPVX với 13.2 triệu cổ phiếu giao dịch và đóng cửa giá sàn, KLS với 9.4 triệu cổ phiếu giao dịch và giảm 6.8% khi chốt phiên.

- Sự giảm điểm mạnh của VN-Index không chỉ do tình trạng bán tháo ở hầu hết các cổ phiếu mà còn sự giảm điểm mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và dẫn dắt thị trường như GAS, VIC, MSN, BID, VCB, BVH. Nhóm này đã kéo VN-Index giảm tổng cộng 1.22%. Đối với chỉ số HNX-Index, nhóm cổ phiếu gồm PVS, PVX, KLS, VCG, LAS, BVS đã tác động giảm điểm tổng cộng lên chỉ số này là 0.67%.

- Hoạt động bán tháo mạnh trong phiên hôm nay diễn ra cùng lúc với phiên tòa xét xử đầu tiên (nay đã tạm hoãn) về vụ án liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên cho thấy nhà đầu tư lo sợ nhiều thông tin không tốt sẽ xuất hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng lực cầu đã tỏ ra yếu hẳn trong một thời gian dài gần đây, trong bối cảnh không có thêm nhiều thông tin hỗ trợ và thông tin thực dần xuất hiện.

- Điểm tích cực nhất là thanh khoản có dấu hiệu cải thiện trong phiên hôm nay với mức tăng 12.4% trên sàn HOSE và 12.7% trên sàn HNX. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 143 triệu đơn vị, trong khi ở sàn HNX là 93.1 triệu đơn vị. Các mức thanh khoản này đang tiến gần về khối lượng khớp lệnh trung bình 1 tháng qua trên sàn HOSE là 151.3 triệu đơn vị và trên sàn HNX là 98.3 triệu đơn vị.

- Bên cạnh đó, khối ngoại mua ròng mạnh phiên thứ 2 trên sàn HOSE với giá trị 143.6 tỷ đồng và trên sàn HNX là 25.8 tỷ đồng.

Trên HOSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất ở GAS (19.8 tỷ đồng), HPG (15.4 tỷ đồng), VCB (11.0 tỷ đồng), trong khi họ chuyển qua bán ròng mạnh PET (9 tỷ đồng), HCM (4.4 tỷ đồng),PVD (4.2 tỷ đồng). Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng nhiều nhất ở PVS (11.9 tỷ đồng), VCG (6.6 tỷ đồng), và bán ròng nhiều nhất ở PVX (2.7 tỷ đồng).

- Việc thị trường giảm mạnh có thể khiến cho áp lực từ việc giải chấp của các tài khoản margin tăng cao. Điểm tích cực trong phiên giao dịch hôm nay đó là hoạt động bắt đáy đã gia tăng mạnh hơn và được kỳ vọng có thể giúp thị trường chống đỡ trước diễn biến xấu.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Phân tích Xu hướng và Dao động giá

VN-Index – MACD sắp phá vỡ ngưỡng zero-base. VN-Index tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Sự lo ngại đang tăng lên khi mà chỉ báo MACD đã giảm mạnh trở lại và nếu tình trạng này vẫn tiếp tục trong các phiên tới thì nguy cơ phá vỡ ngưỡng zero-base là rất lớn. Vì vậy, nguy cơ đảo ngược hoàn toàn xu hướng ngắn hạn là khá cao nếu tín hiệu này xuất hiện.

Trong bối cảnh hai đường +DI và –DI của Directional Movement System cũng đã cho tín hiệu bán mạnh thì khả năng giảm điểm trong các phiên tới vẫn còn.

VN-Index đang test lại nhóm MA dài hạn (tương đương vùng 550 – 585 điểm), và hiện tại đã phá vỡ MA 50. Nếu nhóm này trụ vững thì xu hướng tăng trưởng dài hạn sẽ được duy trì. Còn nếu kịch bản phá vỡ xảy ra thì nguy cơ giảm sâu sẽ rất lớn.



HNX-Index – Về gần ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8%. HNX-Index tiếp tục giảm giá mạnh trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Sau một thời gian lao dốc mạnh liên tục, chỉ báo Stochastic Oscillator đã về gần vùng oversold. Nếu Stochastic Oscillator cho tín hiệu mua trở lại thì có thể sẽ có phục hồi nhẹ xuất hiện trên HNX-Index khi mà ngưỡng hỗ trợ Fibonacci Retracement 261.8% (tương đương vùng 79 – 80 điểm) đang ở khá gần.

Sức ép từ nhóm MA ngắn hạn (tương đương vùng 86.5 – 88.5 điểm) vẫn còn khá lớn. Nếu HNX-Index có hồi phục trong những phiên tới thì nhóm này sẽ đóng vai trò kháng cự mạnh trong ngắn hạn.


Phân tích Market Strength

VS-Arms VN duy trì mức cao trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014 cho thấy bên bán chiếm ưu thế trở lại trong phiên này. EMA 5 ngày của VS-Arms VN cũng đang cho thấy bên bán chiếm ưu thế nên rủi ro của thị trường là khá lớn.

VS-LBR VN tiếp tục ở mức khá cao trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Bên cạnh đó, EMA 5 ngày của VS-LBR VN vẫn còn duy trì trên mức 0.65 chứng tỏ nhà đầu tư lớn đang hoạt động khá tích cực trong thời gian gần đây.



Phân tích Dòng tiền

Biến động của dòng tiền thông minh: VS-NVI VN tiếp tục áp sát EMA 20 ngày trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Nếu ngưỡng này bị phá vỡ trong các phiên tới thì sẽ là tín hiệu khá xấu.

Hiện tại, VS-NVI VN đã rơi xuống dưới EMA 5 ngày 5 phiên liên tiếp. Điều này cho thấy dòng tiền thông minh đang rút ra khỏi thị trường trong ngắn hạn.

Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại mua ròng trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Tuy nhiên, đường EMA 5 ngày của NetValForVN vẫn đang duy trì dưới đường zero-base. Vì vậy, khả năng có hồi phục sẽ giảm xuống mức thấp trong ngắn hạn.



II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 16.04.2014








Nguồn dữ liệu: VietstockFinance


16/4/14

19 bí quyết kiếm tiền và tiêu tiền

Thường thì, những người giàu không bao giờ nói với bạn rằng, họ tiêu ít hơn số tiền kiếm được, họ chỉ muốn đãi bạn bè những món “bình dân”, hay sự cần thiết phải tiết kiệm từ khi còn rất trẻ…

14/4/14

Châu Âu chi kỷ lục 2.000 tỉ Euro cổ tức



Nếu phải chọn giữa đầu tư trở lại vào doanh nghiệp hay trả tiền cho cổ đông, các giám đốc điều hành của châu Âu chọn trả cổ tức.

Các công ty trong danh sách của chỉ số chứng khoán Stoxx 600 sẽ trả trung bình là 11,54 euro cổ tức cho mỗi cổ phiếu, mức cao nhất tính từ 2002, theo thống kê của Bloomberg. Cùng lúc đó dòng tiền mặt từ hoạt động đang ở mức 37,45 euro/cổ phiếu - cao nhất từ 2011. Chứng khoán đã tăng hơn hai lần từ 2009 sau khi chủ tịch ECB Mario Draghi cam kết giữ vững đồng tiền chung euro.
Theo thống kê của Bloomberg, các công ty châu Âu đã chi ra 2.000 tỉ euro tiền mặt (tức 2.800 tỉ USD), gần như cao nhất kể từ 2003. Mặc dù năm ngoái khu vực châu Âu đã thoát khỏi trận suy thoái tồi tệ nhất, các CEO vẫn nghi ngờ về khả năng phục hồi kinh tế khu vực. Họ muốn chờ xem kết quả của chính sách tiền tệ.


Đống tiền mặt


Từ 2008 đến nay các công ty trong Stoxx 600 đã tăng được gấp đôi lượng tiền mặt nắm giữ. Trong khi đó, chi phí đầu tư đã giảm còn 18,37 euro/cổ phiếu trong năm ngoái so với mức 20,17 euro hồi 2008, theo thống kê của Bloomberg. Khoảng 57% các nhà quản lý quỹ tài sản toàn cầu nói công ty nên chi tiền vào đầu tư kinh doanh hơn là tăng cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu, theo điều tra hồi tháng 3 của Bank of America.

Mặc dù chứng khoán châu Âu đã tăng vọt 17% trong 2013 với niềm tin kinh tế đang cải thiện sẽ tăng doanh thu, chi tiêu đầu tư cần một thời gian dài nữa để có thể hồi phục.

Triển vọng kinh tế

Kinh tế khu vực euro sẽ tăng trưởng 1,1% năm nay, mức tăng năm đầu tiên từ 2011, theo trung bình dự báo của 53 nhà kinh tế học trả lời điều tra của Bloomberg. Khu vực đã thoát khỏi cơn suy thoái dài nhất từ khi hình thành EU năm 1999 đến quý hai năm 2013, theo thống kê của Liên minh châu Âu. Doanh thu của các công ty Stoxx 600 sẽ tăng 9% trong 2014 tới mức 22,92 euro/cp, mức lớn nhất từ 2007, theo ước tính của Bloomberg.

Châu Âu chiếm 1/4 chi tiêu đầu tư toàn cầu trong 2013 so với mức 1/3 tổng đầu tư của 2003, theo Standard & Poor cho biết trong năm ngoái. Hãng xếp hạng tín dụng này cho biết đang dự kiến có mức hồi sinh chậm về đầu tư ở châu Âu. S&P cảnh báo mức chi tiêu đầu tư thấp sẽ làm hại tăng trưởng và ảnh hướng nghiêm trọng tới việc làm.

Các công ty của Stoxx 600 đã tích lũy được 2040 tỉ euro theo hồ sơ lưu ký mới nhất của họ do Bloomberg thu thập. Họ có 2160 tỉ euro năm 2012, mức lớn nhất tính từ 2003.

Đầu tư ở Mỹ

Trong lúc đó có các dấu hiệu đầu tư kinh doanh ở Mỹ đang phục hồi. Các công ty từ Macy tới dự án đường sắt Burlington Bắc Santa Fe của Warren Buffett đều có kế hoạch tăng chi tiêu đầu tư. Đầu tư vào các dự án không phải nhà ở cũng như thiết bị sẽ tăng 7% trong 2014 sau mức tăng 3,1% năm 2013, theo các nhà kinh tế của Goldman Sachs. Ngân hàng Đầu tư UBS dự đoán tăng 7,5% chi tiêu vào thiết bị, nối tiếp là tăng 10% trong 2015.

Ở châu Âu, mức tăng các hoạt động thâu tóm và sáp nhập có thể thể hiện các công ty sẽ bắt đầu mở rộng công việc kinh doanh. Họ sẽ thoát khỏi chuyện dùng tiền mặt để tăng cường mua lại cổ phiếu và chi cổ tức, theo Raifeinsen Capital Management. Tổng giá trị các giao dịch M&A ở Tây Âu năm 2014 sẽ tăng 71% so với năm ngoái lên 234,4 tỉ USD, theo thống kê của Bloomberg.

Tính hấp dẫn của mức cổ tức cao sẽ tiếp tục tăng giá cổ phiếu châu Âu, vì nó cao hơn lợi tức trái phiếu chính phủ, theo UniCredit Bank AG. Tỷ lệ cổ tức của các công ty Stoxx 600 năm nay sẽ tăng lên mức 3,44% từ mức 3,29% năm 2013 theo trung bình ước tính của điều tra Bloomberg. Như vậy đã cao hơn gấp đôi mức lợi tức trái phiếu 10 năm của Đức là 1,58% , trong khi của chỉ số S&P 500 được dự báo ở mức 2,09%. 

Tăng chi trả cổ tức để nâng giá cổ phiếu

Các công ty từ Swiss Life Holdings tới Prudential đã đề nghị tăng cường chi trả trong mùa báo cáo doanh thu gần nhất. Swiss Life tăng được 6% trong ngày 26/2 sau khi tăng mức trả cổ tức lên 22%. Prudential nhảy vọt lên mức kỷ lục trong ngày 12/3 sau khi tăng mức cổ tức lên 11%. Trong số 444 công ty của Stoxx 600 đã thông báo chi trả cổ tức của thời kỳ báo cáo kết quả mới nhất, hơn 75% đã đạt hoặc vượt mức dự báo cổ tức của Bloomberg.

Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về Fx4Pro - Cập nhật thông tin 24/7 © 2013. | Post RSS | Comments RSS DMCA.com Protection Status
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức